Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?

10/08/202212:08(Xem: 5458)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?
Tam-Rong-Lon-10 
Namo Buddhaya
 
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu?

Này bạn!!
Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình,
mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn,
quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.

Nếu tất cả những người trong thành phố này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái thành phố, tất cả những người trong quận mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cái quận.

Tất cả người trong đất nước mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng cả nước, tất cả người trên thế gian này mà mình thương hết thì tâm mình lớn bằng thế gian.

Nếu tất cả mọi người trong toàn bộ các cõi vô hình dù mình không biết được mà vẫn thương hết thì tâm mình lớn bằng cõi vô hình.

Như vậy nếu mình không thương được.. con dâu thì tâm mình chưa bằng con dâu, chỉ khi nào mình thương được thì cái tâm mình mới bằng con dâu. Mình chưa thương được người đệ tử (cho dù nó khó thương!!) thì tâm mình vẫn chưa hơn chi.. người đệ tử..

Luyện tập để mở tâm lớn ra.
Tâm lớn ra đương nhiên sẽ có hạnh phúc lớn.


'' Mở Rộng Tâm Ra Lòng Thanh Thản
An Vui Tự Tại Đời Thong Dong.''

With Metta
🌸🙏😊
Tam-Rong-Lon-11


Hương Bình Minh

Chào buổi sáng, mỉm môi cười thanh thản
Những ưu phiền … khuất dạng với đêm qua
Chào nắng sớm chiếu soi, hồn xán lạn
Kìa ... bình minh ưu ái lại trao quà!!

Chào lũ bướm múa theo lời chim hót
Khóm Tường Vi khoe lộc biếc hồi sinh
Vẳng trong gió tiếng chuông chùa thanh thoát
Gửi vào đời ấm áp một câu Kinh .

Chào ngày mới, nguyện ngày hôm nay mới
Cõi lòng vui thế giới đẹp dường bao
Khi trí tuệ, tình thương … là lẽ sống
Từng phút giây hạnh phúc đến ngọt ngào


Như Nhiên -TTT


Tam-Rong-Lon-12Tam-Rong-Lon-13Tam-Rong-Lon-14

Namo Buddhaya - Kính chia sẻ hình ảnh Khóa thiền Du Mục : Về với Thiên Nhiên
cùng Đạo Tràng Thiền Sinh Sợi Nắng và nhiều Sợi.. Mưa với sự có mặt của 3 thầy Thích Huệ Phúc, Thích Tánh Tuệ & Thích Quảng Hiếu. 
Kính chúc cả nhà luôn sức khỏe, an vui... Sadhu, sadhu!! EmojiEmojiEmoji
Tam-Rong-Lon-15Tam-Rong-Lon-16Tam-Rong-Lon-17Tam-Rong-Lon-17Tam-Rong-Lon-18Tam-Rong-Lon-19Tam-Rong-Lon-20Tam-Rong-Lon-21Tam-Rong-Lon-22Tam-Rong-Lon-23

Tam-Rong-Lon-24

       Làm Sao Sống Bận Mà Không Rộn, Như Nhiên Thích Tánh Tuệ, 07/2022



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7881)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9236)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8014)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 8855)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 9706)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8421)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8376)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18060)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 11914)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 9673)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]