Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

15/04/201312:45(Xem: 14391)
Ðức Bổn Sư - Hình ảnh của lòng kiên định - Tịnh Minh Đặng Ngọc Chức

phatthichca2


Kinh Pháp Cú

Ðức Bổn Sư - Hình Ảnh Của Lòng Kiên Định

Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này - nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền- nhẫn nhục bằng đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay cố đấm ăn xôi nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.

Khi còn là Thái tử Tất Ðạt Ða, Ngài đã phải bao phen nhẫn nhục trước thái độ ngang tàng, phách lối của Ðề Bà Ðạt Ða, người em con chú của Ngài.

Hôm đó, Tất Ðạt Ða đang ngồi trên lưng voi diễu qua kinh thành Ca Tỳ La Vệ sau khi thắng cuộc so tài cung kiếm, và được Quốc vương Thiện Giác gả công chúa Da Du Ðà La. Ðề Bà Ðạt Ða nổi máu ganh tức và để ra uy với mọi người, chàng tóm lấy đàu voi, đấm chơi một cú, và thớt voi khổng lồ lăn đùng xuống đất. Thái tử Tất Ðạt Ða té nhào. Chàng thản nhiên đứng dậy, ôn tồn nói: -- Ðề Bà Ðạt Ða, hành động của cậu không đẹp tí nào, chưa phải lúc cho cậu dương oai diễu võ như vậy! Ðề Bà Ðạt Ða ngước mặt kênh kênh rồi bỏ đi.

Qua 6 năm tu hành khổ hạnh trong núi rừng sương tuyết, Ngài đã phải kham nhẫn đến độ tưởng chừng như sức người không chịu nổi, để rồi dưới cội Bồ đề, trước giờ đắc đạo, âm binh quỷ quái và nội chướng ngoại ma trong nhiều đời nhiều kiếp nhất tề nổi dậy công phá mục tiêu giải thoát và hóa độ chúng sanh cao cả của Ngài. Và tất nhiên là chúng đã bị trí tuệ và sức kiên định của Ngài hàng phục.

Sau khi ngộ Ðạo, trên bước đường vân du hoằng hóa, Ngài lại gặp biết bao nghịch cảnh rợn người. Với hạnh từ bi, nhẫn nhục, Ngài đã hóa giải và nhiếp thọ tất cả.

Một hôm, trên đường về Xá vệ, đức Thế Tôn đi ngang qua một cánh đồng nhằm mùa gặt hái. Dân chúng đang nô nức ăn mừng linh đình. Thấy đức Thế Tôn từ xa đi lại, Bharadvaja, một tín đồ Bà La Môn, chạy ra dang hai tay chặn Ngài, nói: -- Ông đạo, mời ông đi ngay cho. Ông làm gương xấu cho mọi người. Ở đây, chúng tôi đang kiểm điểm và ăn mừng thành quả lao động của chúng tôi. Ông chả làm gì cả. Ông lang thang khắp nẻo phố phường. Ông lê la cùng đường cùng xóm. Ông chỉ mệt một chút là gặp ai, ông cũng chìa bình bát ra. Tốt hơn là ông nên lao động, ông nên cày bừa gíeo hạt mà ăn.

-- Này bạn, đức Phật mỉm cười nói, ta cũng cày bừa gieo hạt như bạn, khi công việc làm xong, ta dùng bữa thoải mái.

-- Ông mà cũng cày bừa gieo hạt! Ai tin được điều đó? Trâu bò của ông đâu? Hạt giống của ông đâu?

-- Này bạn, hiểu biết trong sạch là hạt giống mà ta gieo trồng, tu tập thánh thiện là mưa lành tưới trên mặt đất phì nhiêu, hạt giống sẽ đâm chồi nẩy lộc, đơm hoa kết trái và già chín trên đó. Ta cầm cày kiên cố: Lưỡi cày là trí huệ, chuôi cày là giáo pháp, thành tín là con bò khoẻ mạnh kéo cày. Ta cày đến đâu là ái dục tróc gốc như cỏ phơi trên đồng đến đó, và sản phẩm vụ mùa ta thu hoạch chính là hạt bất tử.

Như bị thôi miên, Bharadvaja đứng sững sờ một lát rồi sụp lạy dưới chân Ngài. Ðoạn mời Ngài vào nhà, cúng dường vật thực và thỉnh Ngài thuyết pháp cho gia quyến cùng nghe. Ngài đã thuyết pháp Bát chánh đạo và Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Mọi người hoan hỷ lắng nghe và xin quy y Ngài.

Rồi có lần đức Thế tôn và A Nan bị Hoàng hậu Magàndiya xúi giục đám nô lệ mắng nhiếc thậm tệ. Chúng gọi thầy trò Ngài là lũ âm binh ma quái, bọn súc sanh trá hình. A Nan đau buồn, thỉnh Phật đi nơi khác. Ðức Thế tôn nhỏ nhẹ hỏi: -- Nên đi đâu bây giờ, A Nan?

-- Ðến một thành phố khác, bạch Thế tôn.

-- Nếu ở đó bị hủy báng nữa thì sao?

