Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

01/05/202209:12(Xem: 7033)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh

 

Hoang Phong chuyển ngữ

 Thiền sư Thích Nhất Hạnh

***

 

Câu 1

 

Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười.

Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.

 

Câu 2

 

Mỗi ngày hiện ra với chúng ta như là một phép lạ,

thế nhưng chúng ta nào có nhận thấy đâu :

một bầu trời xanh biếc, những áng mây trắng, những chiếc lá xanh,

những con mắt đen nhánh và tò mò của một đứa bé - và cả đôi mắt của chúng ta.

Tất cả đều là những phép lạ.

 

Câu 3

 

Một người nào đó sở dĩ gây ra khổ đau cho mình,

chẳng qua là vì chính người ấy cũng từng gánh chịu

những khổ đau sâu xa bên trong chính mình.

Người ấy không cần phải bị trừng phạt mà chỉ cần được giúp đỡ mà thôi.

 

Câu 4

 

Tu tập cũng có nghĩa là sống với cuộc sống thường nhật của mình,

bằng cách biến cải từng giây phút, từng hành động của mình,

trở thành từng những cử chỉ của tình thương yêu.

 

Câu 5

 

Hạnh phúc chỉ có thể thực hiện được bằng tình thương yêu đích thật.

Tình thương yêu đích thật là sức mạnh chữa lành,

có thể biến cải mọi cảnh huống và mang lại ý nghĩa sâu xa cho cuộc sống của mình.

 

Câu 6

 

Cuộc sống là cả một phép lạ.

Ý thức được điều đó cũng đã đủ mang lại cho mình thật nhiều hạnh phúc.

 

 

Câu 7

 

Không nên nghĩ rằng phải trịnh trọng thì mới thiền định được.

Thật thế, nếu muốn hành thiền hiệu quả thì phải cười thật hả hê.

 

Câu 8

 

Hãy bước thật chậm, chớ hối hả,

từng bước chân sẽ mang lại cho mình

từng giây phút đẹp nhất trong cuộc đời mình.

 

Câu 9

 

Thiền định không phải là một phương tiện thoát tục,

mà là một sự gặp gỡ trong sáng với hiện thực.

 

  Câu 10

 

Sư hiểu biết là tên gọi khác của tình thương yêu.

 

Câu 11

 

Nở một nụ cười bạn sẽ làm cho cuộc sống đẹp hơn.

 

Câu 12

 

Tôi phải xử lý cẩn thận sự giận dữ của tôi,

bằng tình thương yêu, sự trìu mến và phi-bao-lực.

 

Câu 13

 

Nếu muốn tạo được hạnh phúc thì phải chấp nhận

chính mình cũng chỉ [đơn giản] là như thế.

 

Câu 14

 

Mọi sự vật đều năng hoạt và sinh động,

trong khi đó các khái niệm của mình thì lại cứng nhắc.

 

Câu 15

 

Chạm vào niềm đau của mình một cách thật tỉnh giác

là cách giúp mình biến cải nó.

 

(trông thấy và ý thức được bản chất và nguyên nhân gây ra niềm đau cho chính mình thì mình mới biến cải được nó)

 

Câu 16

 

Khi nhận thấy một bài diễn thuyết của một người nào đó mang đầy hằn học,

thì điều đó cho thấy người ấy đang khổ đau thật sâu xa.

 

Câu 17

 

Nếu không đủ sức thương cảm chính mình,

thì làm thế nào có thế thương cảm kẻ khác được.

 

Câu 18

      

Thói quen mạnh hơn nghị lực.

Người ta thường hay nói và làm những điều mà mình không muốn,

sau đó thì hối hận.

 

Câu 19

 

Thương yêu chân thật có nghĩa là cảm thấy trách nhiệm của mình đối với kẻ khác,

và chấp nhận kẻ khác qua con người của họ cũng chỉ là như thế,

tràn đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều yếu đuối.

 

    Câu 20

 

Khi nhìn thật sâu vào khổ đau của một người nào đó,

và hiểu được nguồn gốc tạo ra sự khổ đau ấy,

thì cánh cửa của tình thương yêu và sự hiểu biết sẽ mở toang với mình.

 

Câu 21

 

Phép lạ không phải là đi trên mặt nước,

mà là đi trên mặt địa cầu xanh tươi trong giây phút hiện tại,

 để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùng sự an bình đang hiện ra với mình trong hiện tại.

