Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn

15/11/202308:55(Xem: 2980)
Tôn Sư Trọng Đạo, Nét Đẹp Tri Thức Và Nhân Văn

Tôn sư trọng đạo, nét đẹp tri thức và nhân văn
thiep-3

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy là câu lưu truyền để nói lên công ơn của những người Thầy đã dành cho chúng ta, dù nhiều hay ít, cũng là những nền tảng để mỗi người có được sự hiểu biết và phát triển theo hướng tích cực.

Tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống cao đẹp, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, trải qua bao đời, truyền thống này vẫn luôn được giữ gìn như một gốc rễ tạo nên nhân cách, đạo đức và kiến thức cho mỗi con người, bởi không ai lớn lên mà không cần đến người dẫn dắt, hướng dẫn, không ai tự nhiên tài giỏi, hiểu biết mà không có một người Thầy.

Do tính chất và mục đích tốt đẹp của ngày Hiến chương các nhà giáo quốc tế, theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lịch sử của tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới. Năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava, tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo. Ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT, lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống tôn sư trọng đạo được xem là nét đẹp đầy tính nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc. Trong xã hội ngày xưa, người Thầy có vị trí rất quan trọng, chỉ đứng sau nhà Vua, việc dạy học luôn được nhiều triều đại Vua Chúa quan tâm, mỗi thiên tử phải “văn võ song toàn”, vì vậy việc học hành, đỗ đạt thời đó được xem là vinh dự cho Tổ tiên gia tộc, người Thầy luôn có một vị thế được kính trọng bởi tâm huyết và sự cần mẫn truyền dạy cho bao thế hệ, đào tạo ra nhiều nhân tài, từ đó tôn sư trọng đạo trở thành nền tảng “Nhân – lễ - nghĩa” cho dân tộc Việt Nam qua ngàn năm văn hiến.

Chính vì công ơn to lớn của người Thầy mà kho tàng ca dao tục ngữ trong nước cũng như thế giới luôn đề cao và tôn vinh đóng góp của người gieo mầm tương lai qua những câu nói như: “Muốn sang phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”.

Hay như câu nói của Victor Hugo: “He who opens a school door, closes a prison” - Người Thầy là người mở ra cánh cửa một ngôi trường và đóng lại cánh cửa một nhà tù.

Nhà lập quốc Hoa Kỳ Benjamin Franklin có câu: “Genius without education is like silver in the mine” - Thiên tài không có học hành, cũng giống như bạc còn trong mỏ.

A good teacher is like a candle – it consumes itself to light the way for others” (Khuyết Danh) - Một người thầy tốt giống như ngọn nến, đốt chính mình để soi sáng con đường cho những người khác.

Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể thấy từ ngàn xưa cho đến thời đại ngày nay, những đóng góp của người Thầy luôn là chân lý không ai có thể phủ nhận, và con người có thể phát triển cả về kiến thức lẫn nhân cách, đó là khi chúng ta biết thương yêu, tôn kính người Thầy, vì nếu không có Thầy, không ai có thể trở thành một người thành công và hiểu biết.

Tất cả mọi nền tảng từ truyền thống cho đến sự đột phá, tân tiến trong xã hội đều không thể vắng mặt người truyền dạy, vì thế giáo dục luôn là lĩnh vực trọng điểm của mọi quốc gia, và dù khoa học có phát triển đến đâu, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp và tầm quan trọng của người hướng dẫn.

Ngày nay, người Thầy không chỉ gói gọn trong phạm vi ngành giáo dục, không chỉ dành riêng cho người giảng dạy kiến thức trên ghế nhà trường mà người Thầy còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là những người đã có công khai sáng, chỉ dẫn, dìu dắt cho chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách, vượt qua những đau khổ, bế tắc trong đời sống tinh thần, người Thầy là người có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu, trong lĩnh vực nào khi đó là người mang lại cho chúng ta những nhận thức đúng đắn, những kinh nghiệm chuyên môn, người có thể giúp chúng ta buông bỏ những góc khuất sai lầm, những khuyết điểm bản thân để trở nên mạnh mẽ, nghị lực hơn trong từng suy nghĩ, từ đó giúp chúng ta trở thành người hữu ích.

Trong nhà Phật, tinh thần tôn sư trọng đạo luôn được nhắc nhở và đề cao bởi công đức của người Thầy mang đến cho những người con Phật là mang đến một đời sống tâm linh hướng thiện, thoát khỏi vô minh, thoát khỏi những thú vui trần tục tầm thường, là hướng mỗi người biết nhìn sâu vào nội tâm mình để chuyển hóa những hữu lậu thành vô lậu, mở ra cho mỗi chúng sinh một con đường giải thoát khỏi những khổ đau, giúp chúng sinh có một đời sống thiểu dục tri túc, nội tâm an lạc. Người Thầy trong đạo Phật đã đóng một vai trò rất lớn trong việc xây dựng nhân sinh con người theo tinh thần “Bi – trí – dũng”.

