Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Dạy Các Pháp Hạnh Phúc Cho Cư Sĩ Tại Gia

28/02/202318:17(Xem: 3362)
Phật Dạy Các Pháp Hạnh Phúc Cho Cư Sĩ Tại Gia

PHẬT DẠY CÁC PHÁP HẠNH PHÚC

CHO CƯ SĨ TẠI GIA

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 phat_day_cu_si-640x410

 I. DẪN NHẬP

Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc.  Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người được thể hiện bởi cảm giác vui vẻ, thích thú, hài lòng trước những đầy đủ về vật chất và thoải mái về tinh thần. Nó khiến bản thân người ta cảm thấy yêu đời hơn.

Theo cách viết, người Trung Hoa định nghĩa hạnh là may mắn, còn phúc là sự đầy đủ phước báo.  Những ai gặp nhiều may mắn, thành công trong nghề nghiệp, hài hòa trong tình yêu, đằm thắm trong hôn nhân được xem như người có hạnh phúc. Ngược lại người bất hạnh là người không may mắn, tình cảm hôn nhân gảy đổ, công ăn việc làm luôn thất bại, luôn phiền não.

Có cách định nghĩa khác, hạnh là niềm vui, vui trong môi trường sống dù giàu hay nghèo không quan trọng, phúc là phước báo có được, nhưng không dành riêng cho mình mà mang chia xẻ cho người khác, và như vậy là cảm thấy mãn nguyện, là có được niềm vui, là có được niềm hạnh phúc.

Mặc dù đức Phật đã từng dạy, tất cả mọi thứ xảy ra trên cõi đời này đều không bền vững, nhưng trước mưu cầu hạnh phúc là quyền lợi chính đáng của mỗi người, Ngài cũng phương tiện cho rằng để có hạnh phúc thì con người phải hoàn thiện hai phương diện. Thứ nhất là phần thân thể phải khỏe mạnh. Thứ hai là phần thọ, thọ ở đây là cảm xúc phải được bình an. Ngoài ra yếu tố từ bi, tức tình thương yêu, đưa đến hành động, lời nói... bố thí, san sẻ, chăm sóc khiến chúng sanh vui vẻ hạnh phúc cũng làm cho người ta hạnh phúc.

Tóm lại, hạnh phúc là điều mà tất cả mọi người đều mong cầu tìm kiếm. Không phải chỉ bây giờ người ta mới mong cầu hạnh phúc, mà từ ngày xưa vào thời đức Phật còn tại thế, người ta cũng mong cầu có được an lạc hạnh phúc. Dưới đây là những điều đức Phật dạy cho các đệ tử tại gia tìm cầu khả lạc, khả hỷ, khả ý trong đời sống hằng ngày cũng như tương lai, tiêu biểu là bài dạy trưởng lão Cấp-Cô-Độc.

                    

                                  II. BỐN PHÁP HẠNH PHÚC TRONG HIỆN TẠI

Đáp ứng lời yêu cầu của trưởng giả Anathapindika (Cấp-Cô-Độc) làm thế nào để cư sĩ tại gia có được an lạc hạnh phúc trong hiện tại và tương lai? Đức Phật đã giảng như sau:

 Có bốn loại an lạc, này gia chủ, người tại gia thọ hưởng các dục thâu hoạch được, tùy thời gian, tùy thời cơ khởi lên cho vị ấy. Thế nào là bốn? Đó là hạnh phúc hay lạc sở hữu, lạc thọ dụng, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội.

1) Hạnh phúc sở hữu: Tài sản thâu hoạch tích lũy được bằng  sự nỗ lực siêng năng làm việc đúng pháp. Khi nghĩ đến sự sở hữu tài sản một cách chân chính như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

2) Hạnh phúc thọ dụng: Người cư sĩ tại gia thọ hưởng những tài sản thâu hoạch được do nỗ lực tinh tấn, tích lũy được do sức mạnh cánh tay, do mồ hôi đổ ra đúng pháp, thâu hoạch đúng pháp. Dùng tài sản này nuôi bản thân, nuôi gia đình và làm các việc phước đức. Khi nghĩ đến sự thọ hưởng những tài sản tự tạo ra như vậy, người cư sĩ cảm thấy hạnh phúc.

3) Hạnh phúc không nợ nần: Khi không bị mắc nợ ai dù ít hay nhiều. Người cư sĩ tại gia cảm thấy vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc.

4) Hạnh phúc không phạm tội:  Ở đây vị Thánh đệ tử thành tựu thân hành không phạm tội, thành tựu khẩu hành không phạm tội, thành tựu ý hành không phạm tội. Khi nghĩ đến những thành tựu này vị ấy được lạc, được hỷ.

