Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Học “Tùy Duyên Thuận Pháp”?

20/05/202311:51(Xem: 2749)
Pháp Học “Tùy Duyên Thuận Pháp”?

PHÁP HỌC “TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP”?

Thích Nữ Hằng Như

                                                                                   Buddha-325

                                                                I. DẪN NHẬP

Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,  có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!

“Tùy duyên thuận pháp” gồm bốn chữ nhưng có hai vế: Vế thứ nhất là “Tùy duyên”, vế thứ nhì là “Thuận pháp”. Duyên là “điều kiện” là “pháp” bên ngoài tác động vào hành giả. Còn thuận pháp là phản ứng chấp nhận pháp, khi hành giả  giáp mặt với bất cứ loại duyên nào xảy đến với mình!

 

                                               II. TÙY DUYÊN LÀ GÌ?

- Tùy:  Có nghĩa là căn cứ vào, phụ thuộc vào, dựa vào. (Thí dụ tùy cơ ứng biến, tùy theo tình hình mà đối phó hành động, dựa theo tình thế mà làm cho phù hợp)

- Duyên: Là một trong những thuật ngữ quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Duyên thường đi đôi với chữ Nhân gọi là “Nhân Duyên”. Nhân duyên này có nghĩa là điều kiện hay yếu tố thành lập một sự kiện, một pháp nào đó!  

Thí dụ như bài kinh “Vô Ngã Tướng” dạy con người do năm uẩn lập thành. Năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mỗi uẩn này là một điều kiện, một yếu tố gọi là duyên. Hoặc trong bài “Mười Hai Nhân Duyên” (Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Già Chết). Mười hai nhân duyên là 12 mắt xích dính liền tạo thành một vòng tròn không lối thoát gọi là bánh xe luân hồi. Bắt đầu là Vô minh duyên Hành. Hành duyên Thức. Thức duyên Danh Sắc v.v… Duyên ở đây có nghĩa là nguyên nhân sinh khởi. Chúng ta có thể hiểu rằng Vô Minh là nguyên nhân khởi sinh Hành. Hành là nguyên nhân khởi sinh  Thức v.v…

Duyên cũng đứng giữa hai từ Nhân và Quả. Trong cụm từ “Nhân-Duyên-Quả”, Nhân là yếu tố chính, là những gì có năng lực sinh khởi. Duyên là những tác nhân phụ, xem như là những điều kiện, là chất xúc tác, giúp cho Nhân chính phát sanh. Khi Nhân và Duyên kết hợp đầy đủ, chín muồi, thì Quả xuất hiện. Tùy theo tính cách của Nghiệp Nhân mà trổ Quả tốt lành, an lạc, hạnh phúc, hay Quả xấu ác, phiền não, khổ đau.

Ví dụ: Hạt mầm của cây quýt, cây cam hay cây ổi là “Nhân chính”, các điều kiện liên quan như đất, nước, ánh nắng mặt trời, phân bón cùng sự chăm sóc của con người… gọi chung là  “Nhân phụ”, thuật ngữ nhà Phật gọi là “Duyên”.  Khi nhân-duyên chín muồi, hạt mầm mọc thành thân cây. Thân cây cao lớn đủ sức tặng cho đời những trái cây tốt tươi đó là Quả.

Như vậy Duyên có nghĩa chung là điều kiện hay nhân tố hỗ tương cho sự sống.

 - Tùy duyên: Là dựa vào sự kiện (duyên) xảy ra, mà xử lý mọi chuyện thích hợp với hoàn cảnh do duyên tạo ra.

Thí dụ:  Như hôm nay chúng ta đang có buổi sinh hoạt. Tùy vào sự kiện thời gian cho phép dài hay ngắn, trình độ lớp học ra sao?  Mình sẽ tùy vào sự kiện, hoàn cảnh là duyên cho phép, mà chương trình sinh hoạt dài hay ngắn, bài giảng cao hay thấp.  

