Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Sách: Phật Giáo Chưa Bao Giờ Biến Mất Khỏi Ấn Độ

22/01/202508:00(Xem: 291)
Điểm Sách: Phật Giáo Chưa Bao Giờ Biến Mất Khỏi Ấn Độ
Điểm Sách: Phật Giáo Chưa Bao Giờ Biến Mất Khỏi Ấn Độ
Tạp chí Eurasia Review, ngày 20/1/2025
Tác giả: P. K. Balachandran
Dịch giả: Nguyên Giác

(Lời giới thiệu của Nguyên Giác: Phật Giáo chưa bao giờ biến mất khỏi Ấn Độ. Phật Giáo chỉ tàng hình, hội nhập vào văn hóa Ấn Độ. Bài viết nhan đề "Theory That Buddhism Vanished From Its Birthplace, India, Is Being Challenged" [Lý Thuyết Nói Rằng Phật Giáo Biến Mất Khỏi Nơi Xuất Phát, Ấn Độ, Đang Bị Thách Thức] là của P. K. Balachandran, một nhà báo Ấn Độ kỳ cựu làm việc tại Sri Lanka cho các cơ quan truyền thông địa phương và quốc tế và đã viết về các vấn đề Nam Á trong 21 năm qua.  Bài này trên tạp chí Eurasia Review, nhận định về sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" [Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha]. Sau đây là bản Việt dịch.)
  
Sử gia Ấn Độ Shashank Shekhar Sinha đã thách thức lý thuyết được chấp nhận rộng rãi rằng Phật giáo đã biến mất từ thế kỷ 13 ra khỏi Ấn Độ, nơi Phật giáo ra đời. Trong cuốn sách mới nhất của ông, nhan đề "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (NXB Macmillan, New Delhi, 2024), Sinha chỉ ra rằng người Ấn Độ đã có những cuộc tranh luận về giáo lý của Phật giáo và đã đón nhận nhiều giáo lý trong số đó trong nhiều thế kỷ sau khi Phật giáo bị tuyên bố là "đã chết" ở Ấn Độ.
 
Phật giáo chắc chắn đã suy yếu, một phần là do những người cai trị Hồi giáo Ấn Độ bài trừ thần tượng hồi thế kỷ 13, và một phần là do sự tái xuất hiện đồng thời về mặt ý thức hệ của Ấn Độ giáo “Vệ Đà” do các Bà la môn lãnh đạo. Nhưng Phật pháp vẫn là chủ đề chính của cuộc thảo luận ở Ấn Độ và nhiều tín lý của Phật giáo đã được hội nhập vào Ấn Độ giáo. Hiện tượng sau đã đi đến mức mô tả Đức Phật như một tái sinh hoặc hóa thân của Vishnu, và do đó, Đức Phật bị xem như một vị thần Ấn Độ Giáo.
 
Sinha cũng chỉ ra rằng thông qua vai trò của mình trong sự giải phóng xã hội và các phong trào chính trị, Phật giáo đã trở lại vị trí trung tâm trong tư tưởng, chính trị và quan hệ quốc tế của Ấn Độ, đặc biệt là trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
 
Sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" chủ yếu nói về các tượng đài Phật giáo và di tích khảo cổ ở Ấn Độ và mối quan hệ của chúng với các văn bản Phật giáo đương thời. Sinha khẳng định rằng các sinh viên học Phật phải đối chiếu những gì họ đọc trong các văn bản với những gì có thể thấy trong các tượng đài di tích và phát hiện khảo cổ, để hiểu rõ và mô tả chính xác các tín ngưỡng, tập tục và văn hóa thịnh hành trong “thời đại Phật giáo” ở Ấn Độ (khi Phật giáo còn thống trị vùng đất rộng lớn).
 
