Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bạn Có Biết, Vì Sao Bhutan Là Đất Nước Hạnh Phúc?

22/09/202308:18(Xem: 2263)
Bạn Có Biết, Vì Sao Bhutan Là Đất Nước Hạnh Phúc?
ttt-20230922-01
 Namo Sakya Muni Buddha

BẠN CÓ BIẾT, VÌ SAO BHUTAN LÀ ĐẤT NƯỚC HẠNH PHÚC?

Hạnh phúc của Bhutan đến từ những điều bình dị nhất:

▪️BÌNH DỊ QUA MÓN ĂN:
Ăn là nhu cầu cơ bản để nuôi cơ thể sinh học, nhưng không phải sống để ăn, vì vậy thức ăn là quà tặng của tự nhiên, là tình thương của người gieo trồng, là sự ấm áp và chân thành của người chế biến, nên khi ăn họ cảm thấy hạnh phúc.
▪️BÌNH DỊ QUA NGÔI NHÀ:
Nhà ở của người Bhutan không có sự hơn thua, ganh tị, nhà tôi phải cao hơn nhà anh, kiến trúc như nhau. Một người có thể sở hữu nhiều căn nhà.  Nhưng tối chỉ nằm có cái giường và ở một cái nhà thôi.  Sự yêu thương hòa thuận với những người trong ngôi nhà và tình làng nghĩa xóm, đó mới là hạnh phúc
▪️BÌNH DỊ QUA ĂN MẶC:
 Thời trang sẽ khó phát triển ở nơi đây, vì họ không quan trọng mặc đẹp, đối với họ mặc đủ ấm, đủ kín là được. Hạnh phúc khi chiếc áo không làm nên giá trị chúng ta, mà chúng ta chính là người mang lại giá trị cho chiếc áo.
▪️BÌNH DỊ QUA PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:
Người Bhutan không đánh giá con người qua chiếc xe đang đi, họ chỉ tôn trọng qua những gì người ấy chứng đắc được, có người cả đời chỉ biết đi bộ, không dùng phương tiện vận chuyển bao giờ.
▪️BÌNH DỊ QUA LỜI NÓI:
 Họ rất kiệm lời, nhưng khi nói ra, thường nói những lời chân thật, không làm tổn thương người khác, như bình phẩm, chê bai. Ở Bhutan rất hiếm khi gặp cảnh cãi vã.
▪️BÌNH DỊ QUA VIỆC ĐÁNH ĐỔI THU NHẬP NGƯỜI DÂN BẰNG CHỈ SỐ HẠNH PHÚC: Vương quốc Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới không đánh giá thu nhập bình quân qua chỉ số GDP, mà chỉ số hạnh phúc HPI (Happy Plannet Index).
▪️BÌNH DỊ QUA CÁCH THỞ:
ở Bhutan hiếm thấy phòng tập Gym, hay Yoga, vì mỗi người dân ai cũng ý thức được sự an lạc trong hơi thở, kể cả khi đứng nằm ngồi, nên thiền định qua việc đi bộ là môn thể thao vi diệu nhất.
BÌNH DỊ KHI LÀ CHÍNH MÌNH:
Mỗi ngày chúng ta làm việc, tiếp xúc với nhiều người, tốt CÓ, xấu CÓ, nghèo giàu có, sự so sánh hơn thua, ganh tị, gánh nặng gia đình, khen chê...đôi lúc sẽ làm cho ta không phải là chính mình nữa, mong cầu càng nhiều, sẽ sớm mất đi chính mình.
"Người nước ngoài nhìn Bhutan đáng thương, cho rằng họ nghèo, nhưng khi đến Bhutan, tôi cảm thấy Bhutan đẹp nguyên sơ, người dân hạnh phúc và đầy lòng nhân ái. Hạnh phúc xuất phát từ bên trong ta, không phải ở đâu xa, mà người đời hay chạy đua để kiếm tìm. Bhutan xinh đẹp, quê mùa, chất phác. CẦN CHO BẠN HÍT THỞ!"

🌹🙏😊

Chia sẻ hình ảnh chuyến Hành hương Bhutan & Nepal do thầy Như Nhiên hướng dẫn.
Chuyến đi 2 tuần, từ đầu tháng 9 cho đến 16 tháng 9 2023 thì hoàn mãn kết thúc.
Đất nước và con người Bhutan vẫn thế, thanh bình và hiền hòa. Bhutan vẫn giữ được bản sắc của mình giữa một thế giới văn minh vật chất quay cuồng và thay đổi từng ngày.. Bản thân thầy Như Nhiên, đây là lần thứ 5 hữu duyên đưa bà con đến thăm xứ sở thần tiên này.. được hòa mình trong không gian bao la khoáng đạt của đất trời, hít thở không khí trong lành của núi đồi, đi những bước chân an tĩnh.. Và hiểu ra rằng, hạnh phúc trên đời cũng chỉ bấy nhiêu thôi..