Thí dụ khác: Hôm nay ta không thấy khỏe trong người, thì tùy vào sức khỏe mà không làm việc quá sức, hoặc nếu cần thì nghỉ ngơi để khi khỏe lại sẽ tiếp tục công việc. Nghỉ ngơi hay làm việc không quá sức là hành động hợp lý khi hoàn cảnh sức khỏe (duyên) không cho phép. Đó là mình “tùy duyên” mà hành động hợp lý.

Hoặc:  Trước kia, hằng tuần đạo tràng chúng ta sinh hoạt tại thiền đường. Thời gian qua, vì tình trạng bệnh dịch lây lan, khiến chúng ta không thể sinh hoạt chung tại thiền đường. Sinh hoạt đạo tràng là Nhân. Bệnh dịch lan tràn là “duyên”. Chúng ta không đến đạo tràng nữa, mà sinh hoạt qua hệ thống Google zoom chẳng hạn.  Đó là đạo tràng đã “tùy duyên” mà có hành động thích hợp với hoàn cảnh.

Tóm lại “tùy duyên” là gặp hoàn cảnh nào thì “tùy theo hoàn cảnh” đó mà xử lý thích hợp.  Ở trong “trạng thái nào” thì “tùy vào trạng thái đó” mà  ứng biến, sống sao cho phù hợp, thì đó là “tùy duyên”.

Qua định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra bài học về “Tùy duyên”. Không phải nói tùy duyên là chúng ta phó mặc, buông xuôi tất cả mọi sự việc xảy ra trong đời sống của chúng ta. Tốt cũng được, xấu cũng được. Giỏi cũng được, dở cũng được. Ta không quan tâm! Tùy duyên không phải là buông thả cuộc đời mặc cho dòng nước cuốn trôi đời mình đi đâu thì đi, mặc kệ! Tinh thần tùy duyên trong nhà Phật không phải như thế! Là người Phật tử, chúng ta nên biết tùy duyên là cơ hội để chúng ta thực tập giữ tâm bình tỉnh, xem nhẹ được-mất, hơn-thua, cao sang-nghèo hèn, danh giá-khổ nhục. Nhờ vậy mà tâm chúng ta được bình ổn trước những cơn thịnh nộ, hay dịu dàng từ những trận gió thế gian bất ngờ đổ ập tới! Tùy duyên như thế mới là tùy duyên một cách sáng suốt, có trí tuệ, của người học Phật!

 

                                                III. THUẬN PHÁP LÀ GÌ ?

- Thuận: Có nghĩa là bằng lòng, chấp nhận, đồng tình, xuôi theo, noi theo, thích hợp, vừa lòng, thuận ý, hài hòa. Khác với thuận là nghịch hay ngược.

- Pháp: Dhamma (Pali), Dharma (Sanskrit). Tùy theo ngữ cảnh mà Pháp mang ý nghĩa khác nhau.

Pháp là tất cả mọi sự vật cụ thể hay trừu tượng trên thế gian như: Con người, con vật, nhà cửa, xe cộ, thời gian giờ giấc, không gian bốn mùa, nóng, lạnh, mưa gió… hay các sự kiện, tập quán, luật lệ, thói quen, phép cư xử, bổn phận, nghĩa vụ, việc thiện, việc ác, đức hạnh hay các đối tượng của tâm ý.

Pháp (viết hoa) là những lời dạy của đức Phật bao gồm Kinh-Luật-Luận. Nếu hữu hình, hữu tướng gọi là sắc pháp. Vô hình, trừu tượng gọi là tâm pháp. Có thể tánh (kết hợp giữa hai giống đực cái) gọi là hữu pháp. Không thể tánh gọi là vô pháp. Tất cả bốn pháp này gọi chung là Pháp giới. (*)

- Thuận pháp: Có nghĩa là pháp lành hay pháp ác tác động đến mình, mình chấp nhận, thuận theo. Không phải thuận theo trong mê muội, mà có “nhận thức trung thực, đúng đắn về pháp này”, đồng thời có thái độ ứng xử thích hợp.  Đó gọi là thuận pháp. Ngược lại, nếu mê man hưởng thụ hay chán ghét phản kháng bằng ý nghĩ, hành động chiều theo bản ngã mình thì đó là “bất thuận pháp”.

