Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự

17/01/202418:41(Xem: 1984)
Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



livestream-1







Xin hãy sử dụng điện thoại ghi hình, Livestream một cách văn minh, lịch sự



Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức.

Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!

Hiện nay mạng xã hội, họ đủ cách để nói. Tất nhiên chúng ta không nặng nề việc soi xét không hiểu của người khác , nhưng tránh được thì tốt. Đừng bày thêm cớ cho họ tạo nghiệp, vậy lúc ấy mình cũng đang tạo nghiệp đấy .

Chưa xét về phương diện tôn giáo, lễ tiết. Đây là nói phép lịch sự tối thiểu của thế gian. Lúc người ta đang ăn cơm mà mình đem cái điện thoại chỉa vào quay, hẳn nhiên làm người ta mất tự nhiên và ái ngại.

Nên có lẽ đã đến lúc các Phật Tử cần hiểu rõ mục đích lợi hại tốt xấu khi cầm chiếc điện thoại lên quay hay livetrym . Không phải cứ đi dự lễ là bất cứ lúc nào ta cũng sẵn sàng bấm nút quay bất kỳ.

Tôi thấy một số tôn giáo bạn không có như vậy. Họ rất trang nghiêm dự lễ, trước và ngoài cuộc lễ họ sẽ ghi hình cá nhân. Còn trong cuộc lễ họ sẽ lấy hình ảnh từ ê kíp của ban tổ chức sau khi cuộc lễ kết thúc. Một số người chúng ta tham gia nghi lễ tôn giáo vì cái tôi quá lớn, muốn khẳng định tôi đây có đi dự lễ đó nên phải dùng đt của tôi, fb của tôi, trang của tôi quay. Rồi xin hỏi quý vị được cái gì hay chỉ là một mớ lộn xộn, tâm trí thì hỗn tạp chẳng định được để tham gia cầu nguyện. Rốt cuộc đem về trong máy một mớ video chẳng chỉnh chu trang nghiêm gì cả, lại còn mất đi sự cầu nguyện chân chính mà nếu lúc ấy ko bận livetrym mình đã trọn vẹn đến biết là bao.

Tất nhiên không thể bì với những người có đội ngũ ê kíp truyền thông được. Họ vì hình ảnh đẹp của đạo Phật , vì truyền tải hình ảnh đẹp đó đến với mọi người nên họ có một ê kíp để cùng nhau làm Phật Sự cúng dường.

Mình một thân một mình với cái điện thoại làm sao mà muốn như họ được, chỉ vì cái tôi của mình quá lớn. Mà ai cũng ưa thể hiện như thế có mà loạn hết, mất sự thiêng liêng của buổi lễ.

Mỗi lần quý thầy nhắc nhở các vị thì các vị phân bua” họ quay được sao con không quay được”. Phân bua kiểu nghịch vậy thì thua rồi. Nhắc lại, những người có trách nhiệm gì họ sẽ làm trách nhiệm đó. Người có trách nhiệm truyền thông tất nhiên họ đã được đào tạo bài bản về cách thức chuyên nghiệp.
Tôi còn thấy có một số vị lớn tuổi cứ lên mặc cái áo tràng là đi tới đi lui, bảo họ tránh ra cho mình quay, gặp mấy thầy cô quen là lấn tới mặc cho cuộc lễ đang trang nghiêm trọng thể. Làm rối loạn khó khăn cho ê kíp truyền thông đã được phân nhiệm vụ.

Nên mong rằng quý Phật Tử, nhất là quý bà quý cô lớn tuổi hoan hỷ lưu tâm. Mình không bù cho giới trẻ được.

Nhiều hồi học được cách bấm quay và live xong là bấm để cho tự nó ra sao đó ra còn phần mình đi tới đi lui để họ biết mình có dự lễ ở đó mà thôi. Hãy sử dụng điện thoại một cách trí tuệ, văn minh và lịch sự.

Bài viết tất nhiên sẽ làm khó chịu đôi số vị. Mong hoan hỷ, mà có không hoan hỷ thì đây cũng là sự thật cần phải nói. Nếu hiểu và thương bạn sẽ có nguồn năng lượng tâm linh dồi dào cho minh.

