Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Giới thiệu Kinh Pháp Cú

11/04/201316:43(Xem: 16664)
1. Giới thiệu Kinh Pháp Cú

kinhphapcu_1Kinh Pháp Cú

1. Giới thiệu Kinh Pháp Cú


Theo ông Harischandra Kaviratna (Dhammapada - Wisdom of the Buddha, Theosophical University Press, Pasadena, USA, 1980), đây là tấm ảnh chụp bản Kinh Pháp Cú hiện được lưu trữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia ở Colombo, Sri Lanka. Bản kinh bằng văn tự Pali viết trên lá bối, mỗi trang có kích thước 45 cm x 6.5 cm, và được xem như là bản cổ xưa nhất của quyển kinh nầy. Bìa kinh làm bằng gỗ, với bìa trước có khắc hình các tháp xá lợi và cây bồ đề nơi Đức Phật thành đạo. Bìa sau có khắc hình Đức Phật nhập Đại Niết Bàn.

Giới thiệu Kinh Pháp Cú - Dhammapada

Bình Anson

Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya) trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka). Đây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Đức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ. Ngoài ra, trong ngữ văn Pali, "Pada" còn có nghĩa là con đường. Do đó, Dhammapada thường được dịch là Con đường Chân lý (Path of Truth), Con đường Phật Pháp (Path of the Buddha's Teaching).

Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau, trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài. Các bài kệ nầy được sắp xếp trong 26 phẩm, do các vị đại đệ tử thu xếp và tụng đọc trong Đại hội Kết tập Kinh điển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt. Mỗi bài kệ chứa đựng một nội dung tu học rất sâu sắc và phong phú, không thể nào chỉ đọc một lần mà hiểu hết được. Cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, tra cứu các bản chú giải, và suy nghiệm từ các tu chứng tự thân thì mới mong thông ngộ và thấu đạt ý nghĩa của các lời dạy cao quý đó. Mỗi bài kệ là một nguồn cảm hứng cao đẹp, một lối đi mới lạ, một sức mạnh kỳ diệu giúp chúng ta có một niềm tin vững chắc hơn trên con đường tu học để tiến đến giác ngộ, giải thoát.

Trong phiên bản điện tử nầy, chúng tôi cố gắng trình bày trong dạng đối chiếu song ngữ Anh Việt. Bản dịch Anh ngữ được dựa theo bản dịch của Tỳ kheo Khantipalo -- nay là ông Lawrence Mills -- năm 1977 [1] và đã được bà Susanna nhuận sắc năm 1993 [2]. Bản nầy được Tỳ kheo Pannyavaro đưa vào mạng lưới truyền thông điện tử Internet vào năm 1998, tại trang nhà BuddhaNet, Sydney, Australia (http://www.buddhanet.net/). Chúng tôi cũng có dùng các bản dịch khác [3, 4] để tra cứu thêm.

Bản dịch Việt ngữ dùng trong phiên bản nầy dựa theo bản dịch mới nhất của Hòa thượng Thích Minh Châu [6], có nhiều sửa đổi so với bản dịch năm 1969 [5]. Ngoài ra, chúng tôi có tham khảo với các bản dịch khác [7, 8, 9, 10], nhất là bản dịch từ chữ Hán của Hòa thượng Thích Thiện Siêu [12] với nhiều chú thích chi tiết.

Chúng tôi cũng cố gắng sưu tầm các bài trích giảng dựa theo Kinh Pháp Cú để giúp quý đạo hữu có thêm các tư liệu để tra cứu quyển kinh quý báu nầy.

Bình Anson,
tháng 6 - 1998,
Perth, Western Australia

Tham khảo

1. Bhikkhu Khantipalo, 1977. Dhammapada - The Path of Truth. Mahamakut Press, Bangkok.

2. Weragoda Sarada Mahathera, 1993. Treasury of Truth - Illustrated Dhammapada. The Buddha Educational Foundation, Taipei.

3. Burma Pitaka Association, 1986. The Dhammapada - Verses and stories. Rangoon.

4. Narada Mahathera, 1971. The Dhammapada. Reprinted by the Buddha Educational Foundation, Taipei (1995).

5. Thích Minh Châu, 1969. Kinh Lời Vàng - Dhammapada. Chùa Từ Quang ấn tống (1977), San Francisco.

6. Thích Minh Châu, 1996. Kinh Pháp Cú - Dhammapada. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn.

7. Thích Thiện Châu, 1978. Pháp Cú - Dhammapada. Chùa Trúc Lâm, Paris.

8. Phạm Thiên Thư, 1973. Suối Nguồn Vi Diệu - Thi hóa tư tưởng Dhammapada. Chùa Khánh Anh ấn tống (1993), Paris.

9. Đinh Sĩ Trang, 1997. Lời Phật Dạy - Dhammapada. Chùa Chánh Giác ấn tống, Perth, Western Australia.

