Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

20/09/202212:37(Xem: 8437)
Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa - Kệ Bāhiya Sutta (Thơ)

Kinh Tiểu Bộ Diễn Nghĩa
K Bāhiya Sutta
(Thể song thất lục song bát)
*
Lê Huy Trứ
9/18/2022
☆☆☆☆☆
 Buddha-324
Trong cái thấy chỉ là cái thấy.
Trong cái nghe chỉ là cái nghe.
Trong thọ tưởng chỉ thọ tưởng.
Trong cái xúc giác chỉ là xúc giác.
Trong thức tri chỉ là cái thức tri.
*
Đau khổ rồi, không Khổ đau nữa,
Chưa Đau khổ, không biết Khổ đau.
Đau khổ và chưa Khổ đau,
Thì Đau khổ cũng chưa Khổ đau vậy.
Cái đau Khổ chỉ là cái khổ Đau.
*
Sống rồi cũng như không có Sống.
Chưa Sống cũng không có cái Sống,
Ngoài Sống rồi và chưa Sống,
Thì khi Sống cũng không có cái Sống.
Trong cái sống cũng chỉ là cái sống.
*
Chết rồi thì không có Chết nữa,
Chưa Chết cũng như không có Chết.
Ngoài Chết rồi và chưa Chết,
Thì khi Chết cũng không có cái Chết.
Khi không có cái Chết thì không Chết.
*
Tất cả đều Thật  đều Láo,
Cả hai Thật và Láo cả hai.
Không phải Láo cũng không phải là Thật,
Không phải Thật láo, không phải Láo thật,
  Đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
*
Không có Ngã sở ở trong ấy,
Ngã không trụ vào trong chỗ ấy. 
Vô sở trụ, Ngã vô ngã,
Ngã không đời này, Ngã không đời nào.
Ngã không  trước sau, không chặng giữa.
*
Tất cả đều thật  không thật,
Cả hai thật và cả không thật.
Không phải không thật, phải thật,
Không phải không thật cũng không phải thật,
Đây là lối dạy bất nhị của Phật.
*
Đi rồi, cũng như không có đi.
Chưa đi, cũng không có cái đi,
 Ngoài đi rồi và chưa đi.
Thì khi đi cũng không có cái đi.
Khi chưa đi cũng không có chưa đi.
*
Tất cả điều như thị như rứa,
Nhưng không phải  giống như rứa.
Như rứa mà không như rứa,
Không như ri cũng không phải như rứa.
Không như Rứa thì nó như răng Rứa?
*
Đáo bĩ ngạn rồi, không bĩ ngạn. 
Chưa đáo bĩ ngạn, không bĩ ngạn.
 Bĩ ngạn rồi, đáo bĩ ngạn. 
Thì bĩ ngạn không có đáo bĩ ngạn.
Bĩ ngạn đáo cũng chưa đáo bĩ ngạn.
*
Không ở bến này, không bờ kia,
Không ở giữa dòng, không đầu cuối
Không  thọ vô nhất kiếp,
Kiếp này không ở đây, không về đâu.
Không hữu Không không, vô Không vô Hữu.
*
Tỉnh tỉnh lặng, Tỉnh tỉnh loạn tưởng,
Tịnh tịch tĩnh tỉnh, Lặng tỉnh tỉnh.
Lặng hôn trầm,Tịch hôn trầm.
Như vậy sẽ đoạn tận được khổ đau.
Đó là phật thuyết tuần tự nhi tiến.
*
 Ngộ rồi cũng không có Ngộ.
Chưa Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Ngoài Ngộ rồi và chưa Ngộ.
Thì khi Ngộ cũng không có cái Ngộ.
Khi không Ngộ cũng như có Ngộ Không.
 
☆☆☆☆☆
 
Ghi Chú:
 
Những câu luận giải trên đây nêu lên bản chất của một hiện tượng bằng cách dựa vào phép, tôi gọi nó là “Ngũ” đoạn luận đã nói lên một sự quán thấy không nhất thiết biệt đãi hay thiên vị sở trụ vào một nơi chốn nào cả (Trung Quán) - tức là vượt lên trên cả hai vị thế đối nghịch nhị nguyên.  Trung Quán Luận Tụng của Long Thụ khá khúc chiết và cô đọng, không phải dễ hiểu và nhất là dịch thuật ra những ngôn ngữ khác.
 
Trong Tập Trung Quán Luận Tụng (Madhyamaka-karikas) là tập luận giải chủ yếu và độc đáo nhất của Long Thụ. Trong tập luận này, có một câu (tiết 15.8) có thể xem là tiêu biểu nhất phản ảnh học thuyết Trung Quán được Học Giả và Triết Gia Phật Giáo Guy Bugault dịch:
 
"Tout est bien comme il semble, rien comme il semble. À la fois comme il semble et non comme il semble. Ni l'un ni l'autre. Tel est l'enseignement progressif (anuśāsana) des Bouddha." (Stances du Milieu par excellence, Guy Bugault, Gallimard, Paris, 2002)
 
Tôi liều lĩnh dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Huế: Tất cả là tốt giống như rứa, không phải giống như rứa.  Có lần giống như rứa và không giống như rứa. Không phải như ri cũng không phải như rứa.  Đó là thuyết tuần tự nhi tiến của Phật.
 
Câu tiết 15.8 trên của Tập Trung Quán Luận Tụng được Guy Bugault dịch sang tiếng Pháp khá văn chương và triết lý tuy nhiên câu dịch dưới đây của Thiền Sư và Triết Gia Phật Giáo Stephen Batchelor dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu hơn:
 
"Everything is real, not real; both real and not real; neither not real nor real: this is the teaching of the Buddha." (Verses from the Center, Stephen Batchelor, Sarpham College, 2000)
 
Tôi xin dịch sát nghĩa như sau: Tất cả đều thật; không thật; cả hai thật và cả không thật; không phải không thật cũng không phải thật:  đây là lối dạy của Phật.
 
