Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Muôn Đời Thanh Tân

26/08/202313:33(Xem: 2731)
Muôn Đời Thanh Tân

MUÔN ĐỜI THANH TÂN
Vu-lan-004

 

Khí trời còn nóng lắm nhưng không khí mùa hội hiếu đã chớm sang, âm hưởng tháng bảy đã vọng trong hồn. Tự dưng y nghĩ đến chùa chiền mà lòng lay động, dường như trong tâm có lời thì thầm: “Thế là lại đến mùa báo hiếu!”. Y vốn nhiễu sự mà, lòng vừa nghĩ thế thì thằng Ý chọt liền:

- Báo hiếu mọi ngày, ngày nào chẳng là ngày hiếu, hà cớ gì phải đợi đến tháng bảy mới báo hiếu?

Y phì cười, thằng Ý nói cũng có lý, mặc dù biết nó lý sự nhưng y cũng minh bạch đôi lời với nó. Y vẫn nhớ kỹ lời thầy: “Không tranh cãi dù là ở đời, người học Phật càng không nên tranh cãi”. Y nhân cơ hội này giải thích một tí cho thằng Ý và những người  nhiều lý sự nhưng chưa thông sự lý, thiếu hiểu biết, hoặc giả là bản tánh thích cà khịa, thích gây sự. Y lựa lời nhỏ nhẹ, ôn tồn nhưng rành mạch:

- Này Ý! Chú em nói cũng có lý lắm, báo hiếu cả đời, báo hiếu muôn đời, báo hiếu mọi ngày chứ nào phải đợi đến tháng bảy, nào phải chỉ một mùa. Chú em cần phải biết rằng Vu Lan tháng bảy là lễ hội hiếu trong nhà Phật, là xuất phát từ tích ngài Mục Kiền Liên độ mẹ. Lễ Vu Lan để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng; hồi hướng công đức cho tiền nhân; chúc sinh cho cha mẹ hiện tiền. Ngày lễ Vu Lan cũng là cách để xiển dương Phật pháp, đề cao chữ hiếu, khích lệ con người ta sống hiếu đạo, làm gương cho đời.

Thằng Ý lại thắc mắc:

- Cùng là đạo Phật, cớ sao chùa chiền Nam tông không có lễ này?

- Chú em cần phải biết rằng Phật giáo Nam tông và Phật giáo Bắc tông đều cùng căn bản gốc: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, thất bồ đề phần, ba mươi bảy phẩm trợ đạo… tuy nhiên về hình tướng và hình thức có khác nhau. Đạo Phật truyền đến đâu thì kết hợp với văn hóa bản địa, tập tánh cư dân, truyền thống địa đương mà hình thành nên những sắc thái khác nhau. Vì vậy mà Phạt giáo của hai truyền thống có những điểm khác nhau.

- Thế Phật giáo Nam tông không có lễ Vu Lan thì không có hiếu à?

Y không nhịn được cười vì cái lối lý sự trẻ con của thằng Ý, tuy nhiên y không dám cười to sợ nó mích lòng. Y bảo:

- Có chứ sao lại không, đạo Phật là hiếu đạo, người con Phật nào mà không hiếu! tuy hiên cách thể hiện và hành động khác nhau. Truyền thống hiếu theo cách của Phật giáo Nam tông còn hay hơn nữa cơ đấy! Thanh, thiếu niên trưởng thành thường vào chùa xuất gia tu học vài năm để báo hiếu cha mẹ, nếu người nào đủ bản lãnh thì xuất gia luôn. Ý thấy chưa? Cách này còn triệt để hơn, hiệu quả hơn, tràn đầy ý nghĩa. Mỗi dòng truyền thừa có phương cách sinh hoạt khác nhau, chúng ta có thể học hỏi để bổ sung cho nhau chứ chẳng có chi mâu thuẫn cả, tất cả chung quy cũng để hoằng pháp, hoằng thuận chúng sanh. Dẫn người vào đạo, đưa người đi đến thoát khổ và giải thoát.