Chào thân ái !
Đồng Hoàng
https://www.phattuvietnam.net/




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2018(Xem: 7704)
Bài này là phần 3 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phất và khám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm.
26/11/2018(Xem: 6556)
Đêm đã khuya ánh trăng xuyên qua những tàn cây, gấp lại quyển sách còn dang dở, đi dạo một vòng ngoài sân để hít thở, ngước nhìn lên bầu trời cao rộng ánh trăng thật sáng, nhìn trăng nơi nầy lại chợt nhớ ánh trăng năm nào nơi quê nhà. Thế là những ký ức lại ùa về…
24/11/2018(Xem: 6004)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị ân nhân. Sau chuyến hành hương Phật tích India năm nay, (chúng con) chúng tôi có duyên lành viếng thăm các tu viện Phật giáo tại Dharamsala- Himachal India, được cơ hội tiếp xúc với các vị ''ẩn sỹ rừng xanh'' , và sống hòa mình với thiên nhiên của núi rừng Himalaya thanh khiết. Điều quí hóa hơn cho chúng tôi nũa là được quý thiện hữu, pháp hữu phát tâm lành hỗ trợ cho tâm nguyện cúng dường, gieo duyên cùng chư Lạtma, ẩn sỹ tại đây.
23/11/2018(Xem: 7827)
Hơn 40.000 người đã đổ xô để xem bức thư pháp Tâm Kinh lớn nhất thế giới được vẽ của một nhà thư pháp mắc hội chứng Down và được trưng bày tại một ngôi chùa trung tâm của Nhật Bản kể từ tháng 11 năm ngoái.
20/11/2018(Xem: 6646)
Ngày nay, nhân loại tiến vào lãnh vực khoa học đời sống, khoa học vật chất và nhiều lãnh vực khác nhau bằng kiến thức và trí thông minh vượt bậc. Nâng cuộc sống lên tầm mức tiện nghi mà những thế hệ cha ông trước đây chưa được chứng kiến và hưởng thụ.
20/11/2018(Xem: 6066)
Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) vừa được gặp lại mẹ ruột lần 2 - bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu - sau hơn bốn tháng kể từ lúc tìm ra manh mối. Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, sau sinh vài ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, và 6 tháng tuổi thì sang Pháp làm con nuôi. Ở tuổi 23 tuổi, cô đã có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, nhưng vẫn đau đáu tìm về cội nguồn.
19/11/2018(Xem: 4985)
Nhân ngày Thầy giáo 20/11 vì Sư Phụ hiện còn ở Việt Nam tôi đã gọi Viber kính chúc sức khỏe Thầy và tỏ lòng thành kính tri ân đến Ngài , Ngài chỉ ban cho tôi lời chỉ giáo thật nhẹ nhàng mà đối với tôi quá sâu sắc cho nên tự tôi đã khám phá ra một hướng đi mới trong cuộc đời ...
17/11/2018(Xem: 5807)
Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón mootk cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết Thầy Trò theo ý tưởng của Tiến sỹ Nguyễn mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà.
16/11/2018(Xem: 8144)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Tác Đại Chứng Minh Bất cứ người tu nào cũng đều phải buông bỏ các Tâm Ác sau đây tất chóng Thành Đạo quả. Niệm Phật sẽ mau Nhứt Tâm Bất Loạn. 1, Tham: tham lam các pháp hữu vi ngũ dục nhiễm trước.[vô minh làm thể] 2, Sân: giận hờn tất cả pháp trần đối đải. ác hạnh làm nghiệp.[nt] 3, Si: Mê đắm tất cả các pháp hiện có“lục Trần”.đối với chánh lấy tà làm tánh.[nt] 4, Ngã mạn: cống cao tự đại đối với hữu tình.lấy xấc xược làm vui.[ác nghiệp]
14/11/2018(Xem: 7734)
Cách thành phố Mishima không xa có một ngọn núi không cao nhưng rất đẹp. Đó là núi Kanuki. Từ đây có thể ngắm núi Phú Sỹ rất tuyệt vời. Chính tôi đã một lần đi thiền hành lên đây, lên tận đỉnh, trèo lên 2 đài quan sát rất cao, cao nhất, để phóng tầm mắt về 4 hướng. Nhất là ngắm Phú Sỹ lúc buổi chiều. Hôm đó đã rất ấn tượng đối với tôi. Thật khó quên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]