Để tới chủ đề của bài viết này, một sự hồi sinh của Phật giáo đã hiển lộ rõ ràng. Theo những cách quan trọng, Phật giáo đã chiếm vị trí trung tâm trong chính trị Ấn Độ, đặc biệt là trong việc huy động các giai cấp bị áp bức hoặc bị thiệt thòi. Sau đó, trong thời đại Nehruvian (Nehru: Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập), nó đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với các quốc gia Phật giáo ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á.
 
Nhờ Nehru, các biểu tượng quốc gia của Ấn Độ thực sự là Phật giáo – chẳng hạn như bánh xe Chuyển Pháp Luân và Lion Capital (Tượng đài Sư tử của Vua A Dục) được tìm thấy ở Sarnath. Bánh xe ở trung tâm của lá cờ Ấn Độ, được gọi là Ashoka Chakra (Pháp Luân), đại diện cho Dharmachakra, luật của Pháp, hoặc bánh xe vĩnh cửu của sự công chính. Nó tượng trưng cho quan niệm của Phật giáo về công lý trong xã hội và các nguyên tắc đạo đức nên hướng dẫn các hành động. Pháp Luân cũng đại diện cho cam kết của Ấn Độ trong việc duy trì luật pháp, hòa bình và công lý như một phần bản sắc dân tộc của mình. Một biểu tượng Phật giáo hiện là hiện thân của tầm nhìn về Ấn Độ như một Nhà nước công chính.
 
Các chính phủ Ấn Độ kế tiếp kể từ Nehru đã sử dụng quá khứ Phật giáo của Ấn Độ để thiết lập mối liên kết cộng sinh hoặc văn minh với nhiều quốc gia ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á bao gồm Sri Lanka và Myanmar.
 
Đóng góp của phương Tây
Sinha dành nhiều lời khen ngợi cho người phương Tây, chủ yếu là người châu Âu, những người đã tái khám phá Phật giáo và giúp truyền bá nhận thức về Phật giáo trên toàn thế giới. Nhưng ông thách thức quan điểm cho rằng nếu không có người phương Tây, người Ấn Độ sẽ tiếp tục nghĩ rằng Phật giáo đã chết ở đất nước họ hồi thế kỷ 13.
 
Tác phẩm Light of Asia (1879) của Edwin Arnold khẳng định rằng Phật giáo đã được người phương Tây tái khám phá vào thế kỷ 19. Nhưng Sinha lập luận rằng Ấn Độ đã có truyền thống đối thoại với Phật giáo vào thời kỳ tiền Thuộc địa và đầu Thuộc địa. Một văn bản Phật giáo thế kỷ thứ nhất CN bằng tiếng Phạn có tên là Vajrasuchi (Diamond Cutter), được cho là của một Ashwaghosha, chống lại chủ nghĩa giai cấp Bà la môn. Lần đầu tiên nó được xuất bản vào thời hiện đại vào năm 1839, bốn mươi năm trước khi cuốn sách của Edwin Arnold được xuất bản. (1)
 
Sinha cho biết bản dịch tiếng Anh của Vajrasuchi đã gây tiếng vang khắp Ấn Độ và châu Âu trong số những nhà cải cách xã hội và các nhà truyền giáo Cơ đốc giáo. Nó đã được dịch sang tiếng Hindi, tiếng Bengal, tiếng Tamil và tiếng Nepal.
 
Nhờ sự mở rộng của thương mại, vào thế kỷ 12 và 13, phương Tây bắt đầu nghe nói về Phật giáo ở Ấn Độ. Marco Polo (1254–1324) đã đưa ra một báo cáo về nó. Nhưng trọng tâm của người phương Tây là Đông Nam Á hơn là Ấn Độ.
 