Thằng Ý xem ra cũng thấm đôi chút nhưng nó vẫn vặn vẹo:

- Đạo Phật là đạo nhân quả, thế ngài Mục Kiền Liên và chư tăng hợp lực đưa bà mẹ Mục Kiền Liên từ địa ngục sanh thiên liệu có trái nhân quả chăng? Vả lại đạo Phật vẫn nói không có thần thông nào cứu được khi quả đã chín muồi, Kinh Suy niệm về nghiệp cũng viết rõ ràng: “ Không có ai có thể làm cho người khác thăng hay đọa, chỉ tự chính bản thân người đó”. Vậy việc cứu mẹ của tích Mục Kiền Liên có trái nhân quả không?

Y ngẫm nghĩ một chút, lời thằng Ý cũng có chỗ để suy gẫm chứ không phải hoàn toàn lý sự. Trong Phật giáo Bắc truyền có nhiều pha trộn thêm bớt của các tổ sư bên Tàu, có nhiều điểm vô lý, chính điều này đã làm mê muội không ít người sơ cơ. Y thân mật nói với Ý:

- Đúng là như thế! tuy nhiên  tích Mục Kiên Liên cũng chẳng có sai, có lẽ nhiều người hiểu sai hoặc là không hiểu cái ý nghĩa của tích truyện. Công đức và tâm thành của ngài Mục Kiền Liên, sự chú nguyện của mười phương tăng đánh thức tâm thức của bà mẹ, khiến bà chuyển đổi tâm niệm, nếu tâm niệm của bà không chuyển thì không có ai có thể cứu bà thoát khỏi địa ngục. Khi cái tâm bỏn sẻn thì bát cơm hóa lửa, khi cái tâm đã chuyển thì hỏa ngục hóa hồng liên. Đó chẳng phải “tâm tưởng sự thành” sao, tất cả không ngoài một niệm tâm. “Thập phương hư không bất ly đương xứ/ cổ kim tam thế bất ly đương niệm”. Sơn hà đại địa, con người, sinh vật, cảnh giới… không ra ngoài một niệm tâm.

Thằng Ý đã xìu lắm rồi, nó nghe và thấm. Tâm niệm của nó cũng đã chuyển so với lúc ban đầu, tuy nhiên nó chưa thể một lúc mà thông được, vả lại bản tánh vốn cang cường. Nó thắc mắc:

- Tâm là gì mà ghê thế? Sao mình và mọi người đều luôn nghĩ muốn giàu sang sung sướng, thành đạt, xinh đẹp, không bệnh tật, thành công… mà  chẳng mấy ai thành tựu được?

Bấy giờ thì y cười to chứ không thể nào kìm chế được nữa, thằng Ý quả là ấu trĩ ngây thơ đến ngờ nghệch.

- Đâu phải nghĩ suông mà thành, phải có nhân thì mới có quả, phải đủ duyên thì mới thành, Muốn được giàu sang, xinh đẹp, thành công… thì phải tu phước, phải bố thí trì, giới, nhẫn nhục, phải học hành đàng hoàng để có nghề nghiệp, có năng lực làm việc… và cần phải có một thời gian dài, không thể một sớm một chiều mà thành tựu được. Ngài Mục Kiên Liên muốn cứu được mẹ thì cũng nhờ công đức tu hành từ vô lượng kiếp, rồi còn nhờ cái duyên thần lực của thập phương tăng, nhờ chú nguyện của mười phương Phật mà cái  tâm niệm ấy mới thành tựu!

- Lễ Vu Lan trong tháng bảy là lễ hiếu, lẽ ra phải hoan hỷ cớ sao người ta cứ bảo tháng bảy là tháng cô hồn? Dân chúng sợ tháng bảy xui xẻo vì cô hồn nên mọi người làm gì cũng kiêng kỵ và tránh né dữ lắm.

- Chú em lại lầm lẫn nữa rồi, mà nào phải chỉ có chú lầm, qúa nhiều người tà kiến sai vạy. Quan niệm tháng cô hồn là quan niệm dân gian, chúng ta chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu. Người Tàu cho là tháng bảy cửa ngục mở nên cô hồn ngạ quỷ lên dương gian, đó không phải Phật giáo! Phật giáo là đạo của trí huệ không chấp nhận sự mê tín. Phật giáo Bắc truyền bị tiên nhiễm bởi văn hóa Tàu, đạo giáo Tàu nên quần chúng mới có quan niệm sai lầm, hiểu biết lệch lạc như vậy!