-- Thì đến thành phố khác nữa.

-- Nếu bị hủy báng nữa?

-- Thì đến nơi khác nữa.

-- A Nan, ở đâu có chướng duyên, ở đó ta dừng bước. Ta như một thớt voi lâm trận, chấp nhận mọi cung tên và kham nhẫn mọi hủy báng. Có ai nghe voi than phiền giữa trận mạc bao giờ. Hãy tu tập hạnh nhẫn nhục, A Nan.

Lố bịch nhất là nhóm ẩn sĩ Bà La Môn âm mưu xúi giục Chiến già (Sincâ) lăng nhục Ðức Phật.

Một buổi sáng đẹp trời, Ngài đang thuyết pháp giữa chánh điện. Chiến già, trông giống như một bà đang mang thai sắp đến ngày sinh nở, khệnh khạng vào ngồi trước mặt đức Thế Tôn rồi cất giọng sang sảng nói: -- Ngài thuyết pháp lời lẽ ngọt như đường mật. Còn em, mang thai với Ngài, sắp làm mẹ trong nay mai, thì không có đến một nơi nằm chỗ; củi lửa than dầu cũng không có! Nếu Ngài xấu hổ thì nhờ đệ tử của Ngài như quốc vương Ba Tư Nặc hay trưởng giả Cấp Cô Ðộc lo cho em chứ. Nhưng không ! Ngài chỉ biết vui hưởng ái tình mà cóc cần cưu mang trách nhiệm ! Ả vừa nói vừa huơ huơ hai tay lên trời như một mụ phù thủy.

Ðức Thế Tôn thản nhiên, hỏi: -- Này cô em, cô nói thật hay vu khống đó?

-- Anh biết rõ quá mà, em đâu có nói láo!

Các Phật tử Ưu bà di định đứng dậy lôi cổ con mẹ khùng khùng ra khỏi chùa, nhưng đức Thế Tôn đưa tay ra hiệu họ ngồi xuống. Thấy thế, Chiến già càng thêm sôi máu, ả đứng phắt dậy, định xông đến làm nhục đức Thế Tôn, nhưng vì ả thở mạnh quá, chiếc dây nịt ở bụng đứt ra, trái banh gỗ rớt xuống sàn nghe cái bạch, đức Thế Tôn cười nói: -- Ðó, con của cô sanh rồi đó! Vừa xấu hổ, vừa sợ hãi, ả té xỉu bất tỉnh, hai sư cô phải dìu ả sang nhà bên xoa dầu, thoa bóp và chăm sóc cho đến khi ả tỉnh lại.

Ngay với cả đệ tử của mình, đức Thế Tôn cũng thường giáo hóa bằng hạnh nhẫn nhục.

Nhóm Tăng trẻ tại Kiều Thưởng Di say mê tranh luận đến bất chấp ngôn hạnh của Bổn sư. Hai ba lần khuyên răn không được, đức Thế Tôn họp chúng lần chót, dạy rằng:

-- "Hạnh phúc thay cho ai có được người bạn sáng suốt. Chướng ngại nào mà hai bạn tài đức không thể vượt qua? Người không có bạn tâm giao khác nào vua không có đất nước, phải lang thang phiêu bạt trong cô đơn hiu hắt như thớt voi già trong cánh rừng hoang."

Ngài lặng lẽ giã từ Tăng chúng, một mình ôm bát núi an cư ba tháng mùa mưa với sự trợ giúp của chú voi già và cậu khỉ vàng thân thiện.

Ðề Bà Ðạt Ða, đệ tử Phật, quyết tâm hại Phật để thống lãnh Tăng đoàn, Ngài vẫn không hề than trách. Ngài cố tình tránh mặt và nghĩ rằng chỉ có lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục mới đủ sức cảm hóa con người một dạ hai lòng và nhiều tham vọng đó. Và đúng như vậy, trong thời gian lâm bệnh, Ðề Bà Ðạt Ða đã ngày đêm ăn năn sám hối và niệm danh hiệu Ngài cho đến khi giã từ dương thế trong đau thương khốn khổ. Ngài từng dạy:

"Nhẫn nhục hạnh tối cao
Niết bàn quả tối thượng
Xuất gia nhiễu hại người
Ðâu còn là Sa Môn." (Pháp Cú 184)

Nhẫn nhục quả là đức hạnh cao cả của bậc Ðại hùng, Ðại lực, Ðại trí, Ðại bi. Thiếu kiên định và nhẫn nhục thì Phật sự và đạo nghiệp khó thành. Thảo nào trước khi nhập diệt, đức Thế Tôn đã di chúc lại cho môn đệ của Ngài trong kinh Di giáo: -- "Ai kham thọ nhẫn nhục một cách hoan hỷ như uống nước cam lồ, người ấy xứng danh là bậc vào đạo có trí".

Ðúng vậy ! Chỉ có Nhẫn Nhục mới tránh được mọi xung đột, oan khiên và bất hạnh trên đời.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2016(Xem: 8336)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6088)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 7939)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12104)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8070)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7466)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13795)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8017)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9214)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6661)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]