Những lữ khách châu Âu và thương gia lưu động đã nhìn thấy các bảo tháp và tu viện, nhưng chúng ở trong tình trạng rất đổ nát và không có mối liên hệ rõ ràng nào với Phật giáo. Ví dụ, ngài Huyền Trang (Xuanzang) đã tìm thấy hình ảnh của Đức Phật trong các ngôi đền Hindu và kết luận rằng Ấn Độ giáo đã hấp thụ Phật giáo. Nhưng thực tế, Bà la môn giáo đã phản đối gay gắt việc pha trộn Phật giáo vào với Ấn Độ giáo. Nhưng dù vậy, việc tiếp nhận các ý tưởng và hình thức thờ cúng của Phật giáo của tín đồ Hindu vẫn tiếp tục.
 
Trong những lần tương tác đầu tiên với Ấn Độ, các học giả và người nhiệt tâm châu Âu đã tranh luận liệu Đức Phật có phải là một nhân vật huyền thoại hay một nhân vật có thật, một "nhân vật lịch sử" như Chúa Jesus hay Mohammad. Một câu hỏi khác là liệu Đức Phật có sinh ra ở Ấn Độ hay Ba Tư (Persia) hay Mông Cổ (Mongolia) không.
 
Các văn bản mà người phương Tây có thể tiếp cận vào thời điểm đó là tiếng Bắc Phạn (Sanskrit) chứ không phải tiếng Pali, ngôn ngữ mà Đức Phật sử dụng. (2) Và tài liệu liên quan đến trường phái Phật giáo Đại thừa. Nhưng việc nghiên cứu Phật giáo ở nhiều nơi khác nhau tại Đông Nam Á và Ấn Độ dần dần thuyết phục các nhà nghiên cứu rằng tất cả chúng đều là một phần hoặc là các biến thể của một tôn giáo - Phật giáo và nguồn gốc của nó là ở Ấn Độ.
 
Eugene Burnauf (1801-1852) là người châu Âu đầu tiên viết một cuốn sách về “Phật giáo Ấn Độ” hay Phật giáo như được thực hành ở Ấn Độ. Cuốn sách dựa trên các bản thảo tiếng Bắc Phạn (Sanskrit) từ Nepal. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng các văn bản từ Tây Tạng và Trung Quốc thực chất là bản dịch các văn bản Ấn Độ.
 
Vào cuối thế kỷ 19, các văn bản tiếng Pali đã được khám phá và dịch. Thomas William Rhys-Davids đã thành lập Hội Văn bản tiếng Pali (Pali Text Society) vào năm 1881 để thu thập, dịch và xuất bản ra.
 
Một nghiên cứu sâu về các văn bản tiếng Pali cho thấy Đức Phật là một nhà cải cách xã hội, thách thức sự thống trị của người Bà la môn và sự nắm giữ các nghi lễ và lễ hiến tế của Vệ Đà. Các học giả cũng cảm nhận được rằng có sự khác biệt giữa những lời dạy ban đầu của Đức Phật và các đệ tử trực tiếp của ngài, cũng như các lời kể và nội dung thêm vào sau này.
 
Khám phá các di tích
Trong khi các học giả đắm chìm trong các bản thảo của họ, các bức tranh về các địa điểm ở Ấn Độ, một số có liên quan đến Phật giáo, đã xuất hiện trên các ấn phẩm của châu Âu. William Daniel đã xuất bản các bản khắc (engravings) của mình vào năm 1830. Các bản in thạch bản (lithographs) của Charles D'Oyly xuất hiện vào năm 1838.
 
Sự ra đời của ngành khảo cổ học ở Ấn Độ vào thế kỷ 19 đã góp phần làm tăng thêm kiến thức về Phật giáo ở Ấn Độ. Nhưng đợt khai quật khảo cổ đầu tiên không phải do các chuyên gia thực hiện mà do các viên chức Anh thực hiện vì tò mò. Một người nghiệp dư, Colin Mackenzie, đã tìm thấy tàn tích của một bảo tháp ở Amaravati ở Andhra Pradesh vào năm 1798. Năm 1800, một bác sĩ đã khai quật một bảo tháp ở Vaishali ở Bihar. Năm 1905, trong quá trình khai quật khác ở Sarnath ở Uttar Pradesh, người ta đã phát hiện ra Tượng đài Sư tử của Vua Ashoka.
 