Đến đây thì thằng Ý dường như cạn ý và nó cũng nhìn nhận ra những ý nghĩ sai lệch của nó. Nó không lý sự nữa, bấy giờ thì nó thủ thỉ tâm sự:

- Vậy rằm tháng bảy này mình nên phóng sanh, tụng kinh để hồi hướng công đức cho ông bà quá vãng, chúc sinh cho cha mẹ hiện tiền hén!

- Ừ, nhất định vậy rồi, không chỉ rằm tháng bảy, chúng ta sẽ làm bất cứ rằm nào hay bất cứ lúc nào mà chúng ta có thể, không nhất thiết phải đợi đến rằm tháng bảy mới làm. Các chùa làm lễ trong rằm tháng bảy vì là truyền thống, là cách để biểu diễn cho quần chúng thấy biết mà noi theo,

Thằng Ý đặt vấn đề:

- Vậy anh hãy viết chút gì đó về lễ Vu Lan nhé! Viết để tưởng nhớ, viết để chia sẻ cùng mọi người.

- Tất nhiên rồi!

Y thấy vui vui, cuối cùng thì thằng Ý tâm phục khẩu phục vì điều lành, vì thiện lương. Lòng y thấy phấn khởi, tâm phấn chấn khí thế bốc cao và sẵn sàng ngồi vào bàn viết ngay. Y nghĩ bụng mình sẽ viết văn hay làm thơ để tán thán công đức Phật, pháp, tăng để cúng dường; cứ xem như chút tâm hương của lòng thành dâng lên tam bảo. Chợt thằng Thân cựa mình, nó vốn chây ỳ và ù lì, chỉ thích ăn uống và nằm chình ình ra đấy. Nó chẳng muốn hoạt động chi cả, chỉ muốn hưởng thụ mà thôi. Nó thường chống đối những việc phải tốn công sức và tâm ý như: tụng kinh, ngồi thiền, làm công quả hay những việc chung...Dĩ nhiên nó chỉ muốn nằm xem phim chứ chẳng bao giờ hưởng ứng việc ngồi hàng giờ suy nghĩ viết lách. Thằng Thân càm ràm:

- Khéo vẽ bày nhiều chuyện! Sách vở đầy ra cả đấy, chuyện Vu Lan cũ rích có gì mới đâu để mà viết! Viết chi cho mệt xác, thời gian để viết ta cứ hưởng thụ chơi bời chẳng sướng hơn sao? Đời ngắn lắm, đừng bỏ phí!

Thằng Tâm vốn ngấm ngầm quan sát từ khi thằng Ý cà khịa cho đến tận lúc thằng Thân kêu ca, bấy giờ thằng Tâm phán:

- Đời ngắn ngủi lắm, vì vậy càng phải viết! Hổng viết thì mai kia hối tiếc vì chẳng kịp viết! Đúng là Lễ Vu Lan có tự bao đời rồi nhưng chữ hiếu thì vô cùng tận. Đời nối tiếp đời, sanh tử bất tận, đời sống muôn màu, dòng đời liên lỉ từ ngàn xưa đến nay vẫn vậy có gì mới đâu, vẫn hít vào thở ra, vẫn tạo nghiệp ác, nghiệp thiện, vẫn sanh già bệnh chết, vẫn thăng đọa triền miên. Tất cả cũ kỹ vô cùng nhưng tất cả cũng mới mẻ như thường, muôn đời qua đã thế, muôn đời sau cũng thế, muôn đời vẫn cứ thanh tân! Có vậy thì cuộc sống này mới có ý nghĩa để mà sống, mới hay cũ cũng chính tại chúng ta. Sơn hà đại địa này vốn cũ thế mà cũng mới vô cùng. Tâm niệm cũ kỹ nhưng vẫn mới trong từng sát na.

Thằng Thân ì ạch bước tới, vẻ mặt cau có khó chịu. Nó lấy tay chỉ vào giá sách:

- Kinh sách chất như núi, phim ảnh cả kho, viết chi nữa cho mệt, cứ nằm dài ra mà hưởng đi!

