Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việc Nhân Nghĩa Cốt Ở An Dân

20/11/202309:33(Xem: 2726)
Việc Nhân Nghĩa Cốt Ở An Dân

Việc Nhân Nghĩa Cốt Ở An Dân
lotus1

Ôn cố tri tân tức ôn lại chuyện cũ để hiểu chuyện mới. Chuyện cũ là kho tàng kinh nghiệm cho đời sau. Tất cả mọi hưng-phế của đất nước đều do người chứ không phải do Trời. Vào năm 2018, đất nước Venezuela hỗn loạn, có tới hai chính phủ và ngoại bang xâu xé, chưa biết tương lai đi về đâu, rồi tới nước Pháp.

Theo AP ngày 1/12/2018,  “Cuộc bạo động lớn nhất trong 50 năm của Pháp bao trùm lên trung tâm thủ đô Paris khi các người biểu tình mặc áo vét vàng đốt xe, đập phá cửa kính, ném đá vào cảnh sát, hôi của và dùng sơn màu bôi bẩn lên Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe). Các người biểu tình phản đối việc tăng thuế và giá sinh hoạt cao đã đụng độ với cảnh sát chống biểu tình và chính phủ đã đóng cửa một số khu vực du lịch nổi tiếng, bắn lựu đạn cay và súng nước để dập tắt tình trạng kinh hoàng trên đường phố. Một số người biểu tình đã yêu cầu Ô. Macron từ chức. Từ thượng đỉnh G-20 tại Á Căn Đình, Tổng Thống Emmanuel Macron lên án cuộc bạo động và nói rằng những ai tấn công cảnh sát và phá hoại Khải Hoàn Môn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và sẽ triệu tập phiên họp khẩn cấp của nội các vào ngày 2/12/2018.

Tính tới ngày 9/12/2018 cho biết con số bị bắt đã lên tới 1700 và con số bị thương là 263 và Ô. Macron đã tới thăm Khải Hoàn Môn (một thắng cảnh của Pháp) bị xịt sơn, vẽ bậy và dự tính ban hành tình trạng khẩn cấp. Trung tâm Paris trông giống như một thành phố bị tàn phá, thiêu đốt bởi chiến tranh. Tổng Thống Macron đã đứng trước áp lực của cảnh sát yêu cầu gửi quân đội tới trợ giúp để bảo vệ thủ đô Paris vì cảnh sát nói rằng đây có thể là tiền đề cho một cuộc cách mạng (tức lật đổ). Và mặc dầu có sự bạo động của người biểu tình, theo thăm dò, có khoảng 72%  dân Pháp ủng hộ phong trào, yêu cầu dẹp việc tăng thuế săng dầu và phục hồi đánh thuế trên nhà giàu mà Ô. Macron đã hủy bỏ. Cuối cùng thủ tướng Pháp phải tuyên bố tạm ngưng tăng thuế lương thực và thuế nhiên liệu trong sáu tháng để thoa dịu phong trào xuống đường. Thế nhưng phe Áo Vét Vàng (Áo Gi-lê Vàng) không chịu và nói rằng quá nhỏ bé và quá trễ đồng thời đe dọa cùng nông dân tiếp tục xuống đường và đòi Ô. Macron từ chức. Rồi vào ngày 8/12/2018 cuộc biểu tình tái phát khiến cảnh sát phải bắn lựu đạn cay để giải tán. Các địa điểm nổi tiếng như Tháp Eiffel, Viện Bảo Tàng Louvre, Nhà Hát Opera đều phải đóng cửa. Khoảng 89,000 cảnh sát đã được huy động để đối phó với các cuộc biểu tình.

Trong khi đó theo The Telegraph, được kích thích bởi cuộc biểu tình của người áo vàng của Pháp, tại Brussel, Bỉ khoảng 300 người đã biểu tình gần tòa nhà của Liên Hiệp Âu Châu để phản đối việc tăng gia săng dầu, 60 người bị bắt vì mang theo dao dọc thùng (box-cutters), bom khói, bình ga và đốt xe cảnh sát.

