Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lý Tưởng Giác Ngộ Của Con Người (pdf)

26/01/202314:14(Xem: 5487)
Lý Tưởng Giác Ngộ Của Con Người (pdf)

Lý tưởng Giác ngộ của con người
The Ideal of Humain Enlightenment

Urgyen Sangharakshita.
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

         Chúng ta có thói quen nhìn vào Phật giáo xuyên qua các phương tiện thiện xảo cùng các ảnh hưởng văn hóa, phong tục, và cả các phương pháp tu tập đại chúng của Trung quốc, thế nhưng dường như chúng ta không mấy khi ý thức được đúng mức về điều đó. Chúng ta cứ nghĩ rằng Phật giáo là như vậy. Thế nhưng Giáo huấn của Đức Phật sau khi được đưa vào Trung quốc qua các con đường tơ lụa, đã bị biến đổi rất nhiều qua hàng ngàn năm thích ứng với nền văn minh của đế quốc này, một nền văn minh hoàn toàn khác biệt với nền văn minh trong thung lũng sông Hằng, nhất là trên phương diện tư tưởng, ngôn ngữ và chữ viết.

         Nền Phật giáo đó của Trung quốc và cả các nền Phật giáo của các quốc gia lân bang như Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng bởi nền Phật giáo Trung quốc, dường như cho thấy những sự suy thoái và khó khăn trầm trọng, nếu không muốn nói là cả một sự bế tắc. Nền văn minh Trung quốc đạt đến tột đỉnh vào thời đại nhà Đường từ thế kỷ thứ VI đến thứ IX, và đã suy tàn dần từ sau đó. Phật giáo Trung quốc cũng diễn tiến song hành với đà thăng tiến và suy thoái đó của nền văn minh Trung quốc. Các nền Phật giáo của các nước lân bang phát triển chậm hơn và cũng đạt được các thời kỳ hưng thịnh chậm hơn, ít nhất là vài thế kỷ. Nói chung các nền Phật giáo phát triển qua các con đường tơ lụa biến dạng và suy tàn dần cho đến ngày nay, nói một cách khác là không còn thích ứng được với các xã hội hiện đại.

       Trái lại nếu nhìn vào nền Phật giáo "non trẻ" trong thế giới Tây phương, thì chúng ta sẽ không khỏi nhận thấy nền Phật giáo đó, nhờ thừa hưởng một nền văn minh duy lý, khoa học và triết học, đã phát triển thật nhanh chóng và vững chắc, nhất là phù hợp và thích ứng hơn với con người tân tiến ngày nay.

    Thế nhưng trong bài thuyết trình dưới đây nhà sư Sangharakshita nêu lên một số các hiểu lầm của người Tây phương về Phật giáo, mà chúng ta có thể là không ngờ đến. Đó là các sự hiểu lầm tạo ra bởi sự liên tưởng giữa Phật giáo và nền tín ngưỡng hữu thần đã ăn sâu vào nền văn hóa và sự sinh hoạt xã hội của họ từ ngàn năm qua. Một số người Tây phương nhìn vào Phật giáo và tìm hiểu Phật giáo xuyên qua các thuật ngữ trong tín ngưỡng của họ. Thế nhưng qua một góc nhìn nào đó thì Giáo huấn của Đức Phật không phải là một tôn giáo theo cách hiểu của của người Tây phương. Thật vậy, chỉ có người Tây phương mới nhìn thấy được các khía cạnh tế nhị đó trong cách nhận định của chính họ về Phật giáo.

       Bài thuyết giảng này được đưa ra vào năm 1975, tức là cách nay đã gần nửa thế kỷ. Những gì trên đây là các nhận xét của nhà sư Sangharakshita vào thời bấy giờ, ngày nay con số sách báo và tư liệu về Phật giáo trong các nước Tây phương rất phong phú, nêu lên các công trình khảo cứu và các sự hiểu biết rất cao. Dầu sao các nhận xét này cũng chỉ là các luận cứ mở đầu cho bài thuyết giảng của nhà sư Sangharakshita. Điều chủ yếu và quan trọng hơn cả trong bài thuyết giảng này là lý tưởng của sự sống con người, lý tưởng của sự hiện hữu của con người. Lý tưởng đó thường được gọi bằng  ột thuật ngữ khá quen thuộc - ít nhất là đối với những người Phật giáo - là sự Giác ngộ.

       Vậy Giác ngộ là gì, thuật ngữ này muốn nói lên điều gì? Giác ngộ là tiếng Hán (覺悟), chữ "giác" có nghĩa là bừng tỉnh hay hiểu ra, chữ "ngộ" có nghĩa nhận thấy được, vỡ lẽ ra. Hai chữ này mang ý nghĩa khá gần nhau, chữ "ngộ" bổ túc và nhấn mạnh thêm cho chữ "giác". Hai chữ giác và ngộ được dịch từ chữ Bodhi trong tiếng Phạn và tiếng Pali. Chữ Bodhi bắt nguồn từ động từ bodheti có nghĩa là thức dậy, tỉnh dậy - sau một giấc ngủ say chẳng hạn - và được xem như là một sự bừng tỉnh hay bừng sáng, một "sự hiểu biết siêu việt" bất thần hiện lên với mình. Tiếng Anh dịch chữ Bodhi là Awakening / sự Thức tỉnh hay Tỉnh thức, Enlightenment / sự Bừng sáng hay Quán thấy minh bạch; tiếng Pháp dịch chữ Bodhi là Eveil hay Illumination, mang cùng một ý nghĩa với tiếng Anh. Chữ Giác ngộ sẽ được dùng trong bản dịch tiếng Việt dưới đây, dù chữ này đã trở nên quá quen thuộc và bị lạm dụng, khiến ý nghĩa của nó trở nên mơ hồ và thiếu chính xác.