10. Tỳ kheo Giới Đức, 1995. Kinh Lời Vàng - Thi hóa Dhammapada Sutta. NXB Thuận Hóa, Đà Nẳng.

11. Phạm Kim Khánh, 1971. Kinh Pháp Cú - The Dhammapada. Sài Gòn (dịch từ bản Anh ngữ và chú giải của Hòa thượng Narada).

12. Thích Thiện Siêu, 1993. Kinh Pháp Cú. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Sài Gòn.

Pháp Cú: Bản kinh sưu tập cổ xưa nhất

Thích Quảng Bảo
(Dịch theo Lakehouse) ...

Colombo - Mỗi tu sĩ Phật giáo nên có một bản kinh pháp cú ở nơi nghiên cứu của mình bởi vì đây là kim chỉ nam làm cho nguồn tâm toả sáng đưa đến cuộc sống giới hạnh. Người tu sĩ Phật giáo phải đọc và tìm hiểu bản kinh này để thành tựu những kết quả tốt nhất.

Bộ Pháp cú bao gồm một bản trích yếu gồm 423 bài kệ được trích dẫn từ Tiểu Bộ Kinh, nằm trong tam tạng Thánh điển.Tam tạng kinh, chủ yếu bao gồm những bài pháp được Đức Phật thuyết giảng trong suốt 45 năm thực hiện sứ mệnh độ sanh của Ngài. Ngoài ra, còn có một số bài pháp được một số vị đệ tử xuất chúng đương thời thuyết giảng như Ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và A nan.

Tam Tạng được phân chia thành năm phần chính: đó là Trường Bộ Kinh (Digha-Nikaya), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Tương Ưng Bộ kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) và Tiểu Bộ Kinh (Khuddata Nikaya).

Tiểu Bộ Kinh bao gồm: 1. Khuddakapatha; 2. Dhammapada; 3. Udàna; 4. Itivuttaka; 5. Suttanipàta; 6. Vimànavatthu; 7. Petavathu; 8. Theragàtha; 9. Therìgàthà; 10. Jàtaka; 11. Niddesa; 12. Patisambhidà; 13. Apadàna; 14. Buddhavamsa; 15. Cariyàpitaka.

Tam Tạng Kinh điển Phật giáo bao gồm những lời dạy của đức Phật, được phân chia thành ba phần chính: Kinh (Sutta Pitaka); Luật (Vinaya Pitaka) và Luận (Abhidhamma). Đối với những tư tưởng gia sâu sắc, uyên thâm, Luận Tạng là phần quan trọng nhất trong Tam Tạng bởi vì nó chứa đựng triết lý uyên thâm nhất của giáo lý đức Phật, và ngược lại từ những Bộ Luận này, giáo lý của đức Phật được kết tập trong Kinh Tạng được làm tỏ sáng thêm.

Kinh Pháp cú (Dhammapada), gồm 26 phẩm, có những bài kệ được kết hợp với những ví dụ cụ thể quá sinh động, súc tích, và cảm hứng đến nỗi cuốn kinh có thể được xem như là bộ tuyển tập thánh điển cổ xưa nhất trên thế giới. Đó là một thánh điển chứa đựng bức thông điệp vượt thời gian và đã thu hút tâm thức nhân loại hơn 2500 năm qua. Bộ tuyển tập này đã chiếu sáng nguồn tâm của nhều học giả và giới trí thức Tây phương và họ cho rằng bộ tuyển tập này là một trong những bộ thánh điển thiêng liêng nhất của Đông phương.

Vào năm 1855, bộ tuyển tập Pháp cú được một học giả thông thái người Đức Fauboll chuyển dịch sang ngôn ngữ Latinh. Năm 1870, giáo sư Max Muller chuyển dịch bộ này sang Anh ngữ và lập tức sau đó được đông đảo quần chúng tại phương Tây ủng hộ và họ yêu cầu xuất bản bộ tuyển tập này nhiều lần. Năm 1914, Hội Pàli Text tái xuất bản Bộ Kinh Pháp cú này và ông F.L.Woodward dịch sang Anh ngữ vào năm 1921. Giới học giả và những người có trình độ học thức Tây phương, không phân biệt niềm tin tôn giáo, đã nghiên cứu bộ Pháp cú nhằm giúp họ phát triển về tâm linh để mà tự bản thân họ có thể thanh tịnh hoá tâm thức của mình không còn bị nhiễm ô bởi đám mây vô minh che khuất. Ngày nay, nhiều người Âu Châu bắt đầu theo đạo Phật và tìm hiểu kinh điển Phật giáo. Họ nhận ra rằng Kinh điển Phật giáo là một chân lý không mang tính chất giáo điều.