Các bảo tháp ở Sanchi ở Madhya Pradesh được Tướng Taylor phát hiện vào năm 1818. Sikh Maharaja Ranjit Singh của Punjab đã tiến hành khai quật ở Manikyala ở Tây Bắc Ấn Độ vào năm 1830, và sau đó là các cuộc khai quật tiếp theo ở khu vực Gandhara (nay thuộc Pakistan) của Alexander Burns và Charles Masson. Vì Burns và Massons tìm thấy tiền xu Hy Lạp (Greek coins) trong các bảo tháp, họ nghĩ rằng các bảo tháp là lăng mộ của các vị vua Hy Lạp.
 
Từ năm 1834 đến năm 1837, James Prinsep, một chuyên gia thử nghiệm (một viên chức được bổ nhiệm để thử trọng lượng và độ mịn của kim loại quý) đã có thể giải mã các chữ viết Brahmi và Kharoshthi trên tiền xu và bảo tháp. Điều này là do Prinsep có mối quan hệ ở Phật giáo Ceylon (Tích Lan) như công chức George Turnour và các nhà sư Phật giáo mà Turnour biết trong thời gian ông được bổ nhiệm ở quận Sabragamuwa.
 
Năm 1861, với việc thành lập Cục Khảo cổ học Ấn Độ (ASI: Archaeological Survey of India) và việc bổ nhiệm Tướng Sir Alexander Cunningham làm Tổng giám đốc, các khám phá đã tăng lên gấp bội. Cunningham đã lần theo dấu vết các công trình kiến trúc được các nhà du hành Trung Quốc là Faxian (Pháp Hiển, thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Công nguyên) và Xuanzang (thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên) đề cập. Năm 1830, các tác phẩm của Faxian và Xuanzang đã được xuất bản, đầu tiên bằng tiếng Pháp trước, rồi sau đó là tiếng Anh.
 
Từ năm 1861 đến 1865, Cunningham đã xác định được 160 địa điểm Phật giáo ở Bắc Ấn Độ. Khu vực Gandhara (nay là Pakistan và Afghanistan) đã được khai quật và tượng Phật Bamiyan đã được phát hiện ở Afghanistan. Đến năm 1884, quần thể đền Mahabodhi ở Bodh Gaya ở Bihar đã được khôi phục. Nó đã trở thành một trong bốn địa điểm linh thiêng liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, và đặc biệt là đến sự giác ngộ.
 
Quần thể Đền Mahabodhi được Hoàng đế Asoka xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Ngôi đền hiện tại (sau đó được tân trang) được xây dựng vào thời kỳ Gupta (thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên). Đây là một trong những ngôi đền Phật giáo đầu tiên được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, hiện vẫn còn tồn tại. Sinha cho biết ngôi đền này được coi là có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kiến trúc gạch trong nhiều thế kỷ.
 
Tổng giám đốc tiếp theo của Khảo sát Khảo cổ học, Ngài John Marshall (1902-28), quan tâm nhiều hơn đến việc khám phá và phục hồi các bảo tháp và tu viện liên quan đến Hoàng đế Asoka.
 
“Những di tích của bảo tháp được liên hệ với nội dung trong các văn bản viết để có được bức tranh toàn cảnh về các ý tưởng và thực hành của Phật giáo ở nhiều nơi khác nhau. Các tác phẩm điêu khắc đã đưa ra bằng chứng về các thực hành của Phật giáo. Tiền xu, chữ khắc và hiện vật đã giúp kể câu chuyện chính xác hơn. Marshall đã có thể liên kết các địa điểm của Asoka với văn bản Phật giáo Divyavadana vào thế kỷ thứ 5,” theo Sinha chỉ ra.
 