            Biểu tình bạo động là điều không thể chấp nhận. Thế nhưng thực tế trớ trêu là, nếu không bạo động thì chính quyền nhiều khi chẳng thèm lắng nghe. Tổng thống do dân bầu lên. Nhưng khi làm tổng thống rồi lại lắng nghe các ông  tỷ phú và tập đoàn tư bản kếch xù và quên mất người dân. Ô. Macron - vốn là nhà đầu tư ngân hàng, bị tố cáo kiêu ngạo, xa rời quần chúng và là tổng thống của nhà giàu. (He is an arrogant and out of touch “president of the rich”) Trong khi Ô. Macron đặt hết tâm trí vào việc ký giả Khashoggi người Saudi Arabia của tờ Washington Post bị giết thì người dân lại chẳng quan tâm tới vấn đề này mà họ lo lắng, bất mãn vì túi tiền và cuộc sống khó khăn của họ. Trong thông điệp quốc dân ngày 10/12/2018, Tổng Thống Macron cuối cùng đã phải nhận trách nhiệm gây ra sự phẫn nộ vì đã không lắng nghe nguyện vọng của người dân bình thường.

            Xin nhớ cho tổng thống chưa phải là tinh hoa của đất nước mà nhiều khi vì đối thủ quá yếu kém, nhờ thủ đoạn hoặc gặp thời mà nên danh phận. Cho nên thắng cử để trở thành tổng thống, thủ tướng dễ. Còn biết lãnh đạo đất nước mới khó. Rất nhiều ông/bà thủ tướng trong chế độ đại nghị, nhậm chức được vài ba tháng rồi phải  từ chức, về vườn.

Cẩm nang của lãnh đạo khôn ngoan là lo cho dân trước, còn những chuyện “trên trời dưới biển” tính sau. Trong nước rối beng thì bụng dạ đâu lo chuyện thế giới? Chính vì thế mà lời di huấn của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo là cẩm nang ngàn đời cho các nhà lãnh đạo, “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân”.

An được lòng dân, tạo cho dân một cuộc sống yên bình để mưu cầu hạnh phúc chính là lãnh tụ thiên tài. Mà muốn “an dân” thì phải tránh những hảnh động sau đây:

-Bản thân lãnh đạo bất chính, dung túng cho gia đình, gian thần lộng hành, tham nhũng khiến đảo điên luật pháp, dân chúng oán than. Rất nhiều chính quyền xụp đổ vì dân xuống đường biểu tình chống tham nhũng. Rất nhiều thủ tướng, tổng thống sau khi mãn nhiệm kỳ, vào tù chỉ vì tham nhũng- nhiều nhất ở Nam Hàn, Mã Lai, Nam Dương và Hồi Quốc (Pakistan). Năm 2021, cựu tổng thống Pháp Sarkozy bị ba năm tù vì tội tham nhũng.

-Không sử dụng nhân tài mà sử dụng gia nô, gian thần tâng bốc khiến đất nước mù lòa, đi vào con đường sai trái.

-Nội bộ, đảng phái đấu đá nhau, khiến dân chúng chia rẽ, hoang mang, không biết đất nước đi về đâu. Cùng một quốc gia nhưng trở thành kẻ thù chỉ vì theo hai đảng khác nhau. Ở Mỹ này, vợ chồng bất hòa chỉ vì bà ủng hộ Cộng Hòa, còn ông ủng hộ Dân Chủ.

-Dành đặc quyền, đặc lợi cho một thành phần dân chúng, một sắc tộc, một tôn giáo nào đó khiến thành phần còn lại bất mãn tạo hận thù, chia rẽ.

-Ban hành những đạo luật khắt khe, vô lý khiến người dân đau khổ, oán than.

-Tăng thuế, nhất là thuế săng dầu khiến ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt kinh tế và đời sống mà ngày xưa gọi là sưu cao thuế nặng.

