Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Đâu Có Tham, Sân, Sợ Hãi, Niệm?

25/01/202512:10(Xem: 392)
Từ Đâu Có Tham, Sân, Sợ Hãi, Niệm?
Buddha-307
Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm?
Nguyên Giác

     Trong Thiền Tông thường nói rằng khi ngọn đèn sáng thắp lên, thì bóng tối của vô lượng kiếp sẽ biến mất. Hình ảnh đó còn được giải thích là, khi người tu thấy được ánh sáng của bản tâm, nơi không có gì được bám víu, thì vô lượng nghiệp xấu đều biến mất. Kinh điển giải thích điểm này thế nào? 

   Như thế, Thiền Tông muốn nói rằng Phật là ở trong tâm. Không hề có Phật nào bên ngoài. Khi nói có Phật ngoài tâm, chỉ có nghĩa đó là Phật của tượng xi măng, của tượng gỗ. Và những gì ở ngoài tâm thì không ích lợi gì cho công việc tu hành của người tu.

   Thiền sử Việt Nam kể rằng khi Vua Trần Thái Tông (1218-1277) rời bỏ kinh thành, lên núi xin xuất gia, thì được Quốc sư Trúc Lâm dạy rằng: "Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là Chân Phật. Nay ngài nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài."

   Được dạy như thế xong, Vua Trần Thái Tông trở về kinh thành, tiếp tục miễn cưỡng làm vua. Trong hơn mười năm, những khi được rảnh rỗi, Vua tập họp các vị kỳ đức để tham cứu thiền, hỏi đạo và nghiên cứu các kinh Đại thừa. Vua thường đọc kinh Kim Cang, một lần đọc đến câu “khi tâm không bám chấp vào đâu, thì tâm Niết bàn sẽ hiện ra," vua bỗng nhiên tự hiểu được ý nghĩa thâm sâu của Thiền Tông.

   Sau đó, Vua Trần Thái Tông đem những hiểu biết đó để viết thành một bản văn, đặt tên là Thiền Tông Chỉ Nam. Khi Quốc sư Trúc Lâm từ núi Yên Tử về thăm kinh đô, Vua Trần Thái Tông mời ở chùa Thắng Nghiêm, phụ trách việc ấn bản các kinh. Khi Vua đem tập sách Thiền Tông Chỉ Nam trình Quốc sư, Quốc sư đọc xong liền ca ngợi rằng: "Tâm chư Phật ở trọn nơi đây, trong khi khắc in các kinh, hãy khắc in luôn sách này để dạy kẻ hậu học."

Đó là Phật ở trong tâm. Khi tâm không bám chấp vào đâu, thì tâm Niết bàn hiện ra. Tức là, khi ngọn đèn thắp sáng, thì bóng tối vô lượng kiếp biến mất.

Một bài kệ của Phật giáo Việt Nam có các câu sau:

Tội từ tâm khởi, đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu;
Tội tiêu, tâm tịnh thảy đều không,
Thế mới thật là chân sám hối.

   Trong hai tạng Kinh Pali và A Hàm cũng có bốn Kinh -- Snp2.5 Sutta, SN 10.3 Sutta, SA 1314, và SA 1324 -- ghi lời Đức Phật trả lời một câu hỏi của một dạ-xoa về cội nguồn của tham, sân, sợ hãi, niệm tưởng từ đâu tới.

Đức Phật trả lời rằng tham, sân, thích, ghét, sợ hãi, niệm đều sinh khởi từ tâm còn chấp ngã, y hệt như dây leo từ ái dục đã tự mọc từ thân cây đa và rồi bao vây thân cây chằng chịt. Đức Phật nói rằng khi người tu nhìn thấy được tất cả chúng từ đâu tới, thì chúng sẽ lụi tàn, và người tu sẽ vượt qua nổi trận lụt rất khó vượt qua này, để không tái sinh nữa.

Có nghĩa là, chỉ cần nhìn thấy cội nguồn của tham, sân, thích, ghét, sợ hãi và niệm tưởng từ đâu xuất hiện, thì tất cả chúng đều sẽ lụi tàn.
   Trong Kinh Pháp Cú có câu chuyện về vị quan Santati. Khi cư ngụ tại tu viện Jetavana, Đức Phật đã đọc bài Kệ 142 trong Kinh Pháp Cú, liên quan đến Santati, vị quan của Vua Pasenadi.

   Có một lần, vị quan Santati sau khi dẹp loạn ở biên giới đã trở về kinh đô. Vua Pasenadi rất hài lòng, nên thưởng cho vị quan này nhiều tài sản, và sự vinh quang. Bên cạnh, vua tặng vị quan một cô vũ nữ xinh đẹp để nhảy múa giúp vui trong bảy ngày. Trong bảy ngày, viên quan Santati say sưa với rượu, với nhan sắc và tài múa của cô vũ nữ.