- Đúng như thế! Tài liệu chất như núi nhưng mỗi người là một bản thể khác nhau, cách nghĩ khác nhau, cách thể hiện khác nhau, mỗi thời đại có một cách trình bày khác nhau… Vả lại trong cái kho ấy và trong dân gian có không ít sai lệch tà vạy vì vậy cần phải viết để chấn tác, để cổ vũ cái hay cái đẹp. Viết để làm mới, tạo nét mới thêm hương sắc cho vườn hoa.

Thằng Thân đuối lý nên không nói gì nữa. Thằng Tưởng nó lêu lổng từ đâu đâu không biết, bất chợt quay về và xía vô:

- Thời đại công nghệ cao, kỹ thuật số, mạng Net phủ khắp nơi… Con người ta giờ chỉ xem phim ảnh, tiktok, face Book, Twitter, Instagram… Chẳng có ai đọc nữa đâu! viết chi cho uổng công phí sức!

Đến đây thì y chùng xuống, lòng thấy buồn quá, đây là một sự thật không thể tránh né, một sự thật phải chấp nhận và phải thích nghi theo thì mới sống được. Đây cũng là lẽ thường tình trong thế giới vô thường. Mọi vật, mọi việc thay đổi liên miên, thay đổi không ngừng dù chỉ là trong phút giây. Cái vòng quay của tiến trình thành – trụ – hoại – diệt chẳng chừa bất cứ ai hay bất cứ sự việc gì.  Điều thằng Tưởng vừa nói cũng chính là tâm sự của y và bao nhiêu người cầm bút khác. Đừng nói là sách vở trong đạo, ngay cả văn chương chữ nghĩa ngoài đời giờ cũng chẳng còn mấy ai đọc. Y phân vân chưa biết nói gì thì thằng Ý bênh vực cho y:

- Đành rằng là vậy! Tuy nhiên không phải tất cả mọi người, vẫn còn một bộ phận nhỏ độc giả tiếp tục đọc, say mê đọc, thiết tha với chữ nghĩa, yêu mến sách vở. Vả lại đã là con ong thì phải thụ phấn làm mật, là con tằmt hì phải nhả tơ. Viết không ai đọc vẫn viết, hơn nữa đây là việc cổ xúy cái đẹp cái hay, cái nhân văn. Ngoài đời thì góp hương hoa, trong đạo thì tạo phước đức cho người.

Thằng Thân bĩu môi:

- Phàm việc gì cũng phải nhắm đến kết quả, phải biết kết quả rõ ràng thì mới nên làm, còn như mơ hồ thì làm chi cho mệt xác!

Xưa nay thằng Thân vốn chỉ nghĩ đến cái lợi vì nó vốn tôn thờ chủ nghĩa vật chất. Nó thích hưởng thụ ngủ nghỉ, ăn chơi. Nó luôn luôn mong được ve vuốt nuông chìu. Nó lười biếng, ngại khó, không thích nhúc nhích, nhất là những việc mang tính chất tinh thần thì nó càng ghét. Chẳng mấy khi nó thuận  với thằng Ý hay thằng Tâm trong việc tác ý tu tập học hành hay làm việc ích lợi chung cho người, cho đời. Mỗi lần lên chùa nó cự nự gây khó dễ. Nó chỉ muốn đến nơi phồn hoa đô hội hoặc những chỗ ăn chơi, ngồi thiền thì nó kêu đau chân, mỏi lưng; tụng kinh nó tham mệt chỉ muốn di nằm, bởi vậy thằng Ý và thằng Tâm phải chống chọi với nó dữ lắm, đã vậy thằng Tưởng còn xúi giục thằng Thân làm những chuyện bậy bạ khiến cho nó thêm lười và càn quấy. Cũng không ít lần y nghe lời xúi của thằng Thân dẹp hết chuyện viết lách linh tinh để nằm dài xem phim cho sướng. Y cũng chìu thằng Thân và đã để cho nó sai khiến y nhiều việc lẽ ra không nên làm. Riêng việc viết bài cho hiếu hội Vu Lan sắp tới đây thì y quyết chí vượt qua sự chây lì của thằng Thân.