Bộ Pháp cú không phải do chính đức Phật thuyết giảng như hình thức của bộ kinh hiện nay. Ba tháng sau khi đức Phật nhập Bát Niết Bàn (Maha-Parinibbana), vào năm 543 trước Tây Lịch, chư vị đệ tử của Ngài, những vị tham gia kết tập Thánh điển ở hội nghị kết tập lần thứ nhất nhằm trùng tuyên Pháp, đã sưu tập một số trong những bài kinh được thuyết giảng chính từ kim khẩu đức Phật trong những lần thuyết giảng khác nhau và sắp xếp chúng lại theo như hình thức hiện nay với mục đích làm cho thích hợp với tâm lý và tính cách của giới độc giả và người nghe.

Một bản Sớ giải rất giá trị về bản Kinh Pháp cú đã được giáo sư E.W. Burlingame (Tích truyện Pháp Cú - Buddhist Legends), chuyển dịch sang Anh ngữ, với quan niệm là khiến cho con người của thời đại chú ý đến hệ thống triết lý, luân lý, đạo đức của Phật giáo chứa đựng trong bản kinh này.

Kinh Pháp cú là một thánh điển mang bức thông điệp vượt thời gian, với hy vọng và niềm hân hoan hạnh phúc cho những người chán nản, buồn bã, một bức thông điệp đầy trí tuệ cho người vô minh, một bức thông điệp cảnh báo cho những người không cảnh giác, ý thức, một bức thông điệp hướng dẫn cho những con người mang đầy tội lỗi ý thức về những hành động đã phạm phải, và một bức thông điệp với sự trân trong và khích lệ đối với những ai đã và đang bước đi trên con đường chân chính đưa đến Niết Bàn. Trong khi vạch ra những sự hiểm nguy của một đời sống giãi đãi vô đạo, ý kinh làm thăng hoa cuộc sống và vẽ ra một bức tranh trong sáng và sinh động với nét đẹp huy hoàng cho những con người có sự tu tập tâm. Giáo sư Sarvapalli Radhakrishnan, giáo sư bộ môn Tôn giáo và Đạo đức học Đông phương thuộc trường đại học Oxford, Luân Đôn, Anh Quốc, phát biểu: "Giới hạnh con người, hành vi chân chánh, sự quán chiếu về tự ngã và thiền định thì quan trọng hơn là một chuỗi dây chuyền những suy cứu về thuyết tiên nghiệm. Dhammapada mang một sự hấp dẫn đối với thế giới tân tiến hiện thời đang sụp đổ dưới sự ảnh hưởng của tội lỗi xấu xa về mặt đạo đức".

Đức Phật dạy:

Tham ái sanh sầu ưu;
Tham ái sanh sợ hãi;
Ai giải thoát tham ái
Không sầu, không sợ hãi.
(Pháp cú, câu 216)

Tiến sĩ Casius A. Pereira, sau này xuất gia và thọ đại giới với pháp danh là Kasapa, phát biểu: "Nếu tôi phải chọn lựa bất kỳ cuốn kinh nào trong toàn bộ đại tạng kinh thì tôi sẽ chọn bản kinh Pháp cú mà không có một sự chần chừ nào hết. Bởi vì đó là bản kinh tốt nhất duy nhất trong toàn bộ hệ văn học trên thế giới này mang lại niềm khuây khoải cho những con người đang bị khổ đau hay bất hạnh. Người ta không bao giờ mất thời gian một cách vô ích để nghiên cứu giá trị vô cùng cao quý của những bài thi kệ này, hoặc là để tìm kiếm những lời khuyên cho cuộc sống hoặc là để giảm bớt khổ đau, mà là để tìm được nguồn an lạc, hân hoan và trí tuệ thể nhập".




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2020(Xem: 4908)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 4924)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5354)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4794)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
24/12/2020(Xem: 4088)
Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp, triều đại của Ngài đã đánh dấu thời đại Phật giáo Mông Cổ Cực thịnh, Ngài là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn và là lãnh tụ của bộ tộc Tümed của Mông Cổ. Vào giữa thế kỷ 16, năm 1578 Ngài bệ kiến Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương”, “ám chỉ Hoàng đế Phật tử ltan Khan, vị Đại hộ pháp Trí tuệ Siêu phàm như Biển” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho hai vị Giáo chủ tiền nhiệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 3, và tước hiệu này trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma Sonam Gyatso về sau này.
21/12/2020(Xem: 7336)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 5920)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5340)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6087)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5243)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]