Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

04/08/202208:25(Xem: 5187)
Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

Buddha-313
Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt

 

Nguyên Giác

 

Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.

 

Thắc mắc đó đã được Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải (Phẩm 7 Cơ duyên) giải thích cho Tăng Chí Đạo, qua bản dịch của Thầy Thanh Từ: “Ông là Thích tử sao lại tập  theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài Sắc thân riêng có Pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui này không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây là ông chê Phật hủy pháp.” (1)

 

Các Phật tử tụng Kinh Diệu Pháp Liên Hoa cũng thường nhớ một câu dễ gây thắc mắc: “Các pháp từ bản-lai, tướng thường tự vắng-lặng…” (Bản dịch của Thầy Trí Tịnh). Bản tiếng Hán là “Chư pháp tòng bản lai, thường tự tịch diệt tướng.” Tại sao trong tất cả những xoay vần của vô thường, của sáng trưa chiều tối xanh đỏ tím vàng, của liên tục thay đổi giữa vui cười và khóc hận… lại ẩn tàng cõi tịch diệt hạnh phúc vô cùng tận của Niết Bàn?

 

Trong Phật Quang Đại Từ Điển, bản dịch của Thầy Quảng Độ, nơi mục từ “Chư pháp tịch diệt tướng” được giải thích như sau: “CHƯ PHÁP TỊCH DIÊT TƯỚNG. Nói đủ là Chư pháp tòng bản lai thường tự tịch diệt tướng. Có nghĩa là thể tính nguyên bản của các pháp, lời nói không thể diễn tả hết được, cũng chẳng phải suy tư phân biệt mà có thể biết được. Thể tính của các pháp vốn trong sạch vắng lặng thường trụ bất biến, tất cả tướng sinh tử phiền não sai biệt xưa nay vốn không tồn tại, đều là những sự tướng làm nhân, làm duyên cho nhau mà hiện khởi trong thế giới hiện tượng, cái này sinh thì cái kia diệt, chúng sinh thấy thế vọng chấp là thật – nhưng xét đến ngọn nguồn, thì chúng chẳng có tự (chủ) tính, cũng chẳng chân thực, vốn thanh tịnh vắng lặng, không suy tư nào có thể phân biệt, không lời nói nào có thể tả hết. [X. kinh Pháp hoa Q.1 phẩm Phương tiện, Q.3 phẩm Dược thảo dụ].”

 

Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 747, Đức Phật dạy về pháp quán tưởng vô thường. Khi quán sát các pháp vô thường, tâm phải câu hữu (tức là, đồng thời tỉnh thức với) để nương từ bỏ, để nương xa lìa, để không khởi tâm tham dục, để “y diệt” (nương theo pháp diệt) và rồi buông xả tất cả. Bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ như sau:

 

Nếu Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn. Thế nào là Tỳ-kheo tu Vô thường tưởng, tu tập nhiều, sẽ được quả lớn, phước lợi lớn? Tỳ-kheo tâm câu hữu với Vô thường tưởng, tu Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả,… cho đến tu Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y diệt hướng đến xả.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành. Như Vô thường tưởng, cũng vậy hai mươi kinh: Vô thường khổ tưởng, Khổ vô ngã tưởng, Quán thực tưởng, Tất cả thế gian không khả lạc tưởng, Tận tưởng, Đoạn tưởng, Vô dục tưởng, Diệt tưởng, Hoạn tưởng, Tư tưởng, Bất tịnh tưởng, Thanh ứ tưởng, Nùng nội tưởng, Phùng trướng tưởng, Hoại tưởng, Thực bất tận tưởng, Huyết tưởng, Phân ly tưởng, Cốt tưởng, Không tưởng, mỗi một kinh cũng nói như trên.” (ngưng trích) (2)

 

Xin chú ý đoạn thứ nhì nêu trên, có 20 Kinh khác tương đương, chỉ ra 20 pháp khác (nhưng cũng có tâm câu hữu với niệm giác phần, với từ bỏ, với viễn ly…) cũng có công năng như quán tưởng vô thường. Trong đó có những pháp quen thuộc, như Vô thường khổ tưởng (quán rằng vô thường là khổ), Bất tịnh tưởng (quán rằng các pháp bất tịnh, thân bất tịnh…), Phùng trướng tưởng (quán xác chết phùng trướng), Cốt tưởng (quán xương trắng)…

Nơi đây, chúng ta sẽ chú trọng về Diệt tưởng (diệt đây là diệt trừ, diện tận, đoạn diệt, tịch diệt). Hoàn toàn không có ý nói rằng kinh nào hay nhiều, hoặc hay ít ra sao, vì thực tế kinh nào trong nhóm 20 kinh dẫn trên cũng dùng làm phương tiện giải thoát được. Nhưng chú trọng về Diệt tưởng sẽ nêu bật lên ý nơi đầu bài: “sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt vô thường đã diệt rồi, Niết bàn an lạc hiện ra).