 

                                     IV.  SỐNG TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP

Về phương diện đời sống của con người, ai cũng biết cuộc đời luôn có hai mặt: Thành công-thất bại, hạnh phúc-đau khổ, đúng-sai, đẹp-xấu, yêu thích-ghét bỏ v.v… Tùy lúc, tùy thời khi một trong các duyên này xuất hiện tác động vào đời sống của mỗi người, chúng ta không thể chọn lựa mặt này mà chối bỏ mặt kia. Nhất là khi duyên tới từ phía nghiệp quả.

Duyên đến như thế nào mình chấp nhận như thế đó! Duyên tốt thì mình trân trọng. Duyên xấu thì mình phải tự hiểu đó là do lỗi lầm của mình gây ra trước kia, cần phải điều chỉnh thái độ sống sao cho tốt hơn!

Trường hợp, duyên thành công trong nghề nghiệp, duyên giàu có dồi dào tiền bạc, duyên con cái học hành đổ đạt, duyên gia đình hạnh phúc v.v… xuất hiện trong cuộc đời chúng ta, xin đừng quên lời Phật dạy “các pháp hữu vi đều vô thường”. Trong thời gian hưởng thụ do phước đãi, nếu không lo bồi dưỡng thêm phước mới. Đến khi phước củ xài hết, mà nhân mới là nhân bất thiện, thì một ngày nào đó mình phải chịu trả quả xấu tương đương hoặc nhiều hơn mà thôi! 

Còn như hiện tại bị duyên trái ngang, đổ vỡ, phiền muộn, đau khổ. Gặp duyên này thì đừng quá thất vọng, bi quan, chán nản. Đây có thể là do nhân xấu mình đã tạo trước kia, bây giờ phải gánh chịu. Có phản kháng cũng không ích lợi gì. Nên thực hành pháp tu “Tinh tấn và Nhẫn nại”. Tinh tấn ở đây là siêng năng làm lành lánh dữ. Nhẫn nại chịu đựng để vượt qua thời gian khó khăn. Thời gian chịu khổ dài hay ngắn là do nghiệp mình gây ra nặng hay nhẹ mà thôi!

Nói chung “Tùy duyên thuận pháp không có nghĩa là mình buông xuôi bất kể mọi chuyện.  Là người học Phật, chúng ta nên chấp nhận duyên xấu hay duyên tốt đến với mình bằng tinh thần tích cực.  Chúng ta hiểu rằng con người sinh ra và sống trong Nhân Quả thì khó mà trốn tránh được hậu quả những gì mình đã gây ra. Thay vì chán nản buồn khổ,  khiến cho cuộc sống mỗi lúc, mỗi thêm rối ren đen tối, thì chúng ta có thể chuyển nghiệp xấu thành tốt bằng cách nghĩ lành, làm lành, tạo nhân tốt cho mai sau. Hoặc khi duyên lành tới, trong lúc hưởng thụ cũng đừng quên các pháp vốn “vô thường, khổ, vô ngã” mà sống sao cho tốt với chính mình, với mọi người và mọi loài xung quanh.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần hiểu rằng “Tùy duyên” là các pháp phụ thuộc bên ngoài. Còn “Thuận pháp” là Nhân. Nhân mới là chủ yếu bên trong tâm của chúng ta. Khi duyên xuất hiện tác động đến chúng ta, điều quan trọng là phản ứng của tâm lúc ấy ra sao? Chúng ta có bình tỉnh thấy biết như thật về duyên đó hay là chúng ta mê man hưởng thụ? Nếu mê man thích thú hưởng thụ, thì bấy giờ tâm ta đã khởi “Nhân tham”. Còn như bực bội khó chịu là chúng ta đang khởi “Nhân sân”.  Tâm tham lam, sân hận, là hai thứ lậu hoặc, ô nhiễm mang sự lo âu, sợ hãi, khổ đau đến cho người cưu mang nó!