Sự say mê với các tôn giáo thế giới là một đặc điểm của đời sống trí thức phương Tây vào nửa sau thế kỷ 19. Sự quan tâm đến Phật giáo, Ấn Độ giáo và các giáo phái cải cách ngày càng tăng. Tác phẩm The Light of Asia (1879) của Edwin Arnold là một tác phẩm chuyển thể từ văn bản Phật giáo Lalitavistara, một bài thơ tự sự về cuộc đời, thời đại và triết lý của Đức Phật. The Light of Asia đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ Ấn Độ. Ngay sau đó, nó đã truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo hàng đầu của Ấn Độ như B.R.Ambedkar, Jawaharlal Nehru và Rabindranath Tagore. Hội nghị "World Parliament of Religions" (Quốc hội thế giới về tôn giáo) được tổ chức tại Chicago vào năm 1893, nơi Anagarika Dharmapala của Ceylon đã có bài giảng về "Món nợ của thế giới đối với Phật giáo".
 
Các phong trào cải cách của đạo Hindu như Brahmo Samaj và Prarthana Samaj cũng góp phần tạo nên sự quan tâm đến Phật giáo. Các cộng đồng Phật giáo được thành lập ở nhiều nơi tại Ấn Độ và các cộng đồng này đã sản sinh ra nền văn học Phật giáo. Tagore đã đưa các chủ đề Phật giáo vào các tác phẩm nghệ thuật của mình.
 
Ngay cả Hindu Mahasabha cũng bảo trợ cho Phật giáo mặc dù họ cho rằng Phật giáo chỉ là "Ấn Độ giáo cải cách" chứ không phải là một tôn giáo riêng biệt. Sinha tiết lộ rằng các doanh nghiệp Hindu cũng ủng hộ và truyền bá Phật giáo.
 
Hindu Birlas bảo trợ cho Phật giáo. Jugal Kishore Birla (1883-1967) đã tài trợ cho 15 ngôi chùa Phật giáo lớn. Ông đã tài trợ cho bản dịch tiếng Hindi của các văn bản tiếng Pali. J.K.Birla được hỗ trợ bởi những người theo chủ nghĩa cánh tả và chủ nghĩa Marx như D.N.Kosambi và Rahul Sankritayayan.
 
Do đó, không có tranh chấp nào về việc các ý tưởng và tín ngưỡng Phật giáo vẫn tồn tại, mặc dù nằm ở rìa của tư tưởng tôn giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ. Theo diễn tiến đó, không thể nói chỉ nhờ công lao của châu Âu trong việc khám phá hoặc phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ, theo Sinha lý luận.
 
Phật giáo cũng truyền cảm hứng cho các phong trào chống giai cấp và các nỗ lực xây dựng một xã hội bình đẳng thông qua Hiến pháp của Ấn Độ độc lập. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, Phật giáo đã được đưa vào nghệ thuật cầm quyền, xây dựng quốc gia và quan hệ quốc tế.
 
Các chính trị gia sử dụng Phật giáo để thúc đẩy các ý tưởng bình đẳng. Ngay cả những người theo đạo Ấn Độ chính thống về giai cấp cũng đang lợi dụng Phật giáo để giải thích Ấn Độ giáo Bà la môn như chứa đựng trong chính nó đã có ý tưởng Phật giáo về một xã hội không có giai cấp. Họ nói Đức Phật là hóa thân thứ 9 của Thần Vishnu của Ấn Độ giáo.
 