 

(tiếc thay câu này không được thích nghi lắm, ít nhất là trong những giây phút hiện tại này, bởi vì chiến tranh đang xảy ra tại các nước giàu có, đại dịch đang hoành và môi sinh suy thoái trên khắp địa cầu. Phép lạ phải chăng cũng chỉ đơn giản làm cho thiên tai chấm dứt và các viên đạn tịt ngòi ?).

 

Câu 22

 

Hy vọng thật quan trọng,

bởi vì nó khiến cho giây phút hiện tại trở nên dễ chịu đựng hơn.

Nếu tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn,

thì đấy sẽ là cách giúp chúng ta chấp nhận dễ dàng hơn

các khó khăn trong ngày hôm nay.

 

(qua một góc nhìn nào đó thì câu này có vẻ tương phản với câu trên đây về sự "chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự an bình trong hiện tại". Hy vọng đôi khi chỉ là một cách tự lừa phỉnh mình. Những gì sẽ xảy ra cho nhân loại và mỗi cá thể con người trên địa cầu này vào ngày hôm sau là do hậu quả tạo ra bởi hành động của cả nhân loại và của từng mỗi cá nhân con người trong ngày hôm nay).

 

Câu 23

 

Khi bắt đầu trông thấy được kẻ thù của mình đang đau khổ,

thì có nghĩa là tầm nhìn của mình đã trở nên sâu xa hơn.

Khi nào trực nhận được từ bên trong chính mình

lòng thiết tha mong sao kẻ thù của mình không còn đau khổ nữa,

thì đấy là dấu hiệu của tình thương yêu đích thật.

 

Câu 24

 

Khi nào con tim mình vẫn còn vướng mắc

vào một chút giận dữ, lo âu hay tham lam nào đó,

thì chúng ta sẽ không thể nào cảm thấy tự do được.

Hạnh phúc thật sự phải được dựa vào sự an bình nội tâm.

 

Câu 25

 

Sự yên lặng thật chủ yếu.

Chúng ta cần sự yên lặng cũng như cần không khí,

tương tự như cỏ cây cần ánh sáng.

Nếu tâm thức ngổn ngang ngôn từ và ý nghĩ

thì sẽ không còn chỗ trống nào dành cho chúng ta cả.

 

(ngôn từ và ý nghĩ đôi khi cũng tương tự như một gian phòng chật hẹp, ngột ngạt và đầy bóng tối, khiến  mình không trông thấy cả chính mình).    

 

Câu 26

 

Nếu không có một nền hòa bình trong lòng,

thì chúng ta sẽ không kiến tạo được hòa bình [bên ngoài].

Nếu không đủ sức nở một nụ cười,

thì chúng ta sẽ không sao mang lại một nụ cười cho kẻ khác.

Nếu không an bình [từ bên trong chính mình],

thì chúng ta sẽ không thể dự phần vào phong trào hòa bình [trên thế giới].

 

(Ngày 2 tháng 3 năm 2022 vừa qua, trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc có 141 quốc gia bỏ thăm "chống chiến tranh tại một nước Tây phương", dường như trong số này không thấy nêu lên quốc gia mà chúng ta hằng yêu quý. Khi đã quen với hận thù thì quả khó hòa mình với những kẻ không chấp nhận hận thù. Nếu thương yêu không đủ sức giúp mình nở một nụ cười, thì mình cũng sẽ ngoảnh mặt đi với những người ước mong mang lại một nụ cười cho kẻ khác).

 

Câu 27

 

Đẹp là cách nhìn vào chính mình.

Bạn không nên chờ kẻ khác công nhận là mình đẹp.

Bạn phải tự mình công nhận điều đó.

 

(chẳng hạn ra hiệu kính để mua một cặp kính, chúng ta lựa chọn kiểu gọng hợp thời trang, phù hợp với gương mặt của mình, làm nổi bật con người của mình. Thế nhưng qua một góc nhìn nào đó thì đấy chỉ là cách cố gắng lôi cuốn kẻ khác nhìn vào mình, thán phục và chiêm ngưỡng mình. Thế nhưng cặp kính không phải là để thu hút kẻ khác nhìn vào mình mà là để mình nhìn vào kẻ khác trung thực hơn và gần gũi hơn với mình. Trông thấy mình chính xác hơn có nghĩa là biết thương yêu kẻ khác nhiều hơn).

 

Câu 28

 

Bám víu vào các quan điểm là một chướng ngại to lớn trên đường tu tập tâm linh