Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

20/09/202212:37(Xem: 8257)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa
K Bāhiya Sutta
(Thể song thất lục song bát)
*
Lê Huy Trứ
9/18/2022
☆☆☆☆☆
 Buddha-324
Trong cái thấy chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe chỉ là cái nghe.
Trong thọ tưởng chỉ thọ tưởng.
Trong cái xúc giác chỉ là xúc giác.
Trong thức tri chỉ là cái thức tri.
*
Đau khổ rồi, không Khổ đau nữa,
Chưa Đau khổ, không biết Khổ đau.
Đau khổ và chưa Khổ đau,
Thì Đau khổ cũng chưa Khổ đau vậy.
Cái đau Khổ chỉ là cái khổ Đau.
*
Sống rồi cũng như không có Sống.
Chưa Sống cũng không có cái Sống,
Ngoài Sống rồi và chưa Sống,
Thì khi Sống cũng không có cái Sống.
Trong cái sống cũng chỉ là cái sống.
*
Chết rồi thì không có Chết nữa,
Chưa Chết cũng như không có Chết.
Ngoài Chết rồi và chưa Chết,
Thì khi Chết cũng không có cái Chết.
Khi không có cái Chết thì không Chết.
*
Tất cả đều Thật  đều Láo,
Cả hai Thật và Láo cả hai.
Không phải Láo cũng không phải là Thật,
Không phải Thật láo, không phải Láo thật,
  Đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
*
Không có Ngã sở ở trong ấy,
Ngã không trụ vào trong chỗ ấy. 
Vô sở trụ, Ngã vô ngã,
Ngã không đời này, Ngã không đời nào.
Ngã không  trước sau, không chặng giữa.
*
Tất cả đều thật  không thật,
Cả hai thật và cả không thật.
Không phải không thật, phải thật,
Không phải không thật cũng không phải thật,
Đây là lối dạy bất nhị của Phật.
*
Đi rồi, cũng như không có đi.
Chưa đi, cũng không có cái đi,
 Ngoài đi rồi và chưa đi.
Thì khi đi cũng không có cái đi.
Khi chưa đi cũng không có chưa đi.
*
Tất cả điều như thị như rứa,
Nhưng không phải  giống như rứa.
Như rứa mà không như rứa,
Không như ri cũng không phải như rứa.
Không như Rứa thì nó như răng Rứa?
*
Đáo bĩ ngạn rồi, không bĩ ngạn. 
Chưa đáo bĩ ngạn, không bĩ ngạn.
 Bĩ ngạn rồi, đáo bĩ ngạn. 
Thì bĩ ngạn không có đáo bĩ ngạn.
Bĩ ngạn đáo cũng chưa đáo bĩ ngạn.
*
Không ở bến này, không bờ kia,
Không ở giữa dòng, không đầu cuối
Không  thọ vô nhất kiếp,
Kiếp này không ở đây, không về đâu.
Không hữu Không không, vô Không vô Hữu.
*
Tỉnh tỉnh lặng, Tỉnh tỉnh loạn tưởng,
Tịnh tịch tĩnh tỉnh, Lặng tỉnh tỉnh.
Lặng hôn trầm,Tịch hôn trầm.
Như vậy sẽ đoạn tận được khổ đau.
Đó là phật thuyết tuần tự nhi tiến.
*
 Ngộ rồi cũng không có Ngộ.
Chưa Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Ngoài Ngộ rồi và chưa Ngộ.
Thì khi Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Khi không Ngộ cũng như có Ngộ Không.
 
☆☆☆☆☆
 
Ghi Chú:
 
Những câu luận giải trên đây nêu lên bản chất của một hiện tượng bằng cách dựa vào phép, tôi gọi nó là “Ngũ” đoạn luận đã nói lên một sự quán thấy không nhất thiết biệt đãi hay thiên vị sở trụ vào một nơi chốn nào cả (Trung Quán) - tức là vượt lên trên cả hai vị thế đối nghịch nhị nguyên.  Trung Quán Luận Tụng của Long Thụ khá khúc chiết và cô đọng, không phải dễ hiểu và nhất là dịch thuật ra những ngôn ngữ khác.
 
Trong Tập Trung Quán Luận Tụng (Madhyamaka-karikas) là tập luận giải chủ yếu và độc đáo nhất của Long Thụ. Trong tập luận này, có một câu (tiết 15.8) có thể xem là tiêu biểu nhất phản ảnh học thuyết Trung Quán được Học Giả và Triết Gia Phật Giáo Guy Bugault dịch:
 
"Tout est bien comme il semble, rien comme il semble. À la fois comme il semble et non comme il semble. Ni l'un ni l'autre. Tel est l'enseignement progressif (anuśāsana) des Bouddha." (Stances du Milieu par excellence, Guy Bugault, Gallimard, Paris, 2002)
 
Tôi liều lĩnh dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Huế: Tất cả là tốt giống như rứa, không phải giống như rứa.  Có lần giống như rứa và không giống như rứa. Không phải như ri cũng không phải như rứa.  Đó là thuyết tuần tự nhi tiến của Phật.
 
Câu tiết 15.8 trên của Tập Trung Quán Luận Tụng được Guy Bugault dịch sang tiếng Pháp khá văn chương và triết lý tuy nhiên câu dịch dưới đây của Thiền Sư và Triết Gia Phật Giáo Stephen Batchelor dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu hơn:
 
"Everything is real, not real; both real and not real; neither not real nor real: this is the teaching of the Buddha." (Verses from the Center, Stephen Batchelor, Sarpham College, 2000)
 
Tôi xin dịch sát nghĩa như sau: Tất cả đều thật; không thật; cả hai thật và cả không thật; không phải không thật cũng không phải thật:  đây là lối dạy của Phật.
 
Hay, tất cả đều thật; đều láo; cả hai thật và láo cả hai; không phải láo cũng không phải thật:  đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
 
Mong những lời diễn giải từ những bài thuyết pháp đơn giản của Đức Phật và luận lý tư nghị của Luận Sư Long Thụ trên đây làm cho tâm của Ta được giác ngộ, giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có chấp thủ nữa.
 
Thực tại đang diễn dịch thay đổi trong vô thường nhưng tâm phan duyên của chúng ta không thấy như thị mà lại sở tùy và bám trụ vào sự vật thay đổi đó là nguyên nhân phát sinh đau khổ. 
 
Nhận thức như vậy được ghi rõ trong Kinh A Hàm, Đức Phật gọi là “không như thật tuệ tri” hay “Không như lý tác ý.” 
 
Thấy như vậy nhưng không phải như vậy.
 
Tương tự như ý Bùi Giáng: [Thực tại] lịch sử sang trang chạy quàng.  Đó là lịch sử [thực tại.]
 
Ngược lại, Trí Tuệ là cái thấy đúng như sự thật (như thật huệ tri,) hay cái thấy của Phật Nhãn “Như lý tác ý” đầy minh tâm.
 
(Tài Liệu: Kinh Tiểu Bộ, Kinh Bāhiya Sutta, Version 2, Tác Giả Lê Huy Trứ, [email protected], April 2, 2016)
 
Lê Huy Trứ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2019(Xem: 5648)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7237)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7243)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7845)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 6132)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
27/04/2019(Xem: 6805)
TẬP TRUNG TÂM THỨC Nguyên bản: Focusing the Mind Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển/Friday, March 22, 2019
23/04/2019(Xem: 9667)
Khóa Tu Học nhân Mùa Phục Sinhà019 tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, từ ngày 19-22.4.2019.
23/04/2019(Xem: 6412)
Cảnh Giác Với Bạo Lực Tôn Giáo, Vào ngày 21/4/2019 hãng Reuters loan tin, “Hơn 290 người chết và tối thiểu 500 bị thương trong bảy cuộc đánh bom liên tiếp vào ba nhà thờ Thiên Chúa Giáo và bốn khách sạng sang trọng tại miền đông Tích Lan (Sri Lanka) vào ngày hôm nay do nhóm cực đoan Quốc Gia Thowfeek Jamaath thực hiện và đây là cuộc tấn công đầu tiên lớn nhất vào hòn đảo ở Ấn Độ Dương kể từ khi cuộc nội chiến chấm dứt cách đây mười năm. Bảy người đã bị bắt vài giờ ngay sau những cuộc đánh bom
18/04/2019(Xem: 6468)
NGƯỠNG MỘ GIÁC NGỘ Nguyên bản: Aspiring to Enlightenment Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
10/04/2019(Xem: 7331)
Một ngày như mọi ngày, không có gì thay đổi, giống hệt như ngày hôm qua, không có gì vui, không có gì mới, là nỗi kinh hoàng của con người. Căn bệnh buồn nản, chán đời (depressed) mà trong nước gọi là trầm cảm đã được ông nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khóc than trong bản nhạc “Một ngày như mọi ngày” như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]