-Phớt lờ những khiếu nại chính đáng của người dân. Ngày xưa các bậc minh quân cho phép người dân được tới hoàng thành, đánh trống kêu oan.

-Tội phạm xã hội lan tràn là dấu hiệu suy yếu của đạo đức, chính quyền bất lực hoặc cơ quan an ninh, cảnh sát dung túng…là đầu mối phá vỡ luật pháp quốc gia và đưa tới “Luật Rừng”, phá tan đất nước.

-Quá nặng về ngân sách quốc phòng  khiến các phúc lợi của người dân như  y tế, giáo dục bị hy sinh, học phí, bảo hiểm y tế gia tăng. Ngân sách quốc phòng của các cường quốc thường rất cao vì muốn khống chế nhân loại. Cho nên đất nước bề ngoài phát triển như vậy nhưng kinh tế và đời sống của người dân vô cùng khó khăn.

-Lãnh đạo không giữ gìn mồm miệng, phát ngôn bừa bãi khiến dân chúng, nội các hoang mang và làm mất thể diện quốc gia.

-Không có chính sách đối ngoại khôn khéo, lôi đất nước vào những “liên minh” những cuộc chiến phi lý chỉ gây tổn hại cho đất nước. Chiến tranh một năm… mười năm chưa hồi phục.

-Lãnh đạo đất nước cần tránh can dự, bình phẩm, lên tiếng dạy đời những chuyện “ruồi bu” của thế giới. Cũng không nên nói theo các siêu cường là quan thầy của mình. Báo chí, các nhà bình luận muốn nói gì thì nói, nhưng lãnh đạo không thể nói. Thế giới này luôn luôn biến động, hết chuyện này tới chuyện kia. Chuyện gì cũng lên tiếng, phản đối…chỉ mất lòng bè bạn và điên lên mà chết. Ngày nay thế giới quá nhỏ hẹp và nguy hiểm. Khắp đại dương đều có tầu ngầm, hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, máy bay ném bom chiến lược bay thường trực trên bầu trời. Hỏa tiễn nguyên tử, hỏa tiễn liên lục địa nhiều  đếm không xuể…cho nên chính sách ngoại giao khôn khéo là chiến lược hàng đầu để giữ yên đất nước. Thêm bạn, bớt thù là chính sách ngoại giao tốt nhất.

-Trong các cuộc thương thảo song phương, lãnh đạo phải bày tỏ tinh thần “độc lập tự chủ”, bảo vệ quyền lợi của đất nước. Không được tỏ ra mềm yếu trước đối phương. Rất nhiều chính quyền xụp đổ chì vì những hiệp ước mà người dân cho rằng đã “bán rẻ” quyền lợi quốc gia.

-Lãnh đạo thiên tài là làm thế nào để người dân tin vào mình. Tối kỵ là làm bậy, làm sai rồi ra sức biện minh và đổ lỗi cho người dân. Lãnh đạo giỏi là lãnh đạo có khả năng thuyết phục người dân. Thuyết phục  người dân không có nghĩa là mị dân. Mị dân là hứa hẹn những điều không thể nào thực hiện được.

-Lãnh đạo sáng suốt (minh quân) là thấy sai thì sửa chữa. Hôn quân ám chúa là không thấy mình sai hoặc thấy sai rồi lại không sửa chữa khiến người dân phẫn uất, đứng lên lật đổ. Sửa chữa một điều sai trái - đối với chính quyền không phải là điều xấu hổ - mà chính là thu phục nhân tâm.

