Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước non cách mấy buồng thêu

01/04/201313:53(Xem: 13594)
Nước non cách mấy buồng thêu

Nước Non
Cách Mấy Buồng Thêu

Tuệ Sỹ


Một ngày nóng, rồi một ngày lạnh . Người ta cứ mãi triền miên giữa những cơn nóng lạnh bức bách . Bức bách đến kỳ cùng, cho đến khi lòng người vĩnh viễn đắm chìm tận lòng biển . Không nghe và không thấy, người ta chỉ biết nói chuyện bằng những ngón tay, khi nào trời đã tối hẳn. Đến như thế thì đất đá lại biết nói chuyện hơn người . Để bàn tay bất động trên mặt bàn , mối mọt từ mấy trang sách sẽ từ từ chun ra . Trên mặt bàn sẽ hiện nhiều vết máu . Mùi tanh hôi từ các đồng trống kết tụ về ó tiếng quỉ cái đọc thơ trên những xác lá.

Đừng nói chi đến mùa thu này đi mùa thu khác đến . Chỉ có mùi vị tức tưởi tanh hôi của những cảm khái trong cái phong vận hư phù của tuế nguyệt. Những người quen thói chờ đợi và níu cái gì đến tức phải đến, những người ấy một khu ngửi ngửi phải mùi vị ấy thì lảo đảo ngây ngất như nhập đồng cốt , rồi sẽ chập chờn đứng dậy kêu gào , khản giọng kêu gào như quỉ đói . Quỉ đói thì cầu xin một bát cháo ở ngã ba đường , vạch cỏ mà tìm những hạt gạo muối.

Cũng thế, người ta có bổn phận tìm và lựa một đôi lời vụn vặt, nhưng nghe được, rồi đảo qua đảo lại để sắp đạt câu chuyện sinh tồn . Qủi đói còn biết vạch cỏ để kiếm ăn để sống, ngườI ta sao lại không ? Tuy vậy, đã vì sinh tồn sao lại quên được cái cách điệu đong đưa tuế nguyệt.

Nhưng nói gì đến cái chỉ biết khóc và cười của sắn bìm và sương tuyết ? Dù sao, từng đòan người cũng đã lũ lượt ,chờ khi đêm tối, kéo nhau vào những chốn rừng thiêng nước độc , ghé mắt trông chừng những hang đá, mỗI hốc cây. Họ đi tìm ở đâu ? NgườI ta nói, họ đi tìm tình yêu và sự chết. Có kẻ nói gọn hơn , họ đi tìm sự sống. Cũng có thể thực và cũng có thể không thực. Sự thực thì có đãy, nhưng tình thực thì không. Sự tình nào thì chẳng nông và nổi . Cái sự của tình nó nông như vũng nước của dấu chân trâu, cái tình của nó nổi như bong bóng.

Rồi cứ thế mà nó mãi . Từng đọan và từng đoạn xô bồ như đòan người vội vã xô đẩy nhau . Gắng gượng chống chế để kéo dài được mọi sự . Tóc càng dài càng trắng . Đoàn người càng dài càng tối đen, chuyện được kể lể càng dài càng sặc mùi quỉ quái tanh hôi . Cũng còn có những lời nói dài bất tận, dài đến độ trời trở nên xanh và lạnh , lá tre trở thành đỏ và rụng xuống như máu :

Man nương ngâm lộng màn hàn không

Cửu Sơn tỉnh lục lệ hoa hồng

Bài hát của cô gái mọi trên đỉnh Cửu Sơn , trong vùng đất Thương Ngô, chỉ hát cho một người nghe , và người độc nhất trong lịch sử văn học Trung Quốc có thể nghe , là vua Thuấn. Cái tinh anh và thể phách của ngài không ngự trị trên lịch sử văn minh Trung Quốc, mà chỉ phảng phất trên môi của cô gái mọi . Người ta bắt chước điệu nói hư phù của quỉ mới nói ra như vậy, chứ như điệu nói của người thực thì không bao giờ . Bởi vì nhìn lên thì thấy một xe quỉ, nhìn xuống thì thấy một con heo ủi đất . Thế là trong cái phong vận tiêu tao của tuế nguyệt , một khi trời đất mở ra chỉ thấy toàn heo và đất bùn, khi khép lại, chỉ thấy toàn có quỉ.

Trung Hoa có ba người tài: Tiên tài Lý Bạch, Nhân tài Đổ Phủ, Quỉ tài Lý Hạ . Tiên tài không thấy có sự nghiệp của Nghiêu Thuấn gì hết , mà có Hằng Nga, có Dao trì, thành ra chỉ có đàn bà và rượu.