 

Pháp tu Đoạn diệt được Đức Phật gọi là “pháp vắn tắt” – nghĩa là, không tu loanh quanh, không tu dài dòng, chỉ tu pháp này là đủ, không cần học thêm gì nhiều. Trong Tạng Pali, Kinh SN 23.34 ghi lời Đức Phật dạy pháp đoạn diệt, qua bản dịch của Thầy Minh Châu, trích như sau:

 

Ngồi xuống một bên, Tôn giả Rādha bạch Thế Tôn: —Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để con sau khi nghe pháp, có thể sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

“—Cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, đoạn trừ lòng tham, đoạn trừ lòng dục và tham. Và cái gì là đoạn diệt pháp, này Rādha? Sắc, này Rādha, là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham. Thọ … Tưởng … Các hành … Thức là đoạn diệt pháp; ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục, cần phải đoạn trừ lòng tham, cần phải đoạn trừ lòng dục và tham.” (ngưng trích) (3)

 

Giải thích cho đơn giản, nghĩa là phải đoạn trừ lòng dục và tham đối với tất cả những cái phóng chiếu về Sắc (cái được thấy, cái được nghe …), với tất cả những cái phóng chiếu về Thọ (vui buồn, ưa ghét, không vui không buồn, không ưa không ghét…), với tất cả những cái phóng chiếu về Tưởng (nhận biết, tư lường…), về Hành, về Thức.  Tức là, nơi năm uẩn, còn gọi là năm ấm.

 

Chỗ này không nên nghĩ rằng diệt tận có nghĩa như đập chết một con ruồi, hay bắt giam một con muỗi. Bởi vì như thế vô ích. Bởi vì, bản chất của vô thường đã có sẵn tịch diệt tướng. Trong Tạp A Hàm, Kinh SA 260, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ, Đức Thắng cho thấy năm uần (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là tạo thành từ các hành quá khứ của mình, là do ước nguyện (intention, ý nguyện, ý định…) từ quá khứ của mình tạo nên, và trong bản chất của ngũ uẩn là có sẵn tánh vô thường, tánh tịch diệt, trích:

 

Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi: ‘A-nan, gọi là diệt. Thế nào là diệt? Ai có diệt này?’

Tôn giả A-nan nói: ‘Xá-lợi-phất, năm thọ ấm là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Những gì là năm? Sắc thọ ấm là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt. Cũng vậy thọ, tưởng, hành, thức là cái được tạo tác bởi hành trước kia, là cái được ước nguyện trước kia, là pháp vô thường, diệt. Pháp này diệt nên nói là diệt.’” (4)

 

Theo ý kinh này, trong tự tánh của “sắc thọ tưởng hành thức” đã có sẵn cả “vô thường và tịch diệt” – và không có nghĩa là, kết thúc vô thường mới thấy tịch diệt.

Bản tiếng Anh của Bhikkhu Analayo viết, trích: “Ānanda said: “Sāriputta, the five aggregates of clinging are the product of former deeds, of former intentions. They are impermanent and of a nature to cease. Because of their nature to cease, this is called cessation…” (4)

Chúng là vô thường và có một bản tánh là diệt. Bởi vì bản tánh của chúng là diệt, nên đây gọi là tịch diệt… Nghe vang vọng văn phong của Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Pháp Bảo Đàn, và Kinh Pháp Hoa như đã dẫn nơi đầu bài.

 

Trong phần trích lời Lục Tổ Huệ Năng ở đầu bài, có câu: “Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu.”

