Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiết lập Lộ trình Hạnh phúc Xã hội Cho người Phật tử

01/05/202209:17(Xem: 4456)
Thiết lập Lộ trình Hạnh phúc Xã hội Cho người Phật tử

Thiết lập Lộ trình Hạnh phúc Xã hội Cho người Phật tử

(Mapping Buddhists’ Social Paths to Happiness)

 Thiết lập Lộ trình Hạnh phúc Xã hội Cho người Phật tử

"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu. Vào dịp này, sự tương tác giữa các giá trị và hành động của các Phật tử đến một bản đồ hành trình kết nối với nhau dưới dạng mạng lưới thể hiện sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau và các con đường. Tôi tiếp cận thế giới xã hội Phật giáo bằng cách tập trung vào một trong những chiều kích trung tâm của nó: các con đường xã hội đến và đi từ hạnh phúc.

 

Đây là một bài tập dựa trên những ý tưởng và khái niệm bắt nguồn từ những con đường và bản đồ, những thứ mà các Phật tử rất quen thuộc. Bản đồ và con đường thường được sử dụng trong Phật giáo để mô tả sự phát triển cá nhân, chuyển động hướng đến Hạnh phúc, Niết bàn và Giác ngộ, hoặc về con đường tâm linh, con đường cứu rỗi, v.v. Khía cạnh xã hội ở đây được định nghĩa bởi tổng thể các cá nhân và các hành động, giá trị đối với người khác. Các bản đồ và con đường là kết quả của sự tương tác giữa các giá trị đó và các hành động xã hội.

 

Hạnh phúc là một trong những yếu tố trung tâm trong tường thuật và thế giới quan Phật giáo và việc theo đuổi nó chuyển thành những Con đường - Thực hành - để đạt được nó. Một phần quan trọng của những con đường này là về mặt xã hội bởi nó liên quan đến các mối quan hệ với những sinh vật khác. Do đó, những ý tưởng này vượt ra ngoài khía cạnh cá nhân - chỉ đơn thuần là những thực hành riêng lẻ trên những con đường riêng lẻ - và liên quan đến các giá trị và ý kiến xã hội, cũng như các hành động và thực hành xã hội, liên quan đến các mối quan hệ với những người khác. Các khái niệm bao gồm Vô ngã, Duyên khởi, Tính không, Tính không nhị nguyên, Luật nghiệp báo, ý niệm về Bồ tát, Từ bi tâm và Tứ vô lượng tâm, tất cả đều bao hàm mối tương quan với những chúng sinh khác, nhằm hướng đến sự an lành và hạnh phúc của họ. Những mối tương quan này có thể được sử dụng để phác thảo một bản đồ xã hội, mô tả các con đường dẫn đến hạnh phúc.

 

Phân tích này dựa trên logic Phật giáo về duyên khởi, liên kết và liên tục chuyển hóa, cùng với quy luật nghiệp báo, xác định một mô hình tương tác nhân quả phức tạp - nguyên nhân và điều kiện trong tương tác liên tục, phác thảo nên cả câu chuyện và con đường.

 

Đồng thời, là nguyên nhân và kết quả hạnh phúc, được kết nối với nhau và các yếu tố khác, tạo nên mạng lưới tương tác nhân quả phức tạp. Để hình dung nó như một không gian xã hội và hiểu nó như một bản đồ và lộ trình, chúng tôi sử dụng mối tương quan giữa các giá trị và thực hành thực tế của các Phật tử, được thu thập trong Khảo sát Giá trị Thế giới, như một liên hệ mô phỏng và như một con đường hiện có giữa các cặp phạm trù trong tổng số điểm.

 

Mối quan hệ giữa các cặp yếu tố - giá trị và hành động - trở thành mối quan hệ được kết nối về mặt khái niệm dưới dạng liên hệ và đường dẫn. Từ các mối quan hệ nhị phân này, chúng ta chuyển sang các mối liên hệ giữa tất cả các giá trị và thông lệ. Biểu diễn đồ họa của nó trong đó là một mạng lưới chúng ta có thể phân tích và hình dung không chỉ mối quan hệ định hình không gian này mà còn cả các lộ trình đến và đi từ hạnh phúc.