- Kinh chúc cả Chùa luôn an vui & tùy tâm mãn nguyện.
Namo Buddhaya
__(())__
ttt-20230922-02ttt-20230922-03ttt-20230922-04ttt-20230922-05ttt-20230922-06ttt-20230922-07ttt-20230922-08ttt-20230922-09ttt-20230922-10ttt-20230922-11ttt-20230922-12ttt-20230922-13ttt-20230922-14ttt-20230922-15ttt-20230922-16ttt-20230922-17ttt-20230922-18ttt-20230922-19ttt-20230922-20ttt-20230922-21ttt-20230922-22ttt-20230922-23ttt-20230922-24ttt-20230922-25ttt-20230922-26https://thuvienhoasen.org/a39567/chuong-trinh-hanh-huong-phat-tich-tu-dong-tam-india-nepal-va-himalaya-dharamsala-nov-2023
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 26227)
Báo chí Phương Tây và châu Á đều quan tâm đến ngôi sao điện ảnh của Hollywood này, khi anh bỏ ngang việc đóng phim và đến Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ tu học 6 tháng với các vị Lạt ma Tây Tạng vào đầu năm 1996. Trở lại Hoa Kỳ sau nhiều tháng ở Ấn Độ và Mông Cổ, người ta đều nhận thấy anh càng trẻ hơn, yêu đời hơn so với cái tuổi 48 của anh rất nhiều. Phải chăng đó là kết quả của sự thanh lọc thân tâm sau một thời gian dài ở phương Đông?
09/04/2013(Xem: 6083)
Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.
09/04/2013(Xem: 18218)
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
09/04/2013(Xem: 10787)
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: "Cảm Tạ Xứ Đức".
09/04/2013(Xem: 11335)
Tác phẩm thứ 29 nầy được bắt đầu viết vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 7 tháng 6 năm 2000, nhằm ngày mồng 6 tháng 5 năm Canh Thìn. Hôm nay trời không đẹp lắm, vì có nhiều cụm mây đen đang phủ kín đó đây phía bên ngoài.
09/04/2013(Xem: 9007)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 12199)
Hoa là một loài thực vật tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên mà loài người thường hay trân quý, nhất là những loài hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn, hoa mai, hoa cúc, hoa huệ...
09/04/2013(Xem: 17553)
Nếu nói 20 năm là một thế hệ, thì những bài viết trong quyển sách thứ 36 nầy đã hơn một thế hệ rồi. Đó là 25 năm của một chặng đường lịch sử mà chúng tôi đã đi qua.
09/04/2013(Xem: 10615)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật . Cùng tất cả trại sinh ngày Hạnh quý mến, Trong Lục Độ Tập Kinh, có dạy: “Thà mất nước không thà mất hạnh”. Thà mất nước, là thà mất biên cương, lãnh thổ, chứ không thà mất hạnh. Mất hạnh là mất văn hoá, mất nếp sống đạo đức, mất thuần phong mỹ tục, mất nhân tính, mất đi lý tưởng sống. Mất nước là mất biên cương, mất lãnh thổ, mất chủ quyền quốc gia, mà còn Hạnh, nghĩa là còn nền đạo đức của một dân tộc, còn nền văn hoá của một dân tộc, còn thuần phong mỹ tục của một dân tộc, và còn lý tưởng sống của một dân tộc, thì việc mất chủ quyền về chính trị, mất biên cương, mất lãnh thổ của dân tộc, sớm muộn gì cũng có thể phục hồi lại được, nhưng một dân tộc không mất biên cương, lãnh thổ mà mất Hạnh thì vĩnh viễn mất nước. Cũng vậy, người phật tử chúng ta, dù mất sinh mạng, nhưng không mất lý tưởng, thì chúng ta vẫn còn là một con người nguyên vẹn trong lý tưởng giác ngộ.
09/04/2013(Xem: 6346)
Hôm nay là ngày 16 tháng 11 năm 2003 tại vùng núi rừng của Tu Viện Đa Bảo ở Sydney thuộc nước Úc, tôi và tăng chúng ở đây đã gần một tháng nhập thất rồi và công việc của chúng tôi là dịch kinh, hành trì, tu tập, công phu, học tập, chấp tác v.v...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]