 

**

Mấy nay bận rộn quá, đi làm về là lăn ra ngủ, thằng Thân rên rỉ ca cẩm đủ điều. Nó muốn phải ngủ thêm nữa để bù những lúc đi làm trong khi ấy thì gian đã cận kề ngày rằm rồi, không khí mùa hiếu hội đã tràn ngập khắp các chùa. Mọi người về chùa làm công quả nấu nướng, dọn dẹp, trang hoàng cờ xí, chưng hoa quả… Y quyết định cuối tuần này phải đứng về phe thằng Tâm và thằng Ý để viết cho xong một truyện ngắn hay một bài tản văn về đề tài Vu Lan hiếu hội, trước cúng dường thập phương thường trụ tam bảo, sau dâng cho đời, cho những ai còn yêu thích chuyện chữ nghĩa văn chương. Thằng Ý và thằng Tâm hoan hỷ vô cùng, nó reo lên vui mừng vì cuối cùng y cũng đứng về phe nó, mặc cho thằng Thân và thằng Tưởng ra sức gây khó dễ và phàn nàn.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0723

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2021(Xem: 8423)
Pháp Học và Pháp Hành Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành. Vậy pháp học là gì ? Là cả đời tu chỉ chuyên về việc nghiên cứu, học tập kinh điển, xem các luận bản... để biết được hết Tam tạng kinh điển ( Kinh, Luật, Luận ), nhiều vị còn phiên dịch kinh điển, hay viết ra nhiều bộ luận dựa trên kiến thức, sự hiểu biết đã tích lũy. Nhưng tâm thật sự chứng ngộ, hay đạt đạo thì có thể chưa, chỉ hiểu, chứ chưa thực chứng. ( Còn số vị mà chuyên về pháp học nhưng tâm đã giác ngộ thì rất hiếm có, thời nay càng vô cùng hiếm ).
27/06/2021(Xem: 5698)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Với tâm niệm hộ trì chư Tôn đức Tăng già, các bậc tu hành nơi đất Phật trong lúc nhiều khó khăn do Dịch covid đang nhiễu nhương, chúng con, chúng tôi đã thực hiện hai buổi cúng dường tịnh tài, tịnh vật và một ít nhu yếu phẩm đến chư Tăng Ni thuộc truyền thống Phật giáo Kim Cương Thừa Tibet tại Dharamsala, các vị Ẩn sỹ trên đỉnh Triund Himachal, cũng như các vị Tăng Ni VN hiện đang theo học PG Mật Tông tại Dharamsala India (19 vị). Sư cô Thích nữ Huệ Thảo đã thừa hành Phật sự này và đã cúng dường tất cả là 245 vị tu sỹ, trong đó có 19 vị tránh tiếp xúc đám đông nên đã nhận chuyển vào tài khoản cá nhân từ Sư cô Huệ Thảo, một số vị vì bịnh trạng đã nhờ bạn đồng tu nhận dùm, mỗi vị thọ nhận 1500INR kèm với một số tịnh vật cúng dường.
26/06/2021(Xem: 15812)
LỜI GIỚI THIỆU “Chết đi về đâu” là tuyển tập các bài pháp thoại của thầy Nhật Từ tại Hoa Kỳ, Úc châu và Việt Nam. Dựa vào kinh điển Phật giáo thuộc các truyền thống khác nhau, thầy Nhật Từ đã phân tích những trở ngại về tâm lí trước cái chết thường làm cho cái chết diễn ra sớm hơn và đau đớn hơn. Nếu chết được hiểu là tiến trình tự nhiên mà mỗi hữu thể đều phải trải qua thì nỗi sợ hãi về cái chết sẽ trở thành nỗi ám ảnh, trước nhất là từ hữu thức sau đó là từ vô thức, làm cho cuộc sống con người trở nên tẻ nhạt và đáng sợ.
26/06/2021(Xem: 10997)
LỜI NÓI ĐẦU Tác phẩm “Thế giới Cực Lạc” là tuyển tập các bài giảng của thầy Nhật Từ về nội dung của kinh A-di-đà. Với cách diễn tả và phân tích đơn giản và đi thẳng vào mọi vấn đề, thầy Nhật Từ đã giới thiệu về bản chất Tịnh độ Tây phương gắn liền với xã hội con người. Để có được kết quả vãng sanh Tây phương, mỗi hành giả cần hội đủ năm điều kiện tiên quyết.
