Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạn Có Biết, Vì Sao Bhutan Là Đất Nước Hạnh Phúc?

22/09/202308:18(Xem: 2154)
Bạn Có Biết, Vì Sao Bhutan Là Đất Nước Hạnh Phúc?
ttt-20230922-01
 Namo Sakya Muni Buddha

BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC?

Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất:

▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN:
Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
▪️BÌNH DỊ QUA NGÔI NHÀ:
Nhà ở của người Bhutan không có sự hơn thua, ganh tị, nhà tôi phải cao hơn nhà anh, kiến trúc như nhau. Một người có thể sở hữu nhiều căn nhà.  Nhưng tối chỉ nằm có cái giường và ở một cái nhà thôi.  Sự yêu thương hòa thuận với những người trong ngôi nhà và tình làng nghĩa xóm, đó mới là hạnh phúc
▪️BÌNH DỊ QUA ĂN MẶC:
 Thời trang sẽ khó phát triển ở nơi đây, vì họ không quan trọng mặc đẹp, đối với họ mặc đủ ấm, đủ kín là được. Hạnh phúc khi chiếc áo không làm nên giá trị chúng ta, mà chúng ta chính là người mang lại giá trị cho chiếc áo.
▪️BÌNH DỊ QUA PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:
Người Bhutan không đánh giá con người qua chiếc xe đang đi, họ chỉ tôn trọng qua những gì người ấy chứng đắc được, có người cả đời chỉ biết đi bộ, không dùng phương tiện vận chuyển bao giờ.
▪️BÌNH DỊ QUA LỜI NÓI:
 Họ rất kiệm lời, nhưng khi nói ra, thường nói những lời chân thật, không làm tổn thương người khác, như bình phẩm, chê bai. Ở Bhutan rất hiếm khi gặp cảnh cãi vã.
▪️BÌNH DỊ QUA VIỆC ĐÁNH ĐỔI THU NHẬP NGƯỜI DÂN BẰNG CHỈ SỐ HẠNH PHÚC: Vương quốc Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới không đánh giá thu nhập bình quân qua chỉ số GDP, mà chỉ số hạnh phúc HPI (Happy Plannet Index).
▪️BÌNH DỊ QUA CÁCH THỞ:
ở Bhutan hiếm thấy phòng tập Gym, hay Yoga, vì mỗi người dân ai cũng ý thức được sự an lạc trong hơi thở, kể cả khi đứng nằm ngồi, nên thiền định qua việc đi bộ là môn thể thao vi diệu nhất.
BÌNH DỊ KHI LÀ CHÍNH MÌNH:
Mỗi ngày chúng ta làm việc, tiếp xúc với nhiều người, tốt CÓ, xấu CÓ, nghèo giàu có, sự so sánh hơn thua, ganh tị, gánh nặng gia đình, khen chê...đôi lúc sẽ làm cho ta không phải là chính mình nữa, mong cầu càng nhiều, sẽ sớm mất đi chính mình.
"Người nước ngoài nhìn Bhutan đáng thương, cho rằng họ nghèo, nhưng khi đến Bhutan, tôi cảm thấy Bhutan đẹp nguyên sơ, người dân hạnh phúc và đầy lòng nhân ái. Hạnh phúc xuất phát từ bên trong ta, không phải ở đâu xa, mà người đời hay chạy đua để kiếm tìm. Bhutan xinh đẹp, quê mùa, chất phác. CẦN CHO BẠN HÍT THỞ!"

🌹🙏😊

Chia sẻ hình ảnh chuyến Hành hương Bhutan & Nepal do thầy Như Nhiên hướng dẫn.
Chuyến đi 2 tuần, từ đầu tháng 9 cho đến 16 tháng 9 2023 thì hoàn mãn kết thúc.
Đất nước và con người Bhutan vẫn thế, thanh bình và hiền hòa. Bhutan vẫn giữ được bản sắc của mình giữa một thế giới văn minh vật chất quay cuồng và thay đổi từng ngày.. Bản thân thầy Như Nhiên, đây là lần thứ 5 hữu duyên đưa bà con đến thăm xứ sở thần tiên này.. được hòa mình trong không gian bao la khoáng đạt của đất trời, hít thở không khí trong lành của núi đồi, đi những bước chân an tĩnh.. Và hiểu ra rằng, hạnh phúc trên đời cũng chỉ bấy nhiêu thôi..

- Kinh chúc cả Chùa luôn an vui & tùy tâm mãn nguyện.
Namo Buddhaya
__(())__
ttt-20230922-02ttt-20230922-03ttt-20230922-04ttt-20230922-05ttt-20230922-06ttt-20230922-07ttt-20230922-08ttt-20230922-09ttt-20230922-10ttt-20230922-11ttt-20230922-12ttt-20230922-13ttt-20230922-14ttt-20230922-15ttt-20230922-16ttt-20230922-17ttt-20230922-18ttt-20230922-19ttt-20230922-20ttt-20230922-21ttt-20230922-22ttt-20230922-23ttt-20230922-24ttt-20230922-25ttt-20230922-26https://thuvienhoasen.org/a39567/chuong-trinh-hanh-huong-phat-tich-tu-dong-tam-india-nepal-va-himalaya-dharamsala-nov-2023
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 7397)
Tháng bảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.
08/08/2011(Xem: 8422)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 16378)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 12311)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 8342)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 19435)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 7083)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 6384)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 13877)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 12716)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]