 

Thực hành và giá trị là một phần của tích lũy phương tiện thiện xảo Phật giáo và cũng giống như sự kết hợp của các phương tiện thiện xảo mang lại nhiều khả năng hoạt động, sự kết hợp giữa các giá trị và thực hành tạo ra nhiều kết nối và con đường xã hội.

 

Lộ trình đến Hạnh phúc

 

Hình 1 diện cho hệ thống tương tác nhân quả mạnh mẽ, định hình bản đồ về hạnh phúc xã hội. Nó cho thấy một cấu trúc được tạo thành từ nhiều đường dẫn kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các điểm đại diện cho các giá trị và hành động. Những người thuộc cùng một chiều - về sự Bình đẳng, Tôn giáo, Tình yêu thương, Địa vị xã hội hoặc chất lượng cuộc sống - có xu hướng xuất hiện gần nhau và nằm trong các không gian khác nhau trên bản đồ theo hệ thống mối quan hệ của chúng.

 Hình 1 Bản đồ xã hội về hạnh phúc

Hình 1: Bản đồ xã hội về hạnh phúc. Ảnh: Tác giả

 

Phía nên trái của bản đồ xã hội, chúng ta tìm thấy các chỉ số về sự bình tĩnh và tầm nhìn của người khác (màu xanh lam) và phía bên phải, chúng ta tìm thấy các chỉ số về ngưỡng mộ tôn giáo (màu hoa vân anh). Toàn bộ không gian xã hội được kết nối bởi các yếu tố của tình yêu (các nút màu vàng) xuyên qua nó từ trên xuống dưới. Các chỉ số địa vị xã hội chính (nút màu đỏ) cungc với chất lượng cuộc sống và hạnh phúc (màu xanh lá cây) nằm ở trung tâm của phần cuối bản đồ.

 

Các liên kết giữa các chỉ số cho thấy một động lực vòng tròn nhân quả kết nối toàn bộ hệ thống trong một dòng chảy liên tục. Trong cấu trúc các lộ trình này, các biến/chỉ số của tình yêu thương nổi bật như những trung gian và cầu nối giữa hạnh phúc và mặt trái của hệ thống xã hội, cũng như giữa hai bên trái và phải - giữa bình đẳng và tôn giáo. Tình yêu thương là chìa khóa trong việc tạo điều kiện cho dòng chảy nhân quả liên tục trong hệ thống.

 

Trong Hình 1 Hạnh phúc, nằm ở trung tâm của phần dưới của bàn đồ, được bao quanh bởi các yếu tố bao gồm tình yêu thương, địa vị xã hội, chất lượng cuộc sống và tôn giáo - được thể hiện kích thước lớn hơn và có đường kết nối dày hơn. Trong phạm vi hạnh phúc - được trình bày chi tiết trong Hình 2 - chúng ta thấy tình yêu thương, được thể hiện bằng tầm quan trọng đối với thân hữu bạn bè và gia đình, cùng với địa vị xã hội, được thể hiện bằng thu nhập và tầng lớp xã hội, chất lượng cuộc sống, như sức khỏe và sự thỏa mãn trong cuộc sống, cũng như tôn giáo, được thể hiện bởi tầm quan trọng của nó. Trong cộng đồng này, điều đáng chú ý là các chỉ số về chất lượng và sự tận hưởng cuộc sống - sức khỏe, sự thỏa mãn và hạnh phúc - có liên quan đến các chỉ số về hạnh phúc vật chất cũng như tình yêu thương đối với người khác.

 Hình 2 Mạng lưới các mối quan hệ trực tiếp với hạnh phúc

Hình 2: Mạng lưới các mối quan hệ trực tiếp với hạnh phúc. Ảnh: Tác giả

 

Phần còn lại của hệ thống xã hội, bao gồm các chỉ số đáng giá sự bình đẳng và tin cậy, cùng với tôn giáo và thể hiện tình yêu thương đối với người khác, chỉ cách hai bước hạnh phúc và có thể đạt được thông qua những người hàng xóm. Những người hàng xóm này kết nối hạnh phúc với phần còn lại của hệ thống, tạo thành một mạch tương tác nhân quả. Chiều hướng bình đẳng-tin tưởng kết nối với hạnh phúc một cách trực tiếp nhất thông qua tình yêu thương. Tôn giáo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sức khỏe và cũng thông qua mạch nhân quả được hình thành bởi tình yêu thương dưới dạng thể hiện đối với người khác, ở phần trên trung tâm. Điều này tiếp tục diễn ra thông qua sự bình đẳng và tin tưởng vào những người khác và một lần tầm quan trọng của những người khác -tình yêu thương ở dưới cùng.

