Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Khi Còn Tái Sinh Là Còn Cần Tạo Phước

27/06/202413:21(Xem: 1727)
Một Khi Còn Tái Sinh Là Còn Cần Tạo Phước
ttt-20240627-01
Namo Sakya Muni Buddha
 
Một Khi Còn Tái Sinh Là Còn Cần Tạo Phước.

Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... Và trong cuộc sống hàng ngày nếu gặp ai có duyên tu hành tôi cũng khuyên họ làm như thế. Tuy nhiên, không phải ai chúng ta nói họ cũng nghe, vì họ không tin có kiếp trước kiếp sau, không tin hoàn toàn nhân quả tội phước...

Hôm vừa rồi, tôi cũng khuyên một người bạn như thế, rồi được bạn ấy đáp lại một câu như sau :
" Cậu ráng mà tu phước để kiếp sau hưởng"
Một câu nói rất nhiều ẩn ý, phải không quý vị.

Thật sự, khi làm phước thì tôi không có đặt mục tiêu kiếp sau quay trở lại đây để hưởng những thành quả mà mình đã làm được trong kiếp này. Bởi vì còn luân hồi là còn khổ đau, dù cho trở lại đây có ở vị trí làm vua đi nữa cũng có cái khổ của nó, nên trong tâm tôi hoàn toàn không có cái mong muốn này. Mà tôi luôn nhắm đến mục tiêu tìm cầu sự giác ngộ giải thoát, đi theo con đường của Chư Thánh đã đi qua.

Vậy mục đích làm các việc phước thiện để làm gì ?
Việc tích phước sẽ hỗ trợ cho việc tu tập rất nhiều theo các mặt sau đây :
1. Không bị quá thiếu thốn về mặt vật chất :
Khi quý vị có phước thì sẽ được quả no đủ. Chúng ta không thể ngồi thiền, tụng kinh, hay niệm Phật... trong khi bụng đói cồn cào, đói như vậy thì sao có thể nhiếp tâm tu hành được.
2. Người có phước thì tâm sẽ được an :
Lợi dụng lúc tâm đang trong giai đoạn an để chúng ta tu tập một cách tinh tấn, thì sẽ có kết quả rất tốt.
3. Hoằng dương chánh pháp :
Nếu các vị không có khả năng tài chính thì sao có thể làm một người Hộ Pháp đắc lực được.
Ví dụ : Chùa đang cần tiền để sửa lại cái mái bị dột, nhưng chúng ta không có đồng nào thì sao giúp chùa đây. Nhiều Phật tử lớn tuổi đang gặp khó khăn, do con cháu bị hoạn nạn, nhưng chúng ta không có đồng nào hết thì sao giúp đỡ được....
 
4. Nếu quý vị tu hành trong kiếp này không đắc đạo, tức là phải tiếp tục tái sinh trong những kiếp tới, có thể là sống trong cõi giới siêu hình hay sống trong cõi giới vật chất. Nhưng người kém phúc báo, nghiệp chướng lại nặng nề, ... Thì thường sẽ tái sinh vào những cõi giới dữ (Địa ngục, quỷ đói, súc sinh, hay sinh làm người hạ liệt ...). Chứ rất khó mà sinh vào các cõi giới cao (Trời, Thần, Người cao quý đầy đủ lục căn...).
 
Do đó việc tích lũy phúc báu, thiện nghiệp nó không có dư thừa, chúng như tấm bùa hộ mệnh, bảo bọc cho quý vị đi trong vô lượng kiếp khi chưa đắc đạo, một cách an toàn tốt đẹp hạnh phúc hơn. Chứ còn nhiều vị không tin có kiếp sau, thế là trong kiếp này họ không tạo phúc báo, chỉ tạo ác nghiệp. Nhưng sau khi mệnh chung thì biết rằng có kiếp sau, lúc này có hối hận cũng đã là quá muộn, rất khó mà chuộc lại lỗi lầm được. Nên đối với những vấn đề chúng ta chưa có hiểu tường tận, thì cũng nên chừa cho mình một con đường thoát không nên phủ nhận hoàn toàn.
Vì đây là lời dạy của những Bậc giác ngộ mà, mình sao có trí tuệ được bằng cái Ngài, mà dám phủ nhận.
☘🌹
- Kính chia sẻ hình ảnh Thầy Như Nhiên, chư Ni chùa Phước Hải và Đại chúng thiền hành buổi sáng trong Khóa Tu: ''Khơi Nguồn Tỉnh Thức'' tại Charlotte tiểu bang Carolina vào cuối tuần vừa qua 22, 23 June 2024 . Kính chúc chư Bồ Đề quyến thuộc:''Bồ Đề Tâm Kiên Cố, Chí Tu Học Vững Bền''
Như Nhiên- TTT

Namo Buddhaya
__(())__
ttt-20240627-02ttt-20240627-03ttt-20240627-04ttt-20240627-05ttt-20240627-06ttt-20240627-07ttt-20240627-08ttt-20240627-09ttt-20240627-10ttt-20240627-11ttt-20240627-12ttt-20240627-13ttt-20240627-14ttt-20240627-15ttt-20240627-16ttt-20240627-17ttt-20240627-18ttt-20240627-19ttt-20240627-20ttt-20240627-21ttt-20240627-22



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2013(Xem: 8515)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8524)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8758)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12488)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8682)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
09/01/2013(Xem: 7762)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7385)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 8151)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8341)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6318)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]