Ấn Độ đang sử dụng quá khứ Phật giáo của mình để thiết lập các mối liên kết “văn minh” với các quốc gia Phật giáo và đang quảng bá các di tích Phật giáo của mình để thu hút khách hành hương và khách du lịch từ Châu Á. Thật vậy, như Sinha nói: “Đức Phật đã lại chiếm giữ sân khấu trung tâm lần nữa”.
.
NGUỒN: https://www.eurasiareview.com/20012025-theory-that-buddhism-vanished-from-its-birthplace-india-is-being-challenged-book-review/
.
Ghi chú của Nguyên Giác:

(1) Vajrasuchi là tác phẩm thuộc hệ Upanishad (Áo nghĩa thư) của Ấn Độ Giáo lại mang tư tưởng Phật giáo, chống tư tưởng giai cấp của Ấn Độ Giáo, vì nói rằng mọi người ở cả bốn giai cấp đều bình đẳng, đều có khả năng giác ngộ. Ashwaghosha là những người chịu ảnh hưởng của Thiền sư Phật giáo Mã Minh [Aśvaghoṣa]. Lịch sử chỗ này không minh bạch, đầy những giả thuyết. Nhưng văn bản đó hiển nhiên là có ảnh hưởng từ Phật giáo.

(2) Điểm này rất khả vấn. Theo truyền thống Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravada), tiếng Pali được coi là ngôn ngữ mà Đức Phật đã sử dụng, vì nó liên quan đến "Magadhi", ngôn ngữ được nói ở vương quốc nơi Đức Phật sống; tuy nhiên, các nhà ngôn ngữ học vẫn tranh luận liệu tiếng Pali có chính xác là ngôn ngữ mà Đức Phật nói hay không, vì kinh văn kể  Đức Phật sử dụng nhiều ngôn ngữ có liên quan chặt chẽ hơn với các ngôn ngữ Prakrit khác ở Tây Ấn Độ.
.
PHOTO:
Bìa sách "Casting the Buddha: A Monumental History of Buddhism in India" (Đón Nhận Đức Phật: Một Lịch Sử Hùng Vĩ của Phật Giáo tại Ấn Độ) của tác giả Shashank Shekhar Sinha.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2020(Xem: 6736)
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Chư Tôn Đức Tăng Ni! Kính thưa quý vị Phật tử! Nhân mùa Vu-lan năm 2020, con xin đảnh lễ, kính chúc chư Tôn đức Tăng Ni thêm một tuổi đạo, thành công hơn nữa trong các Phật sự, nhằm mang lại lợi ích và phúc lạc cho nhân sinh. Con kính chúc các bậc làm cha mẹ thêm một tuổi đời, làm nền tảng đạo đức và hạnh phúc cho con cháu trong gia đình và họ tộc. Con kính chúc tất cả các anh chị, các cháu thanh thiếu niên, đề cao đạo lý hiếu kính cha mẹ ông bà, thể hiện tinh thần tự lập, xa lánh các thói hư tật xấu, các thói quen nghiện ngập, hưởng thụ ăn chơi, để sống một cuộc đời hữu ích, và làm cho cha mẹ được hạnh phúc hiện tiền. Nhờ đó, có một tương lai tươi sáng.
04/09/2020(Xem: 8484)
Mật hạnh là pháp môn bất nhị tăng thêm phẩm hạnh, viên mãn đạo đức. Ví như ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh của Đức Phật; mỗi ngày cầm bình bát khất thực, rửa chân ngồi thiền, hành hóa thuyết pháp, khiến chúng sinh nhập Phật tri kiến, chính là mật hạnh; lại ví như La-hầu-la (Rāhula) sám hối sửa lỗi, giữ vững thanh tịnh giới hạnh, trở thành đệ nhất mật hạnh trong đệ tử Phật; Đại Ca-diếp trú ở xứ Lan-nhã, tịch tịnh thiểu dục, trên hội Linh Sơn1 diệu khế chân như pháp tính, cũng là mật hạnh; Tu-bồ-đề (Subhūti) quán không nghênh Phật, cũng là mật hạnh. Những việc làm nghĩa tình của người xưa như chia cháo cứu đói, xây cầu làm đường, đào giếng lấy nước, thắp đèn dâng trà, bố thí quan tài cho người chết, cứu trợ giúp đỡ, đều là mật hạnh gieo trồng phước đức. Gọi là “lân nga bất điểm đăng, vi thử thường lưu phạn” (vì thương những con thiêu thân không đốt đèn vào ban đêm, vì sợ chuột không có thức ăn thường để lại một ít thức ăn), tức là khắc họa (miêu tả) tốt nhất về lòng từ bi rộng khắ
