Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán Niệm Mùa Vu Lan

11/08/202221:21(Xem: 4573)
Quán Niệm Mùa Vu Lan

QUÁN NIỆM MÙA VU LAN

 Vu-lan-001

 


 

Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.

-       Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.

-       Từ nhu cầu hiểu biết, nhu cầu tâm linh, chúng ta được hướng dẫn, giáo dục bởi những vị thầy trong học đường (dạy chữ, dạy nghề) hay trong tôn giáo (dạy giáo lý, đạo đức căn bản), để có tri thức và kinh nghiệm mà bước vào cuộc sống xã hội. Hành trang mà chúng ta được trang bị để đi vào cuộc đời một cách vững chắc chính là nhờ những vị thầy ấy. Ơn giáo dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.

-       Cuộc sống trật tự, ổn định và an bình mà chúng ta được hưởng hôm nay là từ các định chế xã hội, định chế quốc gia, trải bao triều đại và thể chế chính trị, đã thiết lập, chỉnh đốn, sao cho phù hợp với ý nguyện số đông và hoàn cảnh làng nước. Tất nhiên không có một định chế nào được hoàn bị để thỏa mãn tất cả mọi người dân, nhưng gầy dựng một trật tự qui ước từ trung ương đến hạ tầng cơ sở là cả một công trình, một bề dày kinh nghiệm của máu xương mà cha ông chúng ta để lại. Nhờ trật tự và an sinh xã hội của quốc gia mà cuộc sống thường nhật của chúng ta được ổn định, ngăn nắp, an tâm trong những năm dài cuộc đời. Ơn này không thể nào quên.

-       Tất cả những ơn nói trên (cha mẹ, thầy dạy, làng nước) là những ơn mà chúng ta trực tiếp thọ nhận, hoặc hệ thuộc như là một thành phần trong tổng thể đời sống. Nhìn sâu hơn, chúng ta còn gián tiếp hàm ơn tất cả những con người, động vật, thực vật, xã hội, quốc gia, đại lục, hành tinh... dù gần hay xa. Qua đó, tất cả đều có một liên hệ nào đó, chằng chịt, đan xen, giữa nơi này với nơi kia, dù ở hàng xóm hay cách xa mấy đại dương, vẫn tương quan, tương hệ trùng trùng. Cụ thể, một cây tre ở làng mạc Việt Nam có thể hóa thân thành bó đũa ở châu Âu; một cây bông vải ở châu Phi có thể hiện hữu nơi chiếc áo bán tại châu Á... Dù những con người và vật chúng ta hàm ơn hay thọ dụng không hề nhận thức đã trao tặng chúng ta bó đũa, áo quần, cái ơn gián tiếp đi vào cuộc sống thường nhật của chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.

 

Thi ân không cần nhớ; thọ ân chớ nên quên (1). Đó là hành xử đạo đức nền tảng của người xưa. Nhưng hành xử đẹp, phong nhã, lịch thiệp, quang minh như vậy thì không bao giờ lỗi thời; có thể áp dụng cho mọi thời đại, mọi xứ sở, áp dụng hàng ngày như là tinh thần cốt lõi của Vu Lan.

Làm ơn mà cứ nhắc, cứ kể lể mãi thì chẳng khác gì mong cầu sự đền đáp. Không quên những ơn nặng của cuộc đời chính là tâm xử của người hiền thiện, luôn nghĩ đến lợi ích tha nhân.

Quán niệm mùa Vu Lan không phải chỉ nhớ ân cha mẹ, không phải chỉ cài hoa hồng hoa trắng tưởng nhớ mẹ, mà nên là dịp để nhớ đến bốn ân nặng của cuộc đời (2); nhớ tưởng sâu sắc thì sẽ dẫn đến hành động báo đền.

Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, nếu không thể trực tiếp báo ân thì nên vì bốn ân nặng mà hết lòng làm những việc lành, tránh làm điều gì gây tổn hại đến đồng loại và chúng sinh; công dân của đất nước (tự do, dân chủ) phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp, bảo vệ hiến pháp, đóng thuế, sử dụng lá phiếu để chọn người lãnh đạo và chính sách thực sự ích quốc lợi dân; công dân của hành tinh cần tích cực góp sức chống nghèo, cứu đói, cứu trợ thiên tai, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường xanh cho trái đất như bảo vệ chính cuộc sống của mình, của gia đình, xã hội, và làng nước.

Thường xuyên quán niệm như vậy thì tinh thần giải trừ trói buộc (3) và báo ân của Vu Lan sẽ chan hòa, phổ cập trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

California, mùa Vu Lan năm 2022

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

___________

 

(1)  “Thí huệ vô niệm, thọ ân mạc vong,” theo Wikisource tiếng Trung thì được trích từ Chu Tử Gia Huấn (còn gọi là Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn) của Chu Dụng Thuần (1617 – 1688). Sách Phật cũng nói “Thi ân bất cầu báo, dữ nhân bất tri hối” (Làm ơn không cần báo đáp, đã cho người khác rồi thì đừng nghĩ lại rồi hối tiếc) là cùng ý nghĩa này.

(2)  Tứ trọng ân: ân cha mẹ, thầy dạy, quốc gia và chúng sinh (tùy theo bối cảnh, thời đại và phong tục của từng xứ sở mà có sự trình bày bốn ơn này khác nhau; chẳng hạn có kinh Phật nói bốn ơn nặng là ân Cha mẹ, Tam bảo, Quốc vương và Đàn-na).

(3)  Giải đảo huyền: dịch ý kinh Vu-lan-bồn (Sanskrit: Ullambana), là cởi trói, cứu vớt người khổ nạn (bị treo ngược, hành hạ) nơi cõi âm; có thsuy diễn là thực hiện ban vui cứu khổ đến tất cả chúng sinh trên đời.



facebook

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2019(Xem: 9081)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8838)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
31/10/2019(Xem: 13287)
Hình ảnh Khóa Tu Bát Quan Trai tại Chùa Pháp Quang, Chủ Nhật 27-10-2019, KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC TẠI CHÙA PHÁP QUANG, BRISBANE (Chủ Nhật 27-10-2019) 7 giờ sáng: Những vị có trách nhiệm đến sớm để chuẩn bị 7:50 Vân tập vào Chánh điện 8 giờ Truyền Giới Bát Quan Trai (HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc) 9:30 - 11:00 Nghe Pháp Thoại ( TT Thích Nguyên Tạng) 11:30 - 12:00 Ban Trai Soạn, Ban Hành Đường dọn Quả Đường 12 giờ - 1:00 CÚNG QUẢ ĐƯỜNG & KINH HÀNH NIỆM PHẬT 1 giờ - 1:30 Nghỉ ngơi 1:30 - 2:30 Quý Phật Tử cao niên : Niệm Phật, chấp tác 2:30 - 4:00 Nghe Pháp Thoại ( HT Thích Minh Hiếu) 4:00 - 5:00 Tụng Kinh, Xã giới và hoàn mãn Nghe lời huấn từ của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Quang:
29/10/2019(Xem: 11398)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
25/10/2019(Xem: 8183)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 10059)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 7659)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8835)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6872)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4976)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]