Tóm lại, người gặp hoàn cảnh khó khăn trở ngại, hoặc dễ dàng suông sẻ, tâm người đó bình tỉnh, không bị dao động, thì đó là người có tu tập, có trí tuệ vậy!

 

           V. LÀM SAO ĐỂ “SỐNG TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP”?

Người “Sống Tùy Duyên Thuận Pháp” là người có tu tập theo lời Phật dạy. Một trong những pháp người đó thực hành là giữ chánh niệm trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi, hay khi làm bất cứ điều gì, cũng làm trong chánh niệm.

Chúng ta có thể tu tập theo Pháp Như Thật (Yathà bhùta). (**) Pháp Như Thật là phương thức thực hành để có cái Biết phù hợp với sự thực nhằm chuyển hóa tâm lao xao, loạn động, chủ quan sang tĩnh lặng, thanh thản, khách quan. Pháp này thuộc về thiền Huệ. Tuy lậu hoặc, tập khí, kiết sử, tùy miên vẫn còn nhưng chúng bị cô lập không khởi lên thành tạp niệm (vọng tưởng).

Khi thực tập pháp này, hành giả phải xử dụng giác quan và phải có đối tượng. Nếu không xử dụng giác quan tiếp xúc ngay với đối tượng (tức tiếp xúc duyên) thì cái Biết sẽ rơi vào Tâm ba thời bất khả đắc là: Quá khứ (ý căn), hiện tại (ý thức), vị lai (trí năng), và vì thế hành giả đang sống trong cái tâm ảo tưởng mất chánh niệm.

Trong kinh “Nhất Dạ Hiền Giả” đức Phật dặn dò: “Quá khứ không truy tìm, Tương lai không ước vọng, Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại, Tuệ Quán chính là đây…”. Kinh Kim Cang cũng dạy: “Quá khứ, hiện tại, tương lai bất khả đắc. Chỉ có bây giờ và ở đây”. Nội dung hai đoạn kinh này, không ngoài mục đích nhắc nhở người tu tập ở trong hoàn cảnh nào cũng không được thất niệm!

Thực hành Pháp Như Thật thường xuyên giúp hành giả an trú trong chánh niệm, tức có cái Biết rõ ràng, trong sáng, khách quan trên đối tượng (pháp hay duyên). Hành giả không có phản ứng thuận (thích) hay nghịch (không thích) đối với pháp, mà chỉ thấy cái đang là của pháp, tức pháp như thế nào thấy biết như thế ấy, nên tâm hành giả được yên lặng, không tạo thêm “Nhân mới” khi tiếp xúc với thiện duyên hay ác duyên.

 Nhờ công phu tu tập hành trì qua pháp Quán Như Thật, mà hành giả tuệ tri được bản chất “vô thường, khổ, vô ngã” của vạn duyên, sẽ không dễ dàng bị quyến rủ bởi vật chất (sắc pháp), khi duyên tốt đến thăm, và vượt qua nỗi ưu sầu, phiền não (tâm pháp), khi bị duyên xấu tấn công. Từ đó hành giả giữ được sự cân bằng trong đời sống hằng ngày để có thể tiếp tục tiến xa hơn trên con đường tu tập tâm linh hướng đến giải thoát giác ngộ./.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thích Nữ Hằng Như

(Sinh hoạt on line với đạo tràng Tánh Không

Sacramento và San Jose) 14/5/2023)

 

Tài liệu:

(*) Phật Quang Đại Tự Điển, Tự điển Phật học Tuệ Quang

(**) Xem thêm: Sách “Trên Đường Về Nhà”, Chương: Thiền Huệ - Pháp Như Thật”. TNHN,  Ananda Viet Foundation xuất bản. Amazon tổng phát hành.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2020(Xem: 7438)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 6028)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5421)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6169)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5330)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
19/12/2020(Xem: 5159)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5083)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6109)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6120)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5641)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]