Đức Phật chính là người Thầy vĩ đại của nhân loại bởi Người không chỉ là một người Thầy đã hướng dẫn cho đệ tử bước đi trên con đường tu học mà còn dành tình thương thánh thiện, sự quan tâm từ mẫn cho các đệ tử của mình.

Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Sigàlovàda sutta) thuộc Trường Bộ Kinh (Dìgha Nikayà), Đức Phật cũng dạy cho thanh niên Bà La Môn Thi Ca La Việt (Singàlaka) về tư cách của người Thầy đối với học trò và học trò đối với Thầy tương ứng với tư cách lễ bái phương Nam như sau: 

“Này gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc Sư trưởng như phương Nam: Đứng dậy để chào, hầu hạ Thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ Thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc Sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyện; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt. Này Gia chủ tử, như vậy là bậc Sư trưởng được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách và Sư trưởng có lòng thương tưởng đến đệ tử theo năm cách. Như vậy phương Nam được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi”.

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikayà), Đức Phật đã nói: “Người khéo thuyết giảng thì mang lại an lạc cho chư Thiên và nhân loại, vụng thuyết thì chỉ mang đau khổ đến cho tất cả chúng sanh”.

Từ dòng chảy lịch sử thời nho giáo đến tận ngày nay, từ quan điểm về mặt truyền thống, xã hội đến quan điểm trong Phật giáo, người Thầy luôn là bậc được tôn kính, và người trò luôn phải biết nhớ đến công ơn của người đã dạy dỗ, hướng dẫn cho mình, đó là một nét đẹp quý báu về tình nghĩa Thầy – Trò mà bất cứ ai cũng ghi khắc trong tâm. Và để hình ảnh người Thầy luôn là biểu tượng thiêng liêng cao đẹp thì người Thầy giáo cần nuôi dưỡng đức hy sinh, sự cống hiến chân thành, luôn tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức chuẩn mực để mãi là những người Thầy, những tấm gương vĩ đại trong lòng những thế hệ học sinh.

Có thể nói, “Tôn sư trọng đạo” dù ở ngày xưa hay ở ngày nay, dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, vẫn luôn là một nét đẹp không gì có thể thay thế được bởi người Thầy là người mang lại nền tảng tri thức và nhân cách vô cùng to lớn như Nhà giáo Chu Văn An đã từng nói “Ta chưa từng thấy nước nào coi nhẹ sự học mà khá lên được”.

Là người mang trong mình nhiệm vụ cao cả, thiêng liêng, niềm vui của người Thầy chính là nhìn thấy sự tiến bộ, thành đạt của học trò và bằng sự thâm trầm lặng lẽ, người Thầy như một người lái đò miên mật đưa học sinh đến bờ tri thức, người Thầy trong đạo Phật còn là người giúp Phật tử, chúng sinh nuôi dưỡng những hạt từ bi để từ đó có một đời sống an lạc, thiện lành và tinh tấn.

Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11, chúng ta, những người học trò, xin được trao gửi lòng tri ân và những lời chúc đầy thương mến đến những người Thầy đã truyền dạy cho chúng ta nhiều điều trong cuộc sống, giúp chúng ta có được hành trang để lao động, sáng tạo, cống hiến và sống một đời sống tốt đạo đẹp đời.                

Phật tử An Tường Anh (Võ Đào Phương Trâm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/05/2013(Xem: 7188)
Nhà sư trẻ nựng nịu hôn lên má “con” trước bao cặp mắt gièm pha. Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa. Nhưng sư vẫn lặng lẽ chịu khổ nhục cưu mang “con”... Đó là một câu chuyện có thật chứ không phải sự tích “Quan Âm Thị Kính”.
28/05/2013(Xem: 8447)
Giới Phật tử và những người quan tâm đến Phật học ở miền Nam trước 1975, nhất là giới sinh viên Đại học Vạn Hạnh và Văn Khoa Huế, Sài gòn, chắc ai cũng quen thuộc với tên tuổi nầy qua tác phẩm Buddhism–Its Essence and Development; được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Chân Pháp Nguyễn Hữu Hiệu, một gương mặt nổi bật của khung trời Vạn Hạnh hồi đó, với nhan đề Tinh hoa và sự phát triển của Đạo Phật.
26/05/2013(Xem: 7828)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
26/05/2013(Xem: 11445)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 10682)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 6260)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 7756)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 10992)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 6402)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]