Trong bốn điều hạnh phúc này, điều hạnh phúc không lỗi lầm là điều hạnh phúc có giá trị cao nhất.  Phật dạy rằng giá trị của ba điều hạnh phúc sở hữu tài sản, hưởng thụ và không mắc nợ, chỉ bằng 1/16 giá trị hạnh phúc không phạm tội qua bài kệ dưới đây:Được lạc không mắc nợ/ Nhớ đến lạc sở hữu/ Người hưởng lạc tài sản/ Với tuệ, thấy như thị / Do thấy vị ấy biết / Sáng suốt cả hai phần / Lạc vậy chỉ bằng được / Bằng một phần mười sáu / Lạc không có phạm tội.”

 

                            III. BỐN PHÁP HẠNH PHÚC TRONG TƯƠNG LAI

Đáp ứng nhu cầu tìm kiếm khả lạc, khả hỷ, khả ý khó tìm được ở đời, đức Như Lai đưa ra bốn pháp như sau:

1) Đầy đủ niềm tin: Là thành tựu chánh tín, có đức tin đối với Tam bảo, nhất là tin tưởng vào sự giác ngộ của Như Lai. Ngài là bậc A-La-Hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.  Này gia chủ đây là đầy đủ lòng tin.

2) Đầy đủ giới đức: Thành tựu giới đức, từ bỏ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, đắm say rượu men, rượu nấu. Này gia chủ đây gọi là đầy đủ giới đức.

3) Đầy đủ bố thí: Vị Thánh đệ tử sống ở nhà cùng gia đình, tâm không bị cấu uế xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với lòng rộng mở, sẳn sàng  chia xẻ khi được yêu cầu. Này gia chủ, đây gọi là đầy đủ bố thí.

4) Đầy đủ trí tuệ: Tâm không bị tham, sân, nghi, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá ... chi phối. Thành tựu trạch pháp, đầy đủ pháp học pháp hành, thấy rõ sự sinh diệt của các pháp, bước vào dòng minh kiến, đầy đủ trí tuệ.

Thành tựu bốn pháp này, vị Thánh đệ tử luôn được khả lạc, khả hỷ, khả ý tức an lạc hạnh phúc trong hiện tại và cả trong tương lai.

 

IV. ỨNG DỤNG LỜI PHẬT DẠY

 Bốn điều đưa đến an lạc hạnh phúc cho người tại gia trong đời sống hiện tại, mà đức Phật đã thuyết dạy từ hơn mấy ngàn năm trước, đến nay vẫn còn giá trị. Nội dung bốn điều hạnh phúc đó cho thấy đức Phật là người hiểu rõ tâm lý của quần chúng. Ngài biết rằng con người muốn sống an vui phải được đáp ứng đầy đủ về mặt vật chất lẫn tinh thần, tức phải đủ ăn, đủ mặc cho bản thân mình, gia đình mình. Rải rác trong các bài kinh, đức Phật nêu rõ cái nghèo là nguồn gốc của thói hư, tật xấu, của những hành động vô đạo đức và tội lỗi như trộm cắp, dối trá, bạo động, thù hằn, độc ác. Do đó trong ba điều kiện đầu, Ngài hướng dẫn người Phật tử tại gia việc ổn định tài chánh như một điều kiện căn bản tạo nên hạnh phúc gia đình. Ngoài ra, tinh thần phải được bình an thì con người mới thực sự được hạnh phúc.

Tuy nhiên, học Phật chúng ta cũng cần ghi nhớ, trên cơ sở tuệ giác giải thoát khổ đau sinh tử, đức Phật cho rằng tài sản, của cải vật chất không phải là cứu cánh của cuộc đời, không phải là tài sản thừa tự của kẻ xuất gia tầm cầu giác ngộ, nhưng cũng cần phải có những điều kiện vật chất tối thiểu nuôi thân, mượn thân tu tập để được thành công trong đời sống tâm linh.

 Muốn sở hữu một số tiền bạc, tài sản hay của cải nào đó, đức Phật dạy người cư sĩ phải nỗ lực làm việc, cố gắng học hỏi trau dồi nghề nghiệp để đạt kết quả tốt. Đồng tiền chân chánh kiếm được, để nuôi gia đình bằng sức lực, bằng kiến thức của bản thân mình chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mình. Và dĩ nhiên, mình cảm thấy hạnh phúc khi được tự do hưởng thụ tài sản do mình tạo ra. Bên cạnh đó, việc không bị nợ nần khiến đời sống của mình không bị trải qua những ngày tháng lo âu, hồi hộp, sợ chủ nợ đến quấy rầy, đó chính là những ngày tháng an vui hạnh phúc.  Muốn không rơi vào tình trạng mắc nợ, trong nhiều bài kinh đức Phật nhắc nhở chúng ta mặc dù làm việc có được tài sản dư thừa cũng nên thực hành pháp “thiểu dục tri túc”, phải giữ gìn, tiết kiệm bằng cách chi tiêu vừa phải, cần để dành lại một phần nào đó để phòng ngừa mai sau, vì không ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra! Ở đây chúng ta cần nhớ là tiết kiệm, chứ không phải bủn xỉn, keo kiệt, không dám xử dụng cho bản thân hay giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Vì nếu không khéo cân bằng việc chi tiêu, xử dụng tiền bạc hợp lý, chúng ta sẽ biến thành kẻ nô lệ của đồng tiền.