Nhân tài thì có cười có khóc ; có sao hôm sao mai .

Quỉ tài chỉ có cái xác chết của vua Thuấn và những bài ca vu vơ của cô gái mọi thôi sao?

Nhưng có thể chắc chắn là không có mối tư lự não nùng giữa những cái còn cái mất của ngày qua tháng lại . Quỉ mà sống thì cũng đồng như không sống . ? Chở quỉ một xe? ( Kinh Dịch) chẳng khác nào chở cái không hư dạo giữa cõi tuần hoàn có sinh có diệt. Quỉ chỉ biết khóc mà thôi , và tiếng khóc của nó làm cho người ta sợ hãi thực . Biết sợ như thế rồi sau đó mới biết cười và biết nghêu ngao trong Du hí tam muội . Tóc trắng da mồi la tinh thể của Du hí tam muộI vậy : Bạch phát thương nhan, chính thị Duy- ma cảnh giới ( Tô Đông Pha)

Nơi cõi đó có một mùa xuân vĩnh cửu kết tụ thành bụi phân hoa liễu :

Chi thượng liễu miên suy hựu thiểu

Thiên nhai hà xứ vô phương thảo

(Tô Đông Pha)

Sự kết tụ ấy đã khơi mở một nguồn suối tuôn trào, thành một niềm tương ứng vừa gần gũi vừa xa xôi của kẻ ở góc biển này và người ở chân trời nọ :

Ngồi kể lại chuyện ngày xưa cũ kỹ

Em không nghe vì

anh cũng không nghe

Hồn hoa phấn xông hương sầu dị dị

Tóc vàng tơ tỉ mỉ ngón tay đè.

Vì ngọc trắng cát lầm thu xiêu lệch

Gió băng trời xin thổi bụi bay theo

Ngàn xuân rộng

vô ngần trong bóng nguyệt

Đầu xanh em tư lự suốt sông đèo

( Bùi Giáng, Mưa Nguồn)

Vì sự bức bách của nóng và lạnh, cho nên cái chuyện chưa từng xảy ra, bỗng chốc đã trở thành cũ kỹ . Từng ngày từng ngong ngóng buổi chiều để đi suốt qua một cánh đồng cỏ, ghé mắt trông chừng bóng liễu rủ. Trời sáng người làm quỉ, trời tối quỉ làm ngườI . Người và quỉ cứ gây phiền muộn mãi cho nhau đến thế thì thôi.

Nước non cách mấy buồng thêu

Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng

Trong buồng thêu đầy những mối mọt . Chúng không còn tham lam đắm đuối vật vờ với mùi giấy mùi mực của đống sách này chồng lên đống sách nọ như nấc thang dài vô tận đưa thẳng lên trời . Bây giờ chúng mê mẩn tâm thần chết lên chết xuống với cái mùi vị hương nồng của tóc cũ tóc mới , từ tóc ngắn chấm vai cho đến tóc dài chấm gót chân đỏ , chấm đến một vùng đất bạc.

Đứng mãi đãy hay đi ? Và đi đâu để đạp chân lên miền tương ứng ? Tương ứng của xa vời trong gang tấc và của gang tấc trong xa vời ? Hay một lần từ giả chỗ đứng đóđể mà đi tức là đi mãi, đi cho biết hết cõi sinh tồn , hết cõi hủy diệt ?

Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san

Câu chuyện sau đây nghe được từ sau tấm vách của một gia đình nọ.Cái gia đình ấy không tối nào mà vắng tiếng to tiếng nhỏ. Họ là hai anh em ruột thịt .Bằng cái tuổi ấy , nếu không nhịn được , ai cũng có quyền lập gia đình riêng , tội gì mà phải gắn bó , rồi chung đụng để cứ gây phiền tóai cho nhau hoài . Họ làm phiền nhau thì có, mà làm phiền hàng xóm thì không. Bởi vì , dù họ có cãi nhau thực đấy , nhưng nghe rành rõi; không vội vàng gay gắt .

- Sao chú không bảo nó xéo đi nơi khác, thế có hơn không?

- Có gì mà phiền ? Hắn đến đó vì chuyện riêng của hắn , can dự đến ai.

- Ừ, thì đã can dự gì đến ai. Sao chú không lấy mắt của chú treo lên trên cành cây mà nhìn nó có hơn không ? Tội gì thấp thỏm trông chừng.

---o0o---


Vi tính: Thúy Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/05/2011(Xem: 7740)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7319)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16807)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21569)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7482)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14443)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7143)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6413)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5507)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 14532)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]