Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

22/09/202307:40(Xem: 7210)
Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

Buddha-325
Ưu điểm & Khuyết điểm.

 
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp!
Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu
Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu
Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
 
Vì không một ai trên đời hoàn hảo cả !
Có điểm ưu, điểm khuyết của bản thân
Biết nhận thức điểm ưu…
cải thiện điểm khuyết dần dần
Và bao giờ cũng sử dụng trí tuệ hơn lòng tự ái!
 
Mặc ai kiêu ngạo đố kỵ ..sẽ tự đốt cháy
Cuối cùng rồi,
“ TA CHỈ CÓ THỂ DỰA VÀO CHÍNH MÌNH “
Đừng để thiếu đi hy vọng và sự tự tin
Hãy tồn tại độc lập theo Phương Tây quy luật (1)
 
Lại nhớ về ba thứ Khổ của Đạo Phật (2)
Không gì ngu xuẩn hơn ….
khi không trân quý thân người
Gắng gạt nước mắt, tìm lại nụ cười.
Nào hãy nhìn xuống để thấy ta còn may mắn!
Và hãy nhìn lên biết ta cần cố gắng! (3)
 
Mời chiêm nghiệm hai lời dạy được ban tặng:
1- Đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai, hãy so sánh bạn của hôm nay với bạn của hôm qua.
2-Chỉ cần bạn có ý chí, bạn có thể thay đổi được bản thân thậm chí là thay đổi cả cuộc đời của mình. Vì vậy, đừng nhụt chí, đừng sợ hãi, hãy quyết tâm thay đổi ngay hôm nay nhé!
Huệ Hương
_____00000_____
(1) “Accept what IS Let go of what WAS and Have faith in what WILL BE “(2) Sự khổ trong kinh Phật định nghĩa rộng lắm. Đức Phật chia khổ có ba:
-khổ khổ có nghĩa là sự có mặt của những gì làm cho thân tâm khó chịu,
hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm cho thân tâm dễ chịu,
hành khổ là cái khó thấy nhất, đó là sự hiện hữu vô vị tẻ nhạt và lệ thuộc các điều kiện
3) “Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc dễ dàng từ bỏ. Cách tốt nhất để đạt được thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa” – Thomas A.Edison

Khao khát & Thao thức.

Con người thời đại luôn khao khát và thao thức!
Nỗ lực vô hạn tìm chân trời mới vững bền
Hy vọng thiết tha muốn giải thoát, muốn vươn lên
Mà quên hẳn..
Sống ở đời ai không gặp những thử thách!
Đánh mất đời sống thường nhật..
khó trưởng thành nhân cách!
“Let it be “ hãy cứ để mọi thứ qua đi (1)
Cuộc đời : trò chơi hay giấc mơ….
Mục đích tối thượng là gì?
Định mệnh mình phụ thuộc vào sự lựa chọn !
Điều chúng ta nghĩ là vận may…
“ Bản ngã nội tâm ngoại hiện “
Phật dạy trong “Pháp Môn căn bản” :
Tâm ta thanh tịnh lúc ban đầu (2)
Phải sở hữu trái tim mạnh mẽ, kiên cường
mới có thể tồn tại dài lâu
Mọi thứ trông như thật …..
nhưng tất cả chỉ là tâm thức !
Thường gặp trong cuộc sống…ở mọi lĩnh vực
Sống theo định luật nhân quả mới an vui
Đừng khao khát thao thức sẽ …chôn vùi
Thứ đáng tin cậy nhất ….
“điều bên trong cần thực sự ổn định”!
Hãy đối mặt sự thật can đảm, bình tĩnh!

Huệ Hương

———————0000————.
(1) LET IT BE (The Beatles)
When I find myself in times of trouble, mother Mary comes to me, speaking words of wisdom, let it be. And in my hour of darkness she is standing right in front of me, speaking words of wisdom, let it be. Let it be, let it be, let it be, let it be. Whisper words of wisdom, let it be. And when the broken hearted people living in the world agree, there will be an answer, let it be. For though they may be parted there is still a chance that they will see, there will be an answer. let it be. Let it be, let it be, .....
(2) Pháp Môn Căn Bản đã nói: "Cái tâm con người ban đầu vốn luôn thanh tịnh (vô ngã), chỉ là theo thời gian nó đã bị nhuộm màu bởi những tạp nhiễm ngoại lai (cái ngã)".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2021(Xem: 4673)
Tăng đoàn của Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley đã thông báo rằng, Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman (Tông Thuần, Sōjun, 宗純), vị Trưởng lão Thiền sư đáng kính của Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen, 曹洞宗), Phật giáo Nhật Bản, vị Giáo thọ sư nổi tiếng đã viên tịch vào hôm thứ Năm, ngày 7 tháng 1 năm 2021. Hưởng thượng thọ 91 tuổi. Trưởng lão Thiền sư Mel Weitsman, người cùng với Trưởng lão Thiền sư Shunryu Suzuki Roshi (pháp danh Shōgaku Shunryū, 祥 岳俊隆, 1901-1971), đồng sáng lập Trung tâm Thiền Phật giáo Berkeley, một trung tâm thực hành Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản tại Berkeley, California, Hoa Kỳ vào năm 1967.
12/01/2021(Xem: 6442)
Kính thưa quý Phật tử, đồng hương xa gần kính mến, Trái đất xoay tròn, một năm nữa lại đến. Gió xuân, mai đào, bánh chưng, bánh tét... đang đem niềm vui mùa xuân đến cho hành tinh chúng ta. Quý Ni sư kính lời vấn an sức khỏe đến quý Phật tử, tri ân tình thương của quý vị trong thời gian qua, nhất là trong mùa đại dịch Covid Corona, quý vị luôn đồng hành ủng hộ để Chùa Hương Sen được yên ổn sinh hoạt và an tâm tu tập, tụng niệm.
12/01/2021(Xem: 4566)
Vương quốc Phật giáo Bhutan với diện tích và dân số khiêm tốn trên Himalaya đã báo cáo có ca COVID-19 đầu tiên tử vong, khoảng 10 tháng sau khi ca đầu tiên phát hiện Viruscorona, và cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách phong tỏa phần lớn đất nước phụ thuộc vào du lịch. Trong một thông báo đưa ra vào cuối ngày thứ Năm, ngày 7 vừa qua, Bộ Y tế Bhutan cho biết một người đàn ông 34 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Thimphu do Covid-19, tiền sử có bệnh nền như gan mãn tính và suy thận, có kết quả xét nghiệm dương tính.
09/01/2021(Xem: 6962)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
07/01/2021(Xem: 6059)
Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa đón khách vào thưởng một “pháp bảo” của Phật giáo Trung Hoa mang tên “Kinh Kim Cang”, đó là một trong những cổ vật chính được trưng bày tại cuộc triển lãm “Con Đường Tơ Lụa. Bên cạnh cuốn “Kinh Kim Cang” còn có những cổ vật khác được giữ gìn hoàn hảo hơn 1000 năm qua như : một súc lụa, một tấm thảm trải trước lò sưởi tại ngôi nhà bỏ hoang đã 1.100 năm, một cuộn len 1300 năm tuổi … Phần lớn cổ vật trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ sưu tập của Sir Marc Aurel Stein.
07/01/2021(Xem: 5629)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5538)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6940)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4329)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9168)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]