Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Của Bụt

15/10/202314:37(Xem: 2764)
Trái Tim Của Bụt

“TRÁI TIM CỦA BỤT”  
MỪNG NGÀY TIẾP NỐI THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VÀ NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM

 Trai-Tim-Cua-But-0

Mừng ngày Tiếp nối Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Ngày Doanh Nhân Việt Nam, Thái Hà Books chính thức phát hành cuốn sách quý, rất ý nghĩa “Trái tim của Bụt” với 02 phiên bản đặc biệt và phổ thông. Sách được thực hiện và gia công trang trọng, công phu, nội dung có bổ sung hình minh họa dễ hiểu cho các doanh nhân và độc giả cảm nhận rõ hơn những thông điệp của sách, để chúng ta nhắc nhau thực hành lối sống phụng sự trong hạnh phúc, để cùng nhau đi đứng nằm ngồi, nói cười và tiếp xử với nhau trong hỷ lạc và an vui, để mỗi chúng ta cùng tiếp nối sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

 

Ngay trong lúc này, sau khi vừa thiền tọa xong và đang ngồi ôm ấp và đọc lại cuốn sách “Trái tim của Bụt” có chữ ký của Thầy Thích Nhất Hạnh vào năm 2012, chúng tôi cứ ngẫm và ngẫm. Thấm thía vô cùng. “Trong kinh điển Bụt dùng một hình ảnh rất hay là những cọng lau nương vào nhau. Ví dụ có ba cọng lau nương vào nhau mà đứng, nếu lấy đi một cọng thì các cọng lau kia sẽ ngã xuống. Cái này nương vào cái kia mà có, cái kia nương vào cái này mà có. Hình ảnh giao lô rất nổi tiếng ở trong đạo Bụt. Giao lô là những cọng lau dựa vào nhau mà đứng vững”

 

Quả thật, nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời, đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng. Học Phật là để có một cơ hội đưa giáo lý vào trong tâm, phá những bế tắc, dẹp những vướng mắc. Như khi ánh sáng mặt trời lên thì tuyết băng tan. Học Phật để thay đổi tâm mình, từ tâm vô minh sang tâm có chánh kiến, để có lối sống theo Tứ Thánh Đế và Bát Chánh Đạo, lối sống phụng sự trong hạnh phúc và yêu thương.

 

Học Phật phải thấy lòng nhẹ nhàng!

Chúng ta biết ngay trong thời đại Bụt đang còn tại thế đã có sự hiểu lầm về giáo lý đạo Bụt, thì cố nhiên sau khi Bụt nhập diệt và trong mấy trăm năm truyền thừa thế nào cũng đã có những chuyện hiểu lầm và truyền thừa sai lạc. Sai lầm không chỉ vì nhớ lầm, mà còn vì cách hiểu và hành trì không đúng. Khi hiểu sai rồi hành trì sai, thì những lời Bụt dạy truyền lại cũng sai.

 

Cho nên khi học chúng ta phải cẩn thận so sánh. Nhất là chúng ta phải tìm một cái nhìn có tính cách nhất quán, một cái nhìn thấu suốt xuyên qua tất cả những điểm khác biệt. Giống như là khi có nhiều viên ngọc, chúng ta dùng một sợi dây xâu lại hết tất cả để tạo thành một chuỗi ngọc vậy.

 

Khi học Phật Pháp, chúng ta phải làm cách nào để giáo lý của Bụt giúp cho tâm tư ta nhẹ nhàng hơn, chứ không làm cho ta nặng nề thêm. Những bài pháp thoại có thể khiến cho đầu óc chúng ta thêm nặng nề nếu chúng ta chỉ học giáo lý với mục đích chất chứa thêm kiến thức. Nhẹ nhàng hơn vì những điều ta học có tác dụng tháo gỡ và phá bỏ những thấy, nghe và hiểu biết sai lầm. Nghe tới đâu, học tới đâu, ta cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái tới đó.

 

Tôi cứ ôm ấp cuốn sách “Trái tim của Bụt” giữa cái lạnh 6 độ tại Frankfurt mà thấy ấm lòng làm sao. Ấm lòng và hạnh phúc cứ thế đang tràn dâng.