Vào ngày thứ bảy, viên quan cỡi voi được trang trí lộng lẫy xuống bờ sông để tắm. Trên đường đi, viên quan gặp Đức Phật đang đi khất thực, và vì say, ông chỉ cúi chào một cách hờ hững, như một dấu hiệu của sự tôn kính đối với Đức Phật. Khi thấy Đức Phật mỉm cười, ngài Ananda hỏi Đức Phật tại sao Phật lại mỉm cười. Đức Phật trả lời Ananda rằng viên quan sẽ quay trở lại gặp Đức Phật trong ngày, và khi nghe bài pháp ngắn, viên quan sẽ trở thành một vị A la hán và chứng ngộ Niết bàn.

   Kinh kể rằng Santati và nhóm tùy tùng tới bờ sông, tắm rửa, ăn uống và tận hưởng trọn vẹn niềm vui. Vào buổi tối, vị quan và nhóm tùy tùng đã đến khu vườn để uống thêm và để ngắm cô vũ nữ múa. Cô vũ nữ đã tận lực múa để làm viên quan vui. Đột nhiên, cô vũ nữ đột quỵ, té xuống và chết, trong khi mắt mở trừng trừng và miệng há hốc.

Viên quan sốc, vô cùng đau khổ, và nhớ đến Đức Phật. Viên quan đã đến gặp Đức Phật, kể cho Phật nghe về nỗi buồn vì cái chết đột ngột của cô vũ nữ xinh đẹp. Sau đó, viên quan nói với Đức Phật, xin hãy giúp viên quan vượt qua nỗi buồn, và cho được bình an trong tâm. 

   Đức Phật trả lời viên quan rằng những giọt nước mắt của viên quan này đã rơi vì cái chết của cô vũ nữ kia trong suốt vòng luân hồi còn nhiều hơn nước của tất cả các đại dương. Sau đó, Đức Phật dạy vị quan như sau:

   Trong quá khứ, ngươi đã từng bám víu vì tham ái; hãy loại bỏ nó. Trong tương lai, đừng để sự bám víu như vậy xảy ra trong tâm nữa. Ngay trong hiện tại, đừng nuôi dưỡng bất kỳ sự bám víu nào trong hiện tại; bằng cách không có bất kỳ sự bám víu nào. Như thế, tham ái sẽ dịu lại trong tâm và ngươi sẽ chứng ngộ Niết bàn.

   Sau khi nghe bài kệ, vị quan đã đạt được quả vị A-la-hán. Nhận ra rằng tuổi thọ của mình đã kết thúc, viên quan nói với Đức Phật rằng viên quan muốn nhập Niết bàn ngay. Đức Phật đồng ý. Ngài Santati bay lên cao, vào bầu trời và nơi đó, trong khi thiền định về lửa và toàn thân bốc cháy giữa bầu trời. Xá lợi xương của vị này rơi xuống miếng vải sạch do các nhà sư trải ra theo chỉ dẫn của Đức Phật.

   Tại hội chúng, các nhà hỏi Đức Phật rằng viên quan đã chứng ngộ Niết bàn trong khi mặc đầy đủ lễ phục đời thường, nhưng có thể được gọi là một nhà sư trong thân một bà la môn hay không. Đức Phật nói rằng Santati bây giờ có thể được gọi là cả một sa môn và một bà la môn.

  Lời của Đức Phật dạy ngài Santati có thể tóm tắt là trong cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai đừng có bám víu gì trong tâm. Câu này trong Kinh Kim Cang của Phật giáo Bắc truyền viết tóm tắt rằng, khi tâm không nơi bám víu, thì tâm Niết bàn sẽ hiển lộ ra. Đó là pháp của đốn ngộ và đốn chứng.


.... o .....
Where do greed, anger, fear, and thoughts originate?
Written and translated by Nguyên Giác

   In Zen Buddhism, it is often stated that when a bright lamp is lit, the darkness of countless eons vanishes. This metaphor is further elucidated by the idea that when a practitioner perceives the light of the original mind—where there is nothing to cling to—countless negative karmas dissipate. How do the scriptures articulate this concept?

   Thus, Zen Buddhism asserts that the Buddha exists within the mind. There is no Buddha outside of it. When we refer to a Buddha outside the mind, we are merely speaking of a statue made of cement or wood. Anything external to the mind holds no value for the practitioner's journey.

   Vietnamese Zen history recounts that when King Trần Thái Tông (1218-1277) left the capital to become a monk in the mountains, he was instructed by the Trúuc m National Master: "There is no Buddha in the mountains; the Buddha exists only in the mind. When the mind is tranquil and aware, that is the True Buddha. If you come to realize this mind, you will instantly become a Buddha, without the need to search externally.

   Having been taught in this manner, King Trần Thái Tông returned to the capital and continued to reign as king with reluctance. For over ten years, whenever he had free time, the King gathered virtuous individuals to study Zen, inquire about the Dharma, and explore Mahayana sutras. He frequently read the Diamond Sutra, and one day, upon encountering the phrase, "When the mind is not attached to anything, the mind of Nirvana will appear," the king suddenly grasped the profound meaning of Zen.

   Later, King Trần Thái Tông utilized his knowledge to compose a text titled Thiền Tông Chỉ Nam. When National Master Trúc Lâm returned from Yên Tử Mountain to visit the capital, King Trần Thái Tông invited him to stay at Thắng Nghiêm Pagoda, where he was responsible for printing the sutras. Upon presenting the book Thiền Tông Chỉ Nam to the National Master, he read it and immediately praised, "The mind of the Buddhas is fully captured here. While printing the sutras, please also print this book to educate future generations."