Ba pháp đầu tiên đức Phật dạy con người ta làm thế nào để có được hạnh phúc về mặt vật chất. Nhưng pháp thứ tư mới là pháp được đức Phật xem là có giá trị nhất. Vì pháp này Ngài dạy người cư sĩ tại gia phải tu tập giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh. Nghĩa là lời nói, hành vi, cử chỉ, và tâm ý luôn trong sạch không gây lỗi lầm, đồng nghĩa với việc sống trong cộng đồng xã hội mình là con người biết tôn trọng nguyên tắc, luật lệ nơi quốc gia mình cư trú, mình không phạm tội nên được sống yên ổn. Về mặc tâm linh nghiệp báo, mình giữ ba nghiệp thanh tịnh không gây lỗi lầm, không gây nhân xấu, thì cuộc sống của mình cũng được bình an hạnh phúc.

Riêng bốn pháp đưa đến an lạc trong tương lai dành cho những ai có niềm tin sâu sắc vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng).  Thứ nhất tin rằng đức Như Lai là đấng chứng ngộ toàn giác, là bậc Thầy của trời người. Tin rằng Pháp Phật dạy là chân lý đưa con người đến giải thoát giác ngộ. Tin rằng các vị thánh Tăng là những vị xuất gia tu hành xa lìa ác pháp, tiếp tục đưa chánh pháp đến với mọi người.

Tin sâu Tam Bảo, người Phật tử đã quy y, nguyện thọ và tuân giữ  năm giới. Đó là từ bỏ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, xử dụng những chất ghiền nghiện như như sì-ke, ma túy hay cồn rượu. Những giới này chính là hàng rào ngăn cản người Phật tử phạm những lỗi lầm đưa đến khổ đau.  

Đạo Phật là đạo Từ Bi và Trí Tuệ, nên người con Phật chỉ sống đạo đức thôi chưa đủ, mà phải tu tập phát huy tinh thần từ bi và trí tuệ. Từ bi là sống mở lòng thương xót mọi người mọi loài không phân biệt. Hành động tích cực để phát huy lòng từ bi là thực hành hạnh Bố thí. Muốn phát huy trí tuệ, hành giả phải tìm cách gần gũi các bậc thiện tri thức để trạch pháp, học pháp, tư duy về pháp. Nghe và hiểu về bốn sự thật: Khổ, nguyên nhân của Khổ, Khổ diệt và con đường dẫn đến Khổ diệt. Nghe và hiểu về sự thật duyên sinh của mọi hiện hữu. Nghe và hiểu về dục và các pháp chướng ngại giải thoát. Nghe và hiểu về Ngũ thủ uẩn. Nghe và hiểu về thiền quán, thiền định, như lý tác ý làm lành lánh dữ v.v...  để sau cùng nhận chân ra hạnh phúc an lạc ở đời chỉ phù du, huyển tạm, bởi nó đòi hỏi nhiều điều kiện mới có, nên nó vô thường, khổ, không, vô ngã. Từ đó, chúng ta sẽ vượt qua, không còn ý muốn tìm cầu những thứ phù du trong thế giới hiện tượng, mà tinh tấn tu hành mưu cầu một hạnh phúc siêu việt tịch tịnh giải thoát Niết-bàn ngay bây giờ và ở đây, đồng nghĩa là hạnh phúc miên viễn.

Trở lại vấn đề an lạc hạnh phúc. Là người Phật tử tại gia sống trong thế giới tương đối,  người nào thành tựu cả tám điều nêu trên được xem như là hạng người cư sĩ tối thắng với nhiều ưu điểm đáng đề cao như tiền bạc của cải kiếm được một cách hợp pháp bằng chính sức lao động hay kiến thức của mình, biết chia xẻ tạo phước, thọ dụng chừng mực, không tham đắm, nhiễm trước, thấy được nguy hiểm của lòng tham bằng trí tuệ, người đó xứng đáng được hưởng an lạc hạnh phúc trong cuộc đời này....

 

 THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

Thiền Viện Chân Như, Navasota, TX.