     Ngoài ra thiết nghĩ cũng nên nhấn mạnh thêm một khía cạnh khác của chữ Giác ngộ. Chữ giác ngộ không có nghĩa là một sự hiểu biết, với tư cách là một danh từ hay một động từ, liên quan đến một sự vật cụ thể hay một sự hiểu biết nào cả, mà là một "thể dạng" hiểu biết siêu việt và thượng thặng về một cái gì đó thật sâu xa và rộng lớn, mà những người khác - những người chưa thức tỉnh - không có một ý niệm nào cả. Đấy là cách hiểu về chữ Giác ngộ giúp chúng ta theo dõi bài giảng rất khúc triết này của nhà sư Sangharakshita.

pdf-download

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2017(Xem: 5973)
Cần nói rõ ngay từ dòng chữ đầu tiên, rằng đây là chuyện Quốc hội Mỹ, không dính gì tới Quốc hội Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật… Nói thế, để hoàn toàn xa lìa mọi liên tưởng không thích nghi. Và tỉnh thức, là nói theo nghĩa Thiền tập, tức là mindfulness, một phương pháp đang ứng dụng nhiều tại Hoa Kỳ, không còn ý nghĩa tôn giáo và được dùng chỉ như một liệu pháp đa dụng.
27/07/2017(Xem: 5631)
Hãy hình dung về một nhà nước, từ người lãnh đạo cho tới cán bộ cấp làng xóm, rủ nhau tập Thiền mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây phút… Nói như thế, có vẻ như chúng ta đang nói về một Tây Tạng một thời quá khứ? Không. Bài này không nói gì về chuyện xưa, chỉ muốn nói chuyện nay. Cũng không nói về các nhà nước Tây, Tàu, Ta, Đức, Nhật… và chỉ có ý nói về các nhà nước Anh, Úc, và một phần Hoa Kỳ, dựa theo các bản tin tiếng Anh, và độc giả có thể dò lại nguồn tin bằng cách đưa dòng chữ nhan đề của bản tin vào Google để tìm.
23/07/2017(Xem: 7294)
Nam mô Phật đà da Nam mô Đạt ma da Nam mô Tăng già da Thưa đại chúng, trước khi nghe pháp thoại, xin đại chúng ngồi ngay thẳng, thân và tâm có mặt trong nhau để chúng ta thực tập thiền tập, khiến cho ba nghiệp của tất cả chúng ta giờ này thanh tịnh. Nhờ ba nghiệp (nghe không rõ)…. mà đưa tới sự chuyển hóa … (nghe không rõ) Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe, Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm
21/07/2017(Xem: 9600)
Một câu chuyện thật, hoàn toàn có thật đang diễn ra. Đó là việc áp dụng “Người nam châm – bí mật của luật hấp dẫn” cùng với “Luật hấp dẫn – bí mật tối cao” và triết lý "gieo hạt" vào công việc và cuộc sống để đón nhận hạnh phúc và thành công không giới hạn.
15/07/2017(Xem: 10896)
Hòa Thượng Thích Thông Hải đang thực hiện một đài truyền hình toàn cầu, nơi Phật tử từ khắp thế gioơi, kể cả từ Việt Nam hay Anh, Pháp, Nhật, Hoa Kỳ, Nga... có thể xem được qua các thiết bị di động.
10/07/2017(Xem: 5480)
Trong khi có những người mang hai quốc tịch một cách thoải mái… lại rất hiếm người tự nhận là theo hai tôn giáo cùng một lúc. Hiển nhiên, dầu với nước rất khó hòa hợp. Bạn cứ nhìn lại những cuộc thánh chiến nhiều ngàn năm nay là biết: không dễ có thái độ bao dung để theo cùng lúc hai tôn giáo một cách hòa hợp. Thực tế lịch sử cho thấy, bao dung nhất vẫn là Phật giáo – một tôn giáo chưa từng khơi dậy thánh chiến bao giờ. Nhưng rồi một số nơi ở Miến Điện vẫn xảy ra xung khắc giữa Phật tử bản địa và người Hồi giáo Rohinya vào tỵ nạn.
29/06/2017(Xem: 6917)
Bài này được viết để thành kính tưởng niệm bổn sư Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu (1912-2016), vị trụ trì quá cố của Chùa Tây Tạng Bình Dương, trong tuần lễ tròn một năm Thầy viên tịch.
23/06/2017(Xem: 9317)
Nếu như điểm nhấn của những người thích ăn chay và ủng hộ ăn chay của những ngày cuối năm 2016 là TẾT CHAy lần đầu tiên được tổ chức tại chùa Tứ Kỳ Thủ đô Hà Nội với sự tham gia của 44 công ty, nhà hành chuyên đồ chay và thực phẩm dưỡng sinh thì trọng tâm của 6 tháng đầu năm 2017 là cuộc thi ĂN CHAY HẠNH PHÚC.
19/06/2017(Xem: 10669)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Nhân được sự quan hoài của quí Sư cô Tịnh thất Hiền Như và chư Phật tử, chiều 17 June chúng tôi đã đại diện quí vị đến thăm và tặng quà cho đồng bào nghèo tại Thành phố Huế. Những người được trao quà đa phần là các cụ già neo đơn, người thiểu năng khuyết tật, người bị tai nạn lao động, người nghèo trong thành phố và các vùng phụ cận Thừa Thiên Huế.
16/06/2017(Xem: 9390)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]