Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường !!

07/10/202311:52(Xem: 2902)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường !!
20231006-ttt-00
Namo Sakya Muni Buddha

Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!!

- Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã. 
 
Thân biến đổi là để dạy cho tâm bài học về vô thường, buông bỏ hý luận và mọi tham cầu. Thân đau yếu là để cho tâm thấy rõ được những sự bất toàn nằm ngay ở đây, việc tu là ngay từ thân mà đi vào chứ không phải những vọng tưởng, hý luận cao xa, nói gió nói mây, thiên đàng hay địa ngục. Tất cả đều nằm ở cái thân này, quay về mà hiểu rõ cái thân đau yếu này như thế nào ! Thân là để chỉ bày cho tâm biết, pháp thật sự nằm ở đâu. Chúng ta lúc khỏe mạnh, coi thường cái thân này mà để cho tâm phóng túng, đến khi thân hoại thì tâm tán loạn vì không biết quay về, bám víu và xử lý cái gì, ở đâu và như thế nào ?

- Khi khỏe mạnh, tâm có đủ thứ tham muốn, vọng tưởng. Khi đau yếu và bất an, tâm chỉ có một ước nguyện là thân thể này được khỏe mạnh và bình an. Tất cả mọi vọng tưởng, mơ ước cao xa và hão huyền lập tức tan biến, thay vào đó chỉ có một mong muốn, ước nguyện đó là khỏe mạnh. Vì thế, thân bệnh không phải là khổ đau, mà là một liều thuốc đắng để thức tỉnh tâm thức. Ngay nơi thân này mà thận trọng, ngay nơi thân này mà giữ gìn và chú tâm , ngay nơi thân này mà an định quan sát. Mất sự hiểu biết những gì đang diễn ra nơi thân này, đó thật sự là một đáng tiếc trên con đường tu học. Tâm không hiểu rõ cái thân này, chính vì vậy, đau đớn và khổ nhọc về thân thể là để tâm thức quay lại và hiểu biết rõ hơn về cái thân này.

- Thân có thể bệnh, nhưng tâm thì không. Bởi tâm hiểu rõ được bệnh từ đâu mà đến. Lo lắng, buồn đau, sợ hãi và giận hờn là liều thuốc độc cho tâm có nguồn gốc từ thân thể bất an. Nếu thấy rằng thân bất an là để cho tâm hiểu rõ vô thường, hiểu càng rõ thì sự buông bỏ, sự lìa xa các bám chấp càng dễ xảy ra. Các nỗi đau về thể xác là một phần hư hoại của cuộc sống, nó xảy ra thì cứ để cho nó xảy ra, tùy cơ mà ứng biến và cốt yếu là làm sao cho tâm không loạn. Vì tâm không loạn cho nên được an ổn vậy ! 
20231006-ttt-04
Ngồi Lại Với Mùa Thu

Lắng lòng nghe một chiếc lá rơi
Mùa Thu vừa đến nhẹ bên đời
Chiều phai, giọt nắng còn vương đọng
Như thầm tiếc nuối một ngày trôi..

Mới vừa xuân, thoáng đã vào thu
Tháng năm chìm khuất rặng sương mù
Bốn mùa thấp thoáng qua ngày mộng
Vô thường chưa mỏi gót phiêu du...

- Lắng lòng nghe.. tiếng của dòng sông..
Buồn, vui, thương, ghét.. cuộc long đong.
Sóng tình chưa phút nao dừng lại
Viễn xứ.. nào ai biết.. tại lòng!

- Dĩ vãng trôi, tương lai cũng trôi..
Giấc mơ thành hiện thực đầy vơi!
Hiện thực kết nên ngày lịch sử
Rồi Lịch sử tìm.. mây trắng trôi...

Lắng lòng nghe hơi thở mùa thu
Ngừng theo tiếng gọi của tâm tư.
Hồ thu viên sỏi vừa rơi nhẹ
Đã thấy nghìn trùng xa cõi Như...

Khép làn mi, khép cửa thời gian..
Nghiêng bên dòng nước thấy dung nhan...
Ngày mai có thể không hề đến
Chiếc lá vừa rơi...Mộng đã tàn!!...
Như Nhiên -TTT
 
🌹🙏❤

Mô Phật-  Kính chia sẻ hình ảnh Thầy Như Nhiên TTT hướng dẫn Khóa tu: ''Một Ngày Sống Thiền'' tại Chùa Địa Tạng, thành phố MONTREAL- Quebec CANADA vào ngày Thứ Bảy 30 tháng 9 & ngày Chủ Nhật- 01 tháng 10 2023 vừa qua.
Xin cảm niệm Thượng tọa Thích Trí Thắng và chư Tôn đức Tăng trú xứ Chùa Địa Tạng đã tạo duyên lành cho con thành tựu một ngày tu học cùng chư Phật tử Montreal trong thanh tịnh & an lạc.. Cảm niệm Đạo hữu Niệm Đức đã gửi tặng những bức ảnh đẹp lưu niệm Khóa tu này..
Xin cảm niệm và tri ân tất cả những Nhân Duyên trong đời..
Kính chúc tất cả ngày mới an vui..
Như Nhiên- TTT

20231006-ttt-0120231006-ttt-0220231006-ttt-0320231006-ttt-0720231006-ttt-0820231006-ttt-0920231006-ttt-1020231006-ttt-1120231006-ttt-1220231006-ttt-1320231006-ttt-1720231006-ttt-2020231006-ttt-2120231006-ttt-2220231006-ttt-2420231006-ttt-2520231006-ttt-2620231006-ttt-5020231006-ttt-5820231006-ttt-6020231006-ttt-61
Đạo Chính Là Sống Tinh Thức Giữa U Mê, Thích Tánh Tuệ, 10/23



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2012(Xem: 5637)
Dường như người Nhật Bản rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, cho nên họ quí trọng xem con người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau, chứ không dựa vào dáng vẻ giàu nghèo bên ngoài, thường xuyên làm chuyện phải có lợi ích cho người khác, cũng như không dám trộm cắp, hại người, để được nghiệp quả tốt. Chuyện thứ nhất: Trung thực
18/10/2012(Xem: 8346)
Trong cuộc sống, hằng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy, chúng ta suy nghĩ làm sao có tiền, có tình, có địa vị, có thức ăn ngon, có ngủ nghỉ thỏa thích. Để được hưởng thụ những thứ đó, chúng ta phải tính toán, làm việc vất vả, thậm chí nhúng tay vào tội lỗi. Rồi một ngày nào đó theo định luật sinh, trụ, dị, diệt, chúng ta nhắm mắt tắt hơi, bỏ lại những thứ mình ham muốn, suốt đời khổ cực tìm cầu. Đến cõi đời này với hai bàn tay trắng, ra đi cũng hai bàn tay trắng, chỉ còn nghiệp theo mình, đưa mình đến một trong sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A–tu–la, người và trời.
17/10/2012(Xem: 6496)
Có 3 loại nghiệp ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta không chỉ ở đời này mà còn ở nhiều đời sau là: Thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Trong 3 loại nghiệp đó có lẽ khẩu nghiệp là dễ bị nhất vì hầu như không ai có thể tránh được giao tiếp với người xung quanh, từ gia đình cho đến xã hội. Trong các giới thì giới nữ lại càng dễ bị khẩu nghiệp nhất. Với bài viết này, chúng tôi mong quý Phật tử nữ (Ưu Bà Di) nên thận trọng hơn khi dùng lời nói của mình.
17/10/2012(Xem: 8712)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 7973)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 15820)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 7116)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 17950)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 10308)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]