Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu Là Cuộc Trở Về Để Thấy Rõ Mình Hơn!

18/12/202317:59(Xem: 3711)
Tu Là Cuộc Trở Về Để Thấy Rõ Mình Hơn!
 ttt-20231218-1
Namo Sakya Muni Buddha

                      Hiểu thêm về chữ Tu

Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là:
Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy,
miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng.
Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng.  Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)

Bậc cổ đức từng nói: "Cho dù là khi chỉ có một mình, bạn cũng đừng làm việc xấu, phải biết giữ liêm sỉ hơn cả khi đứng trước mặt người khác."  

Tu dưỡng là một quá trình đối mặt với con người thật của mình, không phải làm để người khác coi, cho nên không thể chỉ làm cho có. Sự khác nhau giữa "chân tu" và "ngụy tu" nằm ở chỗ có thể "thân trọng ngay cả khi chỉ có một mình" hay không.
Nếu trước mặt người khác ra vẻ đạo mạo mà sau lưng thì thủ đoạn, nham hiểm thì có khác nào kẻ tiểu nhân. Trong hoàn cảnh không có gì trói buộc người ta càng dễ lơi là. Cho nên muốn trở thành một người thật sự có tu dưỡng thì phải cảnh giác, khi chỉ có một mình cũng phải yêu cầu nghiêm ngặt đối với bản thân.

"Thận trọng khi chỉ có một mình" là một yêu cầu đối với tâm trí.
Chúng ta làm điều này không phải vì người khác mà là vì chính mình. Lúc này điều chúng ta phải đối mặt là con người thật của mình, lấy lỗi lầm trong quá khứ làm bài học, trở thành một người đáng để người khác và chính mình tôn trọng.

🌹☘
Tu là cuộc trở về với mình để thấy rõ mình hơn!
...Tu là Sống bình thường, vẫn thở, cười, đi, đứng, ăn, uống... nhưng người tu biết mình đang thở, cười, đi, đứng, ăn, uống... Tu là thức dậy biết mình thức dậy, mỉm cười, xếp mền, cám ơn cái mền đã che ấm đêm đông lạnh buốt... là mặc thêm áo ấm, ngồi xuống, uống trà, thắp nhang...

Tu là biết mình đang sống. Tu không làm máy móc, thói quen, tự động mà ý thức mình đang làm gì. Đi biết mình đang đi, ngồi biết mình đang ngồi, uống biết mình đang uống, buồn biết mình đang buồn...
Tu không mong cầu hạnh phúc mà không xua đuổi hạnh phúc, không mong cầu thành Thánh, thành Phật mà nhận diện, chấp nhận tất cả những gì về con người của mình. Vui biết vui, buồn biết buồn, thương biết thương, ghét biết ghét...
Tu là cuộc trở về với mình để thấy rõ mình hơn và tập nhìn cuộc đời bằng con mắt không đòi hỏi. Tu là mỉm cười với sự sống, nhận biết những gì đang xảy ra. Tu dễ không bạn? Dễ! Dễ như chơi. Ai tu cũng được.

Tu là thở và biết mình đang còn sống, ôi hạnh phúc!
Tu là đi và cảm giác bàn chân chạm mặt đất, trở về thật.
Tu là ngồi và biết rằng mình đang ngồi, có mặt thiệt.
Tu là nhìn và biết mình đang nhìn, không lên án, không vẽ vời.
Tu là nghe và biết mình đang lắng nghe, cảm thông, xót thương...

- Kính chúc cả chùa một ngày hạnh phúc trong tu tập nhé!!
Namo Buddhaya
🌺🙏🙂
ttt-20231218-2
          Thật Nghĩa Tu Hành

Chắp tay đâu chỉ khép hờ
Mà còn thể hiện vô bờ kính tin.
Lễ lạy, khúm núm, cầu xin
Đâu bằng bỏ thói ngông nghênh với đời.

Lâm râm niệm Phật đầu môi
Thị phi.. không dứt, ấy thời uổng công.
Bố thí chẳng với Tấm Lòng
Kể công kể trạng, Đức không còn gì!

Học nhiều nuôi lớn thức tri
Sớm chiều hơn thiệt, sân si.., cũng thừa!
Tu theo ''hiện tượng'', theo mùa
Quẩn quanh trước ngõ.. còn chưa lối vào.

- Vui mừng không phải xôn xao
Mà tâm an lạc khác nào lưu ly
Miệng dầu '' Mô Phật, Từ bi..''
Sao bằng lặng lẽ sống vì tha nhân.

Vàng y pháp phục ly trần
Nếu không buông bỏ.. vô phần Giác tâm.
Trong khi đi, đứng, ngồi, nằm
Tâm luôn có mặt với thân, tức Thiền

Dẫu còn sống giữa trần duyên
Tham, Sân.. chẳng khởi ấy miền Lạc bang
Dù không thắp một nén nhang
Vẹn toàn giới hạnh.. cúng dàng Thích Ca..
Tu từ trong ruột tu ra
Chớ tu vì.. mắt người ta ngó mình,
Mong manh cái kiếp hữu tình
Vướng chi mấy chuyện linh tinh.. hết giờ!

Mấy dòng thô thiển, đơn sơ
Tu là trở lại bến bờ tự tâm .
Ngày đêm quán niệm âm thầm
Mây tan ló diện trăng rằm Tuệ quang...

Như Nhiên- 
T Tánh Tuệ




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2013(Xem: 13931)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 22011)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14946)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
17/12/2013(Xem: 15371)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 6369)
Một hơi thở vào có thể dài từ bốn tới mười giây, một hơi thở ra có thể tương tự hoặc dài hơn. Thường thì hơi thở ra dài hơn. Khi thở vào, bụng ta phồng lên; khi thở ra, bụng ta xẹp xuống. Nếu muốn kéo dài hơi thở ra, ta có thể ép bụng xẹp thêm nữa và như vậy ta có thể thở ra thêm vài giây nữa. Khi ép bụng để thở ra thêm ba bốn giây nữa thì phần thán khí trong phổi mình được thải ra thêm
16/12/2013(Xem: 6980)
“Người thanh tịnh như vầng trăng êm ả Không bao giờ buồn cũng chẳng hề vui Không thương riêng ai chưa từng hờn dỗi Tình thiêng liêng bao phủ khắp muôn loài” Diệu Tịnh
14/12/2013(Xem: 13611)
Em bé cõng chú chó vượt qua trận lụt kinh hoàng ở Manila, bé trai bị mẹ đâm hơn 90 nhát ở Trung Quốc, Giáo hoàng Francis ôm hôn người “mặt quỷ”… là những hình ảnh nổi bật, gây xúc động nhất trong năm 2013
14/12/2013(Xem: 9087)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành chánh niệm, hiện pháp lạc trú, mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không đúng tinh thần Phật dạy, vì những điều này gần giống với chủ trương của triết thuyết hiện sinh (Existentialism) phương Tây hơn là tư tưởng Phật giáo. Các luận điểm nói:
14/12/2013(Xem: 35893)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 10775)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]