Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

22/09/202307:40(Xem: 8635)
Ưu Điểm & Khuyết Điểm - Khao khát & Thao thức (Thơ)

Buddha-325
Ưu điểm & Khuyết điểm.

 
Nhiều lần viết thư em thường mong được giúp!
Làm sao thả lỏng tâm trí để ngẩng cao đầu
Phản ứng người khác khiến thao thức đêm thâu
Ôi ! chỉ biết trả lời ….“ Em cứ khóc, nhưng em đừng gục ngã “
 
Vì không một ai trên đời hoàn hảo cả !
Có điểm ưu, điểm khuyết của bản thân
Biết nhận thức điểm ưu…
cải thiện điểm khuyết dần dần
Và bao giờ cũng sử dụng trí tuệ hơn lòng tự ái!
 
Mặc ai kiêu ngạo đố kỵ ..sẽ tự đốt cháy
Cuối cùng rồi,
“ TA CHỈ CÓ THỂ DỰA VÀO CHÍNH MÌNH “
Đừng để thiếu đi hy vọng và sự tự tin
Hãy tồn tại độc lập theo Phương Tây quy luật (1)
 
Lại nhớ về ba thứ Khổ của Đạo Phật (2)
Không gì ngu xuẩn hơn ….
khi không trân quý thân người
Gắng gạt nước mắt, tìm lại nụ cười.
Nào hãy nhìn xuống để thấy ta còn may mắn!
Và hãy nhìn lên biết ta cần cố gắng! (3)
 
Mời chiêm nghiệm hai lời dạy được ban tặng:
1- Đừng so sánh bản thân với bất kỳ ai, hãy so sánh bạn của hôm nay với bạn của hôm qua.
2-Chỉ cần bạn có ý chí, bạn có thể thay đổi được bản thân thậm chí là thay đổi cả cuộc đời của mình. Vì vậy, đừng nhụt chí, đừng sợ hãi, hãy quyết tâm thay đổi ngay hôm nay nhé!
Huệ Hương
_____00000_____
(1) “Accept what IS Let go of what WAS and Have faith in what WILL BE “(2) Sự khổ trong kinh Phật định nghĩa rộng lắm. Đức Phật chia khổ có ba:
-khổ khổ có nghĩa là sự có mặt của những gì làm cho thân tâm khó chịu,
hoại khổ là sự vắng mặt của những gì làm cho thân tâm dễ chịu,
hành khổ là cái khó thấy nhất, đó là sự hiện hữu vô vị tẻ nhạt và lệ thuộc các điều kiện
3) “Điểm yếu lớn nhất của chúng ta nằm ở việc dễ dàng từ bỏ. Cách tốt nhất để đạt được thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa” – Thomas A.Edison

Khao khát & Thao thức.

Con người thời đại luôn khao khát và thao thức!
Nỗ lực vô hạn tìm chân trời mới vững bền
Hy vọng thiết tha muốn giải thoát, muốn vươn lên
Mà quên hẳn..
Sống ở đời ai không gặp những thử thách!
Đánh mất đời sống thường nhật..
khó trưởng thành nhân cách!
“Let it be “ hãy cứ để mọi thứ qua đi (1)
Cuộc đời : trò chơi hay giấc mơ….
Mục đích tối thượng là gì?
Định mệnh mình phụ thuộc vào sự lựa chọn !
Điều chúng ta nghĩ là vận may…
“ Bản ngã nội tâm ngoại hiện “
Phật dạy trong “Pháp Môn căn bản” :
Tâm ta thanh tịnh lúc ban đầu (2)
Phải sở hữu trái tim mạnh mẽ, kiên cường
mới có thể tồn tại dài lâu
Mọi thứ trông như thật …..
nhưng tất cả chỉ là tâm thức !
Thường gặp trong cuộc sống…ở mọi lĩnh vực
Sống theo định luật nhân quả mới an vui
Đừng khao khát thao thức sẽ …chôn vùi
Thứ đáng tin cậy nhất ….
“điều bên trong cần thực sự ổn định”!
Hãy đối mặt sự thật can đảm, bình tĩnh!

Huệ Hương

———————0000————.
(1) LET IT BE (The Beatles)
When I find myself in times of trouble, mother Mary comes to me, speaking words of wisdom, let it be. And in my hour of darkness she is standing right in front of me, speaking words of wisdom, let it be. Let it be, let it be, let it be, let it be. Whisper words of wisdom, let it be. And when the broken hearted people living in the world agree, there will be an answer, let it be. For though they may be parted there is still a chance that they will see, there will be an answer. let it be. Let it be, let it be, .....
(2) Pháp Môn Căn Bản đã nói: "Cái tâm con người ban đầu vốn luôn thanh tịnh (vô ngã), chỉ là theo thời gian nó đã bị nhuộm màu bởi những tạp nhiễm ngoại lai (cái ngã)".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2011(Xem: 7916)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6868)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 6280)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 15653)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20755)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
07/05/2011(Xem: 20076)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
06/05/2011(Xem: 7438)
Như ai cũng biết, chúng ta sinh ra đời để sống và làm việc như bao nhiêu người trên thế gian này. Đó là ăn uống, ngủ nghỉ, rồi lớn lên lấy vợ lấy chồng, đi làm kiếm tiền nuôi bản thân, gia đình và đóng góp lợi ích xã hội, đến khi lớn tuổi về hưu thì già bệnh rồi chết. Đó là nói những người làm việc nhà nước có chính sách chế độ lương hưu. Còn những người tự làm tự sống, không làm việc nhà nước thì họ phải bươn chải đến khi không còn khả năng làm việc nữa mới thôi. Ai có phước thì được con cái chăm sóc, giúp đỡ, nuôi dưỡng khoảng đời còn lại.
04/05/2011(Xem: 8658)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 8121)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 7637)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]