25/06/2021(Xem: 8139)
Lời Nói Đầu Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, Kính thưa quý Phật tử, Trong thời gian cả thế giới đang bị dịch Covid-19, Sa di Thông Đạo đã dày công nghiên cứu Ngũ Bách Danh - Quán Thế Âm Bồ Tát. Đến nay đã hoàn thành bằng ba ngôn ngữ khác nhau: chữ Việt Nam, chữ Anh, chữ Hán. Bất cứ nơi nào có đạo Phật, chắc chắn có tu sĩ, có Phật tử sinh hoạt chung với nhau. Theo truyền thống Bắc tông, hằng năm các chùa đều tổ chức lễ tưởng niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ba lần vào những ngày 19 tháng Hai, 19 tháng Sáu, và 19 tháng Chín Âm lịch.
22/06/2021(Xem: 4593)
Những năm trước, hình ảnh Đức Phật in trên đồ lót, trên bồn cầu, trên giày dép…cộng đồng Phật tử phản ứng mạnh, những vật dụng đó được thu hồi.Vài người nghĩ rằng đó là những hành động xúc phạm từ cá nhân khác tín ngưỡng hoặc đố kỵ Phật giáo. Ngày nay, hàng loạt hình ảnh cờ của nhiều quốc gia in trên cuộn giấy vệ sinh, Chúa Phật đều xuất hiện trên giày dép, thảm chùi chân… truy tìm xuất xứ mà không hề có dấu vết.Thế giới tự do, không có nghĩa tự do xúc phạm những gì thiêng liêng mà con người sùng phụng. Chả lẽ thời đại ngày nay không còn tin vào bất cứ giá trị Thần tượng? Thực dụng đâu có nghĩa xem thường niềm tin của người khác.( đành rằng, tinh thần nhà Phật không quan trọng những hình tướng, bởi -“phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng)
22/06/2021(Xem: 5385)
“Nhân Duyên” là gì? Là không có thể tánh. Sự sanh khởi, tồn tại, cho đến diệt vong của tất cả pháp đều là do các điều kiện quan hệ hoà hợp hoặc phân tán: điều kiện chủ yếu thân cận gọi là Nhân; điều kiện thứ yếu quan hệ xa gọi là Duyên. Khi nhân duyên hoà hợp thì các thứ pháp sanh, khi nhân duyên phân ly thì các thứ pháp diệt. “Không Tánh” là gì?
22/06/2021(Xem: 13778)
Lời thưa của người kết tậpNhững khi nhắc chuyện Chùa xưa, Mẹ thường kể “… Sau ngày Ông Ngoại bị liệt, Ôn Đỗng Minh hay thăm hỏi, và dặn các học trò thường xuyên lui tới săn sóc…” Tôi biết vỏn vẹn chỉ chừng ấy về Ôn, vậy đã là quá nhiều! Tập san Hoa Đàm số 12 này được kết tập và phát hành nhân ngày Kỵ, phần lớn nội dung bài vở, hình ảnh đã có trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm Ôn (viên tịch ngày 17.06.2005 | 11.05 năm Ất Dậu) do hàng Đệ tử của Ôn thực hiện trước đây, và một ít từ trang nhà Quảng Đức (https://quangduc.com/) của Thầy Nguyên Tạng biên tập, cũng như Pháp Tạng (http://phaptangpgvn.net/vie/) do Thầy Tâm Nhãn phụ trách.
19/06/2021(Xem: 16650)
MỤC LỤC Lời đầu sách 2 TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 9 ĐỨC PHẬT 12 GIÁO PHÁP 36 TĂNG ĐOÀN 119 PHÁI TỲ NI ĐA LƯU CHI. 136 PHÁI VÔ NGÔN THÔNG.. 137 PHÁI THẢO ĐƯỜNG.. 139 HIẾN CHƯƠNG CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 154 TIỂU SỬ ĐỨC TĂNG THỐNG GHPGVNTN.. 165 TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HOA.. 177
16/06/2021(Xem: 5131)
Phần này bàn về các tên gọi thợ dào, thợ rèn, thợ máy cùng tương quan Hán Việt đ - d như đao -dao, đáo –dáo vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ), thí dụ như dộng trong câu làm khải dộng chúa hay cây da so với cây đa chẳng hạn. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]