02/09/2020(Xem: 6492)
Á hậu Trương Thị May lễ chùa, phóng sinh mùa Vu lan Chị em Á hậu Trương Thị May cùng mẹ và bà ngoại mặc đồ lam, áo dài đi lễ chùa, phóng sinh dịp Vu Lan.
02/09/2020(Xem: 7080)
Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng. Ảnh: hindustantimes.com Theo truyền thông quốc gia Trung Hoa đưa tin hôm thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 vừa qua, Ngài Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát ngôn kiên quyết kêu gọi về việc “Hán hóa” (Sinicization,漢化) Phật giáo Tây Tạng tại Tây Tạng.
30/08/2020(Xem: 7383)
Tựa bài không có gì mời gọi người đọc, nên có lẽ, chỉ vị nào đang rảnh rang lắm mới thử lướt xuống xem, viết cái gì vậy? Hay chỉ là thực đơn của tiệm bánh nào bay lạc vào? Xin nghiêm túc thưa, đây là lời mở đầu một lần giảng pháp của giảng sư, trong một mùa An Cư Kiết Hạ tại Nam Cali.
30/08/2020(Xem: 7741)
Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
30/08/2020(Xem: 6871)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân. Tiếng khóc bộc lộ tình thầy trò cực kỳ thắm thiết, cực kỳ cảm động đó đã chạm vào những giây tơ mà bật lên âm thanh, truyền cảm tới thẳm sâu tâm linh hậu thế.
29/08/2020(Xem: 7383)
Có một truyền thuyết kỳ lạ, nhưng có lẽ ít được biết đến bởi người Mông Cổ về một con voi xanh, đã góp phần xây dựng một Bảo tháp Phật giáo khổng lồ tại Ấn Độ cổ đại. Con voi lao động cả đời để xây dựng công trình Phật giáo, nó làm việc đến kiệt sức. Tuy nhiên, những nỗ lực của nó vẫn bị bỏ qua, và ngay cả vị Lạt Ma cấp cao đến cúng dường Bảo tháp cũng quên cảm ơn nó. Con voi vô cùng tức giận và phát lời thề rằng, sẽ phá hủy Phật giáo ba lần trong những lần tái sinh sau đó của nó.
29/08/2020(Xem: 7414)
Trên lộ trình tu học, tìm hiểu Phật pháp, và tự đặt mình vào cương vị một người con Phật, đôi khi sự tự hào không chỉ hỗ trợ tinh thần vững tiến mà còn giúp thêm cho ý chí hanh thông, vượt qua nhiều chướng duyên, trong lý tưởng mình đã chọn. Trong thời đại bùng nổ thông tin đa chiều như hiện nay, kiến thức và sự tự hào ấy được chắp thêm nhiều đôi cánh thêm bay cao, bay xa.
28/08/2020(Xem: 7572)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Nam Mô Dươc Sư Lưu Ly Quang Vương Phật Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Kính Bái Bạch Thượng Tọa Thích Tâm Phương, Tổng Vụ Trưởng TV Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTNHN tại UĐL-TTL, Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức, Thay mặt Ban Hướng Dẫn Gia Đinh Phật Tủ Việt Nam tại Úc Đại Lợi, chúng con cung kính cung thỉnh Thầy hoan hỷ quang lâm chứng minh buổi: Lễ Thắp Nến Cầu Nguyện Nạn Nhân Covid-19 & Lễ Cài Hoa Hồng Nhân Mùa Báo Hiếu Qua trực tuyến: https://youtu.be/__xo5VCsy34 Vào tối Thứ Bảy, ngày 29 tháng 8 năm 2020 lúc 23:00g Melbourne.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]