Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời nói đầu

15/04/201312:11(Xem: 11684)
Lời nói đầu
Lời nói đầu

Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở. Sa di cũng có nghĩa là cầu tịch, nghĩa là mong cầu đạt đến quả vị niết bàn, chấm dứt mọi vọng tưởng, vọng động, phiền não và khổ đau.

Bản chất của đời sống một vị Sa di là sự thực tập mười giới và các uy nghi. Mười giới và các uy nghi đều là những biểu hiện cụ thể của sự thực tập chánh niệm, bởi vì chánh niệm là bản chất của tất cả các giới và các uy nghi, và vì vậy giới và uy nghi cũng là chánh niệm. Nhờ có giới mà ta có Định và có Tuệ. Sự thực tập Giới, Định và Tuệ đưa ta vào con đường Thánh, giúp ta thực hiện an lạc, vững chãi và thảnh thơi. Thực tập mười giới và các uy nghi đưa người Sa di tới sự tiếp nhận giới Lớn và giới Bồ Tát.

Giới luật và uy nghi không phải là những yếu tố hạn chế và bó buộc, trái lại đó là những phương tiện bảo vệ tự do cá nhân và tạo nên sự hòa hợp và an lạc cho đoàn thể tu học mình. Bụt dạy trong năm năm đầu của đời sống xuất gia, ai cũng phải chú tâm đặc biệt tới sự học hỏi và hành trì giới luật và uy nghi. Năm năm ấy là nền tảng cho sự thành công của cả đời sống một người xuất gia. Thực tập mười giới và các uy nghi, người xuất gia trẻ sẽ nuôi dưỡng hàng ngày được tâm Bồ đề và sẽ không bao giờ cô phụ chí hướng xuất gia cao cả của mình.

Sách Sa Di Luật Nghi Yếu Lược của thầy Châu Hoằng (trú trì chùa Vến Thê, 1535-1615) viết vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, đến nay đã tròn bốn trăm năm. Sách này không còn đáp ứng được một cách đầy đủ những nhu yếu hiện thời của các vị Sa di, cho nên các vị Giáo thọ của đạo tràng Mai Thôn đã quyết định biên soạn cuốn Bước Tới Thảnh Thơi này. Ta biết rằng trong lãnh vực sách giáo khoa, khoa học cũng như văn chương, mỗi năm đều có nhiều tác phẩm mới ra đời để cung ứng cho nhu cầu học hỏi và thực tập. Bốn trăm năm là một thời gian quá lâu. Các vị Sa di không thể chờ đợi lâu hơn nữa.

Trong cuốn này, tất cả những châu báu của các sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (của thiền sư Độc Thể), Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (của thiền sư Châu Hoằng) và Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (của thiền sư Quy Sơn), vẫn còn được trân quý và bảo tồn. Tuy nhiên, thêm vào đó, rất nhiều châu báu mới, hoa trái của kinh nghiệm hành trì trong năm mươi năm qua đã được đưa vào sách. Chúng tôi tin tưởng sách này sẽ được các vị Sa di nam và nữ sử dụng, học hỏi và hành trì với rất nhiều hân hoan, vì sách đã được hình thành ngay trong hoàn cảnh của sự thực tập, mà không phải là đã được nghiên cứu và biên chép từ các tài liệu khác. Mong rằng sách Bước Tới Thảnh Thơi sẽ đóng góp được một phần tích cực vào công trình đào tạo ra một thế hệ người xuất gia trẻ có khả năng làm mới đạo Bụt và đáp ứng được những nhu yếu học hỏi tu tập của xã hội ngày nay.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 11832)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
10/02/2014(Xem: 10228)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc
09/02/2014(Xem: 9138)
Lại nữa Long vương, nếu xa lìa ác khẩu thì được thành tựu tám món tịnh nghiệp. Những gì là tám? 1. Lời nói không trái pháp độ. 2. Lời nói đều lợi ích. 3. Lời nói hợp lý đạo. 4. Lời nói đẹp khéo. 5. Lời nói có thể lãnh thọ thừa hành. 6. Lời nói được tin dùng. 7. Lời nói không thể chê. 8. Lời nói được ưa thích.
09/02/2014(Xem: 13221)
Tục ngữ Việt nam có những câu: “Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hoặc: “Tiếng chào cao hơn cổ” hoặc “Ngọt mật chết ruồi”. .v. v... Những câu tục ngữ này chứng tỏ sự lợi hại của lời nói có thể có ảnh hưởng thu phục nhân tâm, hoặc tạo nên nguy hiểm chết người, và từ đó gây nên những nghiệp quả không tốt.
08/02/2014(Xem: 11446)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
08/02/2014(Xem: 9009)
Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
07/02/2014(Xem: 8566)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8520)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9221)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17001)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]