 

Một số người không hiểu pháp ấn vô thường, nên dễ nhầm lẫn về cách nói “người tu phải nhìn thấy các pháp như thực” – nhóm chữ này trong kinh điển hoàn toàn không có nghĩa là “thấy màu xanh thì nhận ra màu xanh, thấy màu đỏ thì nhận ra màu đỏ.” Ý của Đức Phật là, “nhìn như thực” là phải nhìn ra pháp ấn vô thường, vô ngã trong tất cả pháp. Gần đây, khoa học đã chứng minh rằng những gì chúng ta tưởng là “nhìn như thực” hóa ra lại là “nhìn như ảo” – cụ thể, tất cả những màu sắc mà chúng ta tưởng đang nhìn thấy, hóa ra là không có thực, và được thấy màu sắc trước mắt chỉ là do tâm chúng ta hóa hiện ra thôi. Bản tin BBC viết: “Điều đầu tiên để nhớ rằng, màu sắc không thực sự hiện hữu… Cái hiện hữu là ánh sáng. Ánh sáng có thực.” (The first thing to remember is that colour does not actually exist… What exists is light. Light is real.) (5)

Khi nói ẩn tàng trong những cái “vô lượng màu sắc” có một cái “không màu sắc” hẳn là nghe rất là Thiền Tông…

Cách nói cổ truyền của Thiền Tông, rằng trong vô lượng ý niệm đang sinh sinh diệt diệt, vẫn có một tâm bất động. Và trong vô lượng cái vô thường huyễn hóa trước mắt, bên tai, vẫn có một Niết Bàn tịch diệt không rời. Cũng như nước không rời vô lượng lớp sóng, như gương không rời vô lượng ảnh hình phản chiếu. Và tánh ướt của nước, tánh chiếu sáng của gương… chính là tâm bất động, là tịch diệt Niết bàn.

 

GHI CHÚ:

1) Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải: https://thuvienhoasen.org/p17a1634/pham-thu-bay-co-duyen

2) Kinh SA 747: https://suttacentral.net/sa747/vi/tue_sy-thang

3) Kinh SN 23.34: https://suttacentral.net/sn23.34/vi/minh_chau

4) Kinh SA 260, bản dịch Tuệ Sỹ & Đức Thắng: https://suttacentral.net/sa260/vi/tue_sy-thang

Bản dịch Analayo: https://suttacentral.net/sa260/en/analayo

5) BBC: Do you see what I see? https://www.bbc.co.uk/news/science-environment-14421303

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/07/2019(Xem: 7234)
Karuna là tiếng Pa-li và tiếng Phạn, kinh sách Hán ngữ gọi là "Từ bi" (慈悲). Qua hình ảnh của người Bồ-tát, Karuna hay Từ bi được xem là lý tưởng của toàn bộ Đại thừa, ngang hàng với Trí tuệ. Bồ-tát Quán Thế Âm là vị Bồ-tát tiêu biểu nhất cho lý tưởng đó. Thế nhưng cũng nên hiểu rằng Karuna không phải chỉ là vốn liếng riêng của Đại thừa mà còn là cốt lõi trong việc tu tập của Phật giáo Theravada.
11/07/2019(Xem: 6935)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
06/07/2019(Xem: 6623)
Tôi rất vui mừng gặp gở những người trẻ Nhật Bản vì tôi luôn luôn cảm thấy rằng những người của thế hệ tôi thuộc về thế kỷ hai mươi. Thế kỷ hai mươi đã qua. Với thế kỷ hai mươi, chúng ta đã chứng kiến một thế kỷ của máu đổ và bạo động. Theo một số nhà lịch sử nào đó, trong thế kỷ vừa rồi, hơn hai trăm triệu người đã bị giết qua bạo động. Chỉ trong phần sau của thế kỷ một khát vọng cho hòa bình và bất bạo động đã bắt đầu. Có một cảm giác của phẩn uất hay mệt mõi về bạo động.
03/07/2019(Xem: 5940)
Bệnh tật nó đến từ đâu Cao mỡ, cao máu lâu lâu ... tiểu đường Tránh né việc nặng là thường Việc nhẹ thì cũng đau xương, mệt nhoài Đi chơi càng khổ gấp hai Đi đâu cũng ngại đường dài lái xe Thế nhưng
30/06/2019(Xem: 11489)
Lịch giảng của Ni Sư Thích Nữ Hương Nhũ tại Hoa Kỳ từ 1/7 đến 3/8/2019 - Ảnh Phật Mười Phương Hiện Trong Đó Những Ngọc Mani Diễn Pháp Âm Tiếng Phật Mỹ Diệu Bất Tư Nghì Biển Công Đức Phật Không Cùng Tận . Kinh Hoa Nghiêm Thân Tứ Đại Ta Mất Đạo Như Lai Hằng Còn Nhờ Tăng Ni Thừa Tự Chánh Pháp Được Chuyển Luân .
29/06/2019(Xem: 5893)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5457)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 7008)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6750)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6561)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]