 

Hai mạch nhân quả nổi bật. Đầu tiên là hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, với quan hệ nhân quả qua lại - từ hành phúc đến hạnh phúc. Một mạch rộng hơn được hình thành bởi sự hạnh phúc, tình yêu thương, bình đẳng/tin tưởng, tôn giáo và hạnh phúc (thể hiện trong hình 3). Ở đây, hạnh phúc là một phần của con đường nhân quả rộng lớn liên kết với tình yêu thương - thông qua tầm quan trọng của gia đình và thân hữu bạn bè - kết nối với sự tin tưởng và bình đẳng, được liên kết với dưới dạng thể hiện tình yêu thương đối với người khác. Điều này được kết nối tôn giáo, cuối cùng được liên kết với hạnh phúc. Chúng tạo thành một mạch nhân quả theo cả hai hướng chỉ cho chúng ta những con đường dẫn đến hạnh phúc - hạnh phúc là kết quả của con đường xã hội - và hạnh phúc là nhân quả và lực lượng thay đổi - góp phần vào hạnh phúc xã hội hơn thông qua tình yêu thương dành cho người khác.

 Hình 3 Các lộ trình đến và đi từ Hạnh phúc.

Hình 3 Các lộ trình đến và đi từ Hạnh phúc. Ảnh: Tác giả

 

Theo logic nhân quả của Phật giáo, chúng ta có thể nghĩ về chất lượng cuộc sống và hạnh phúc nhiều hơn là những điều kiện và về các giá trị, thể hiện đối với người khác là nguyên nhân. Hai mạch đại diện cho hai khía cạnh nhân quả khác nhau: một (với tư cách là điều kiện) tạo điều kiện cho khả năng xảy ra của tác động nhân quả và mạch kia (như là nguyên nhân) chịu trách nhiệm về những thay đổi trong các yếu tố.

 

Mối quan hệ trực tiếp của chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội với hạnh phúc còn nằm ngoài một phần mối quan hệ nhân quả, chúng còn nằm ở vai trò là người thúc đẩy (hoặc hạn chế) các tác động nhân quả. Đây là, chúng tạo ra các điều kiện cho phép tồn tại và nâng cao tác động của các giá trị xã hội và thực hành dẫn đến hạnh phúc.

 

Như một phần kết cho chuyến tham quan phác thảo bản đồ xã hội này

 

Tôi đã xem xét vấn đề này với một loại xã hội học Phật giáo kết hợp các khái niệm từ Phật giáo với các khái niệm xã hội học. Quy luật nghiệp báo có thể so sánh với nhân quả và lý duyên khởi cũng tương quan. Một số trong số này là trung tâm bởi tàm nhìn Phật giáo và những cái khác là trung tâm bởi tầm nhìn xã hội học.

 

Cái nhìn này đã cho thấy đạo Phật là một thực hành xã hội học, hướng đến tha nhân và hướng đến hạnh phúc, được nhìn nhận cả về cá nhân cũng như tập thể và xã hội. Trong mối tương quan giữa các giá trị và thực tiễn xuất hiện một cấu trúc xã hội, kể câu chuyện tự sự về những lộ trình dẫn đến hạnh phúc. Câu chuyện trọng tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma - về tình yêu thương, từ bi tâm và hạnh phúc - mô tả hoàn hảo những con đường xã hội này.

 

Bằng cách có thể đại diện cho bản đồ xã hội, trong đó hạnh phúc được đan xen vào, chúng ta thấy có hai hệ thống hỗ tương cho nhau. Đây là con đường hạnh phúc vật chất thông qua các điều kiện và chất lượng cuộc sống (ở dưới cùng bản đồ) và con đường tình yêu thương thông qua định hướng và thể hiện đối với tha nhân, kết nối toàn bộ hệ thống.