     (An Cư Kiết Xuân 22/2/2023)

                         

 

 

*  Tài liệu: Kinh Tăng Chi Bộ, VII Phẩm Nghiệp Công Đức

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111430)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
03/01/2019(Xem: 5753)
Giao lưu với 300 thiền sinh trẻ tại khóa tu An Lạc lần thứ 8 Chúng tôi may mắn được đi cùng thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty CP Sách Thái Hà đến giao lưu với 300 bạn sinh viên trong khóa thiền mang tên An Lạc tại thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Đại Đình,-Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Đây là khoá tu Án lạc lần thứ 8 và kéo dài 4 ngày từ ngày 29/12/2018 đến 01/01/2019. Cảm giác của tôi khi ngồi viết lại những chữ này là rất rất tuyệt vời.
03/01/2019(Xem: 5208)
HOA NỞ ĐÌNH HOANG Cả thôn không ai rõ lão già mặt thẹo gờm ghiếc từ đâu trôi dạt đến, chọn thềm hiên của ngôi đình thờ thần hoàng làm nơi an trú, chẳng ma nào dám đuổi, kể cả ông Thức thôn trưởng đi cùng ba đội viên xung kích hùng hùng hổ hổ với súng ống và gậy gộc trong tay. Nghe đâu, chỉ mới thấy mặt lão già mặt thẹo và nghe tiếng gầm gừ ghê rợn của lão, ông thôn trưởng cùng ba anh xung kích đã bủn rủn tay chân, co giò rụt cổ bỏ chạy tán loạn như bầy vịt.
03/01/2019(Xem: 6269)
Bản thân người viết (Viên Thành), cũng đã trải nghiệm những điều thăng trầm, cay đắng nhiều thấm thía với cuộc đời, nhưng nhờ có biết chút ít Phật Pháp: “Người sẵn sàng chịu thiệt, đi sau, ngồi thấp là người nhận nhiều phước báu nhất”, người khác nợ bạn, ơn trên sẽ trả cho bạn, chịu thiệt tưởng là thiệt, nhưng đôi khi học được cách chịu thiệt lại chính là cách tạo nhiều phúc báo nhất, đừng tưởng cứ thiệt thòi là không may mắn”, nên cố gắng chịu đựng, rồi cảm đến chư Phật, chuyển hóa thành duyên lành, được vào nương cửa Phật.
03/01/2019(Xem: 10283)
HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
01/01/2019(Xem: 5599)
Cách đây 3 năm, khi nhắc đến Vingroup, tôi thường nghĩ đến những khu đô thị sang trọng như Royal City, Times City…, những trung tâm thương mại hoàng tráng Vincom, những siêu thị hiện đại Vimmart hay những khu nghỉ dưỡng hạng sang ở Nha Trang, Phú Quốc…Một tập đoàn kinh tế với những chiến lược đầu tư lớn. Vậy thôi.
25/12/2018(Xem: 7550)
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà đã hết một năm. Tự hỏi, một năm trôi qua chúng ta đã làm được những gì? Hãy khoan bàn đến những việc trọng đại to lớn như quốc gia, xã tắc, mà hãy nói đến chính cuộc sống bản thân của chúng ta trước đã. Chúng ta đã sống ra sao? Có khoẻ mạnh, có vui vẻ, hài hoà hạnh phúc hay là luôn nay đau mai ốm, phiền muộn vì công việc làm ăn không được vừa ý khiến trong gia đình xung đột xào xáo? Tóm lại năm qua cuộc sống chúng ta có được thuận bườm xuôi gió, có được trôi chảy đề huề, hay cuộc sống lúc vướng mắc chỗ này, khi trở ngại chỗ kia, khiến cho tâm trạng của chúng ta luôn ưu phiền ủ dột.
22/12/2018(Xem: 7610)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính thưa chư Tôn đức, quí vị hảo tâm Từ thiện và bạn lành. Với tâm nguyện '' Phụng sự chúng sanh cúng dường chư Phật '', được sự quan hoài, trợ duyên của quí vị chúng tôi vừa thực hiện một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực núi Khổ Hạnh Lâm, Nalanda & Bồ Đề Đạo Tràng- tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình - Dec 21, 2018
22/12/2018(Xem: 5303)
Việc kết hợp giữa hai đối tượng khác phái, đi đến sống chung sanh con đẻ cái, đã có từ thời con người nguyên thủy xuất hiện. Tùy mỗi bộ tộc, mỗi quốc gia, việc hợp thức hóa cho đôi lứa có quy định theo tập tục riêng, với người Việt thường gọi là hôn lễ. Thực hiện tập tục cho “hôn lễ” theo nếp xưa, gồm có: - lễ nạp tài – lễ vấn danh – lễ nạp cát – lễ nạp tệ - lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh.
21/12/2018(Xem: 8033)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]