 

Sách “Trái tim của Bụt” là những ghi chép tổng hợp những bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong Khóa học Phật Pháp Căn Bản tại Làng Mai, Loubes-Bernac, Pháp. Cuốn sách không chỉ dành cho các doanh nhân hay giới trí thức mà cho tất cả những ai muốn tìm hiểu đạo Phật từ căn bản một cách đơn giản và trực tiếp mà rất sâu sắc nhất. Hiểu và hành trì đúng lời dạy của Phật, ta chính là tri kỷ của Phật, mang trong mình trái tim của Phật. Khi thân chứng chúng ta thấy rất rõ như vậy.

 

Sách “Trái tim của Bụt” tập hợp 25 bài Phật Pháp căn bản được giảng bởi Thiền sư Thích Nhất Hạnh với những pháp môn rất mầu nhiệm mà bất cứ người tại gia nào, bất cứ cư sĩ nào cũng có thể thừa hưởng và thực tập, dụng tâm tu học đến chỗ sâu sắc, để có kết quả tốt đẹp. Chúng mình là những người đã thực hành gần 20 năm nay, từ năm 2005, nên thấy thật rõ.

 

Phần trọng tâm nhất trong sách “Trái tim của Bụt” bàn về gốc rễ của đạo Phật xoay quanh Nhị Đế - Tứ Thánh Đế - Bát Chánh Đạo – Lý Duyên Khởi (12 nhân duyên). Thầy Nhất Hạnh giúp chúng ta nhận ra thế nào là khổ, tập, diệt, đạo và phương pháp mà ta cần áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, để nhận ra rằng các giáo lý đó rất cụ thể và thiết thực trong cuộc sống hiện tại. Đọc sách, chúng ta thấy rõ chánh kiến, tư duy, chánh ngữ, chánh niệm, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định là gì. Đọc sách chúng ta thấy rất rõ sự liên quan, liên kết đến nhau của 8 chi phần đó cũng như sự ảnh hưởng thế lớn trong cuộc sống của chính mình.

 

Có một ý rất hay về khổ, tập, diệt, đạo mà chúng tôi rất tâm đắc: “Những lúc đau răng thì khổ và ta nghĩ không đau răng là sướng. Nhưng đến khi không đau răng ta vẫn không biết sung sướng. Con người thường sống trong quên lãng như vậy. Sống trong hạnh phúc thì không nhìn thấy hạnh phúc, và sống trong khổ đau cũng không biết đó là khổ đau. Không nhận diện được đau khổ nên ta gánh cái khổ đó suốt đời.”

 

Qua những bài học được ghi chép lại trong sách “Trái tim của Bụt”, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn giảng dạy về cách để chúng ta tiếp nhận kiến thức mà không bị lầm đường lạc lối theo phương pháp Văn - Tư - Tu. Văn là tiếp nạp những kiến thức mới; Tư là tư duy, nghiền ngẫm về những kiến thức đã được học; và cuối cùng là Tu, tức đem những kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế.

 

Trai-Tim-Cua-But-5

Chúng tôi đang rất hân hạnh cầm trên tay phiên bản đặc biệt của cuốn sách quý “Trái tim của Bụt” với bìa sách được bọc vải chất liệu polyester, một loại sợi tổng hợp nhân tạo được tạo ra từ các chất hóa dầu, như than đá và dầu mỏ; Tên sách được in nhũ vàng trên vải; Đặc biệt là phần hình ảnh Phật được chạm khắc trên bề mặt gỗ tự nhiên kích thước 7.9 x 16.6. Hạnh phúc cứ thế đang tràn dâng.

 

Hôm qua trên các màn hình tàu điện ngầm tại Đức, hình ảnh Thầy Nhất Hạnh hiện lên với sự trân trọng rất lớn. Người Đức và phương Tây rất quý trọng vị thiền sư lỗi lạc người Việt Nam chúng ta. Có trực tiếp nhìn thấy mới tự hào và  có niềm sung sướng lớn lao. Chúng tôi mong bạn đọc người Việt tại châu Âu và khắp thế giới sớm có sách quý này, dù phiên bản đặc biệt ay phổ thông để cùng thực hành, để thân chứng kết quả, để cùng lan tỏa tiếp nối tinh thần của đạo Phật, cùng nhau sống bình an, hạnh phúc.

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Trai-Tim-Cua-But-4Trai-Tim-Cua-But-3Trai-Tim-Cua-But-2Trai-Tim-Cua-But-6

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 5656)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7557)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7257)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7866)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6146)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
27/04/2019(Xem: 6817)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9687)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6420)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6482)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7557)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]