-Sau hết, dù luật pháp, tòa án có nghiêm minh thế nào đi nữa, đất nước vẫn cần có đạo đức. Người dân ở bất cứ nơi nào cũng có những thành phần gian dối, qua mặt luật pháp, lường đảo nhau. Cho nên một lãnh đạo khôn ngoan và thật sự yêu nước là phải xây dựng một nền tảng đạo đức cho dân tộc. Một đế quốc hay siêu cường hùng mạnh cũng  sẽ xụp đổ nếu người dân sống vô đạo đức. Một nước nhỏ vẫn tồn tại vững vàng nếu người dân sống có đạo đức. Những nền tảng căn bản của đạo đức của mọi thời đại gồm có: Trọng pháp, thật thà, tinh thần trách nhiệm và tấm lòng thiện nguyện, vô tư. Cho nên lãnh đạo đi khắp nơi, không phải chỉ để trình bày những kế hoạch của quốc gia, mà còn tạo một diễn đàn để quảng bá nền tảng đạo đức cho toàn dân.

Tóm lại, người dân ở đâu cũng vậy, họ chỉ mong cầu một cuộc sống yên bình để làm ăn, sản xuất, cho con cái ăn học, du lịch, vui chơi, giải trí. Người dân chẳng muốn xuống đường biểu tình, đốt phá, ném đá vào cảnh sát làm gì. Nhưng tức nước vỡ bờ. Ngày xưa các vị vua Việt Nam có buổi tế lễ cầu “Quốc Thái Dân An” để “sửa mình” là như vậy.

            Trong Kinh Bổn Sinh (Jàkata), Đức Phật nêu ra 10 phẩm chất cần có của một lãnh đạo quốc gia để trị vì tốt đất nước, gọi là Thập Vương Pháp (Thư Viện Hoa Sen) đó là:

1-Phải có khí độ rộng lượng, cao thượng, vì dân chúng chứ không vì bản thân;

2-Sống đạo đức và hướng dẫn dân chúng sống đạo đức;

3-Sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho dân, cho nước;

4-Trung thực và liêm khiết, công bình, chính trực;

5-Nhân từ, đức độ, có hành vi, cách cư xử nhu hòa, từ ái đối với mọi người;

6-Sống thanh cao, giản dị, không thù oán, tị hiềm;

7-Thực thi bất bạo động, không làm tổn hại bất cứ ai;

8-Có lòng kiên trì, nhẫn nại;

9-Lấy lòng dân làm gốc, đưa ý dân lên hàng đầu;

10-Tôn trọng sự hòa hợp trong nội bộ quốc gia và hòa bình thế giới. Đây không chỉ là những phẩm chất một vị vua cần có, mà còn là những phẩm chất của người đứng đầu chính phủ và lãnh đạo các bộ, các ngành thuộc bộ máy nhà nước cần phải có.

            Còn trong Kinh Kutadanta (Trường Bộ Kinh), Đức Phật chủ trương phát triển kinh tế, thay vì dùng quyền lực, để xóa giảm tội phạm. Triều đình phải biết sử dụng các nguồn tài nguyên để cải thiện điều kiện kinh tế trong nước. Họ phải biết phát triển nông nghiệp và thôn quê, trợ giúp giới buôn bán, cung cấp lương bổng đầy đủ cho công nhân để bảo đảm một đời sống tốt có nhân phẩm. (Thư Viện Hoa Sen)

            Qua lời dạy của Đức Phật chúng ta thấy lãnh đạo đất nước là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Ngoài tài năng thì đức độ phải là nên tảng cốt yếu của lãnh đạo. Lãnh đạo phải luôn luôn cảnh giác về những hành động của mình mà Lão Tử gọi là “Cẩn thận như đi trên mặt nước đóng băng”. Chính quyền không được chủ quan.  Phải lắng nghe dư luận. Phải có cố vấn/quân sư giỏi và biết nghe lời cố vấn. Đậu tiến sĩ, bác sĩ, trở thành khoa học gia…cũng dễ thôi. Nhưng là lãnh tụ thiên tài để an dân, đoàn kết toàn dân hầu đưa đất nước vào thịnh trị, phát triển rất khó vì nó bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm, tài năng và đức độ.

            Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 18/11/2023)

               

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2021(Xem: 5523)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6926)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4314)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9150)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5481)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5115)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5706)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6201)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5206)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 4960)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]