 

Nói tóm lại, nhiều lộ trình định hình nên hai con đường chính dẫn đến và đi đến hạnh phúc - một là hạnh phúc vật chất mang tính cá nhân hơn và lộ trình kia của sự bình đẳng và các giá trị cũng như thể hiện tình yêu thương đối với tha nhân mang tính xã hội hơn. Đây là một loại mạch giao tiếp theo cả hai hướng - một mặt mang đến sự hạnh phúc và dẫn đến các xã hội hài hòa và hạnh phúc hơn, hướng tới hạnh phúc theo chiều ngược lại do kết quả của con đường xã hội.

           

Tác giả Giáo sư Rodríguez Díaz, đã hoàn thành học vị Tiến sĩ Xã hội học tại Đại học Yale, với học bổng của Fulbright và Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội. Thầy là một giáo sư hoàn hảo và đã từng là chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Giám đốc Chương trình Tiến sĩ Xã hội học thuộc Đại học Barcelona. Ông đã giao lưu chia sẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Đại học Harvard, thuộc Đại học Yale và tại Đại học California, Santa Barbara.

 

Các nghiên cứu và ấn phẩm hiện tại của ông tập trung vai trò của mạng xã hội trong các tổ chức và xã hội, các nghiên cứu trong tương lai và các khía cạnh hạnh phúc xã hội. Các dòng nghiên cứu này hội tụ trong việc nghiên cứu các quá trình biến đổi và khớp nối của Phật giáo trong xã hội hiện đại. 

 Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Rodríguez Díaz

Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Rodríguez Díaz
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: Buddhistdoor Global)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/12/2015(Xem: 9332)
Báo chí thế giới hiện đang đồng loạt đưa tin về việc người sáng lập ra mạng xã hội Facebook - Mark Zuckerberg - tuyên bố sẽ hiến tặng 99% cổ phần Facebook để phục vụ cho các mục đích từ thiện. Tuyên bố này được đưa ra khi vào ngày thứ 3 vừa qua, Zuckerberg và vợ - cô Priscilla Chan đã đón con gái đầu lòng - Max. Tổng trị giá số cổ phần mà Zuckerberg dự kiến hiến tặng hiện có trị giá vào khoảng 45 tỉ đô la. Tất cả những điều này họ làm vì sự ra đời của cô con gái nhỏ - Max. Một lá thư xúc động đã được ông chủ Facebook đăng tải lên trang cá nhân với một tiêu đề giản dị: “Lá thư gửi tới cho con gái của chúng tôi”:
02/12/2015(Xem: 10170)
Chúc Mừng Bạn chuẩn bị bước vào cửa Không Riêng tặng bạn Đồng Túy sẽ thế phát xuất gia vào ngày 4-11-2015 Hôm nay phủi tóc- bụi trần Bạn ơi, có thấy lâng lâng vui buồn? Chút buồn xin gởi lệ tuôn Niềm vui giữ lại luôn luôn trong lòng Vui vì đã toại ước mong Bước chân thanh thản, cửa Không đi vào. Lòng mình cũng thấy nao nao Mừng vui cho bạn, nghẹn ngào tủi thân Tâm thành với mối tương lân Cầu mong bạn sẽ chuyên cần tấn tu Mai này giữa chốn phù du Bạn tôi là một nữ tu vẹn toàn.
02/12/2015(Xem: 7467)
Hôm thứ 6 ngày 13 tháng 11 năm 2015 vừa qua, ở Paris có xảy ra vụ khủng bố lớn ai cũng kinh hoàng. Liền chỉ ba ngày sau, thứ 2 ngày 16, ngay đầu tuần, Rollins College có tổ chức buổi hội thảo về Hoà Bình. Họ kể về biến cố tang thương và mời chia sẻ quan điểm mỗi người. Ngay từ khi bước vào phòng mình đã thấy vui vì trong phòng còn dán một poster lớn về sự kiện Thiền Đi do giáo sư Maroon tổ chức mời mình hướng dẫn ngày 11 tháng 11. Sau buổi hội thảo, nhân viên trong phòng này bảo sự kiện đã xảy ra rồi nhưng họ có tham dự và thấy trân quý buổi thiền ấy nên vẫn còn giữ lại ít lâu, chưa vội tháo xuống dù đang có mấy sự kiện cũng quan trọng.
01/12/2015(Xem: 14690)
Ngày thứ ba 1-12-2015, thầy, khoảng 25 Thầy, Cô giáo Trường Tiểu Học Thomastown đã viếng thăm và tìm hiểu giáo lý Đạo Phật, TT Trụ Trì Nguyên Tạng đã tiếp phái đoàn và giới thiệu tổng quát về giáo điển của Đạo Phật, sinh hoạt của TV Quảng Đức cũng như hướng dẫn ngồi thiền. Mục tiêu cuộc viếng thăm này là để làm quen và mở rộng mối quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở tôn giáo. Sắp tới nhà trường sẽ cho các học sinh đến chùa để tìm hiểu giáo lý như là một buổi học ngoại khóa.
01/12/2015(Xem: 9002)
Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là: 1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni. 2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề. 3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển. 4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.
01/12/2015(Xem: 8532)
Được quí vị quan hoài, thương tưởng đến tâm nguyện hành thiện của chúng tôi trên xứ Phật. Cuối tuần qua, nhân dịp lễ Thanks Giving (26-Nov-2015) chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang cho đời chút ấm lúc Đông sang. Xin tường trình buổi phát quà từ thiện tại làng Armoba- Bodhgaya, được bảo trợ bởi những Tấm Lòng:
29/11/2015(Xem: 11413)
Chúng ta cần có một động cơ thích đáng cho việc lắng nghe giáo huấn; bằng khác đi chúng ta sẽ mất một cơ hội để xây dựng một năng lực tích cực lớn là phước đức và hòa nhập giáo huấn này vào trong sự tương tục tinh thần của chúng ta.
28/11/2015(Xem: 10488)
Đoạn video về cuộc trò chuyện cảm động giữa cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố Paris, trong đó ít nhất 128 người chết, đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Trong cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, phóng viên hỏi bé trai Brandon liệu bé có hiểu lý do những kẻ cực đoan giết người ở Paris tối ngày 13/11 hay không. Brandon, người đang thăm một khu vực tưởng niệm bên ngoài nhà hát Bataclan cùng cha, trả lời: "Có ạ, vì họ rất rất xấu xa". "Và chúng ta phải rất cẩn thận vì chúng ta phải dọn nhà đi nơi khác". Chính lúc này, người cha Angel Le tham gia vào cuộc trò chuyện cảm động về cuộc tấn công. Ông đảm bảo với con trai rằng họ sẽ không rời bỏ Paris vì "nước Pháp là nhà mình".
28/11/2015(Xem: 10484)
Trong kinh Pháp Cú có câu "Sabba danam dhammadanam jinati" có nghĩa là "Hiến dâng Đạo Pháp - hay Sự Thật - vượt hơn tất cả các hiến dâng khác", thế nhưng sự hiến dâng đó quả khó thực hiện bởi vì cần có một chút vốn liếng nào đó để có thể hiến dâng. Tuy nhiên dường như mỗi người trong tất cả chúng ta đều sẵn có một thứ vốn liếng mang tính cách bẩm sinh, đấy là tình thương yêu trong trái tim mình. Tình thương đó đôi khi cũng không quá mơ hồ và trừu tượng mà có thể hiện ra rất cụ thể qua nếp sống và cung cách hành xử của chính mình, đấy là quyết tâm mang lại sự "an toàn" và "không sợ hãi" cho tất cả chúng sinh, kể cả những côn trùng nhỏ bé. Việc bố thí sự "không sợ hãi" và hiến dâng sự "an toàn" cho tất cả chúng sinh thật hết sức đơn giản: chỉ cần tuân thủ giới luật "không sát sinh", và đấy cũng là giới luật quan trọng nhất trong Phật giáo. Dưới đây là một bài viết của Hòa Thượng Parawahera Chandaratana về ý nghĩa của sự bố thí trong Phật giáo Theravada. Ông là một nhà sư
24/11/2015(Xem: 13239)
Sự đáo vô tâm giai khả lạc Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao Chẳng bận tâm thì lòng an vui Người vô cầu là bậc cao thượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]