   That is the Buddha within the mind. When the mind does not cling to anything, the state of Nirvana emerges. In other words, when the lamp is lit, the darkness of countless eons vanishes.

  A Vietnamese Buddhist verse contains the following lines:
Because sin originates in the mind, we should repent with our minds.
When the mind is pure, sin will vanish.
The phenomenon of sin disappearing and the pure mind are, in fact, both manifestations of emptiness.
That is true repentance.

   There are four Suttas in the Pali Canon and the Agamas that record the Buddha's answer to a yakkha's question about where greed, anger, fear, and thoughts come from. They are Snp 2.5, SN 10.3, SA 1314, and SA 1324.

The Buddha explained that greed, anger, preferences, aversions, fears, and thoughts all stem from a mind that clings to the self, much like the vines of desire that grow from the trunk of a banyan tree and subsequently entangle it. He stated that when a practitioner recognizes the origins of these afflictions, they will diminish, allowing the practitioner to navigate this challenging flood and avoid rebirth.

   By simply observing the origins of greed, anger, preferences, aversions, fears, and thoughts, one can witness their eventual dissolution.

   In the Dhammapada, there is a story about Minister Santati. While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha recited Verse 142 of the Dhammapada, which narrates the tale of Santati, the minister of King Pasenadi.

Once, after quelling a rebellion at the border, the official Santati returned to the capital. King Pasenadi was very pleased and rewarded him with enormous wealth and honor. Additionally, the king gifted the official a beautiful dancer to perform for seven days. Throughout this time, the official Santati became intoxicated with wine, the dancer's beauty, and her captivating performances.

   On the seventh day, the official rode his decorated elephant to the river to bathe. Along the way, he encountered the Buddha on his alms round. Being intoxicated, he merely bowed to the Buddha indifferently as a sign of respect. Noticing the Buddha's smile, Ananda inquired about the reason for it. The Buddha responded that the official would return to see him later that day, and after hearing a brief sermon, he would become an arahant and attain Nirvana.

According to the sutra, Santati and his entourage went to the riverbank, where they bathed, ate, drank, and thoroughly enjoyed themselves. In the evening, the minister and his entourage visited the garden to drink more and watch the dancer.    The dancer performed with all her might to please the minister. Suddenly, she collapsed, fell to the ground, and died, her eyes wide open and her mouth agape.

   The official was shocked and deeply saddened, recalling the teachings of the Buddha. He went to see the Buddha and shared his sorrow over the sudden death of the beautiful dancer. The official then asked the Buddha to help him overcome his grief and find peace of mind.

   The Buddha responded to the official, stating that the tears he had shed over the dancer's death throughout countless cycles of rebirth were greater in volume than all the water in the oceans combined. He then imparted the following teachings to the official.

   In the past, you have held onto things due to craving; let go of them. In the future, do not allow such clinging to arise in your mind. In the present moment, refrain from nurturing any attachment. Avoid clinging altogether. By doing so, craving will diminish in your mind, and you will come to realize Nibbana.

   After hearing the verse, the official attained Arahantship. Realizing that his lifespan was over, he informed the Buddha of his desire to enter Nirvana immediately. The Buddha consented. Santati ascended into the sky, and while meditating on fire, his entire body ignited in flames. His bone relics fell onto a clean cloth spread out by the monks, as instructed by the Buddha.

In the assembly, the monks asked the Buddha whether an official who had attained Nirvana while wearing full official regalia, yet could be considered a monk in the body of a Brahmin, could now be referred to as both a monk and a Brahmin. The Buddha responded that Santati could indeed be called both a monk and a Brahmin.

We can summarize the Buddha's teaching to Santati as follows: in all three times—past, present, and future—do not cling to anything in the mind. This statement from the Diamond Sutra of Northern Buddhism conveys that when the mind has nothing to cling to, the mind of Nirvana will manifest. This represents the method of sudden enlightenment and realization.
.
THAM KHẢO / Reference:
- Trần Thái Tông, Khóa Hư Lục: https://thuvienhoasen.org/a6695/03-tua-thien-tong-chi-nam
- Kinh Snp2.5:
Bản dịch Sujato: https://suttacentral.net/snp2.5/en/sujato
Bản dịch Mills: https://suttacentral.net/snp2.5/en/mills
- Kinh SN10.3:
Bản dịch Sujato: https://suttacentral.net/sn10.3/en/sujato
Bản dịch Minh Châu: https://suttacentral.net/sn10.3/vi/minh_chau
- SA1314, bản dịch Tuệ Sỹ & Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa1314/vi/tue_sy-thang
- SA1324, bản dịch Tuệ Sỹ & Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa1324/vi/tue_sy-thang
- Pháp Cú, Kệ 142: https://www.tipitaka.net/tipitaka/dhp/verseload.php?verse=142
.... o .....


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10185)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 8121)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 63061)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7374)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10663)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 59228)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8991)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 9065)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19939)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]