Hay, tất cả đều thật; đều láo; cả hai thật và láo cả hai; không phải láo cũng không phải thật:  đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
 
Mong những lời diễn giải từ những bài thuyết pháp đơn giản của Đức Phật và luận lý tư nghị của Luận Sư Long Thụ trên đây làm cho tâm của Ta được giác ngộ, giải thoát khỏi các lậu hoặc và không có chấp thủ nữa.
 
Thực tại đang diễn dịch thay đổi trong vô thường nhưng tâm phan duyên của chúng ta không thấy như thị mà lại sở tùy và bám trụ vào sự vật thay đổi đó là nguyên nhân phát sinh đau khổ. 
 
Nhận thức như vậy được ghi rõ trong Kinh A Hàm, Đức Phật gọi là “không như thật tuệ tri” hay “Không như lý tác ý.” 
 
Thấy như vậy nhưng không phải như vậy.
 
Tương tự như ý Bùi Giáng: [Thực tại] lịch sử sang trang chạy quàng.  Đó là lịch sử [thực tại.]
 
Ngược lại, Trí Tuệ là cái thấy đúng như sự thật (như thật huệ tri,) hay cái thấy của Phật Nhãn “Như lý tác ý” đầy minh tâm.
 
(Tài Liệu: Kinh Tiểu Bộ, Kinh Bāhiya Sutta, Version 2, Tác Giả Lê Huy Trứ, [email protected], April 2, 2016)
 
Lê Huy Trứ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2011(Xem: 13078)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
17/06/2011(Xem: 5904)
Mọi hình thức thiền định có ý ‎thức không là một sự việc thực sự: nó không bao giờ có thể là. Cố gắng có dụng ý khi thiền định không là thiền định.
14/06/2011(Xem: 8343)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có những nghiên cứu riêng chỉ ra rằng, Việt Nam có vị Thiền sư Tăng Hội, lớn hơn cả Thiền sư Bồ Đề Lạt Ma - người mà chúng ta đang thờ là Sơ tổ Phật giáo - tới 300 tuổi. Nội dung này nằm trong bài giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Hà Nội, ngày 18/1/2005 - "Lịch sử của Phật giáo ngày nay dưới cái nhìn tương tức".
12/06/2011(Xem: 7719)
Trong bối cành một thế giới đang hừng hực nóng từ lò lửa Trung Đông đến biên giới Thái-Miên, câu hỏi về sự hiệu nghiệm của tranh đấu theo phương pháp “Bất Bạo Động” bỗng trở nên quan trọng . Từ “Vô Vi” của Lão Tử đến “Bất Bạo Động” của Gandhi là một con đường dài dẫn chúng ta từ an sinh cá nhân đến tranh đấu cho xã hội. Và nói theo Marx thì có xã hội là có bất công. Nhất là khi nhìn vào cả hai xã hội Cộng sản và Tư bản ngày nay, con cháu của Marx lại càng phải vất vả tranh đấu chống bất công trường kỳ hơn cả Mao, thường trực hơn cả Trotsky, sáng tạo hơn cả Obama.
11/06/2011(Xem: 5523)
Người đàn ông tên Nhật Trung, sinh ra tại đất Long Khánh – Đồng Nai, nhưng sinh sống và lập nghiệp tại 1 vùng đất miền Trung. Ông là chủ 1 nhà hàng có tiếng chuyên phục vụ khách bằng các trò mua vui trên thân xác và tính mạng của những con vật tội nghiệp. Theo như ông kể: Vốn chưa từng biết ghê tay trước nhưng cảnh giết mổ nào, bản thân ông cũng là 1 kẻ “khát” cảm giác tra tấn, hành hạ các con vật để thỏa mãn sự hiếu kỳ của chính bản thân mình.
11/06/2011(Xem: 6670)
Đường Đến Bình An Thật Sự (11)
11/06/2011(Xem: 7284)
Chuyến bay Cathay Pacific Đài Bắc – Hong Kong từ từ hạ cánh. Từ trên cao nhìn xuống, Hong Kong là một thành phố có vô số tòa nhà cao tầng chen chúc mọc. Đồng hồ phi cảng chỉ đúng 11:30 sáng ngày 25 tháng 4. Đoàn xuất sĩ Làng Mai gồm 30 người được Tăng thân Hong Kong đón đưa về tu viện mới ở đảo Lantau. Tổng cộng có một chiếc xe hơi nhỏ và ba chiếc xe buýt 20 chỗ ngồi: một chiếc cho quý thầy, một chiếc cho quý sư cô và một chiếc chở hành lý, còn chiếc xe hơi thì chở Sư Ông (Sư Ông Làng Mai) và thị giả. Ba chiếc xe buýt nối đuôi nhau chạy theo xe Sư Ông hướng về chùa Liên Trì, làng Ngong Ping, đảo Lantau, Hong Kong.
08/06/2011(Xem: 11268)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
03/06/2011(Xem: 6970)
Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khíacạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thườngđược hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trìnhbày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.
02/06/2011(Xem: 15192)
AYYA KHEMA sinh năm 1923 trong một gia đình người Do Thái tại Berlin. Bà trốn khỏi Đức sang Tô Cách Lan (Scotland) năm 1938, cùng với 200 trẻ em khác. Sau đó được đoàn tụ với cha mẹ bà tại Trung Hoa. Khi chiến tranh thứ hai bùng nổ, bà và gia đình bị đưa vào các trại giam tù binh của Nhật, và cha bà đã mất tại đó. Sau bà lập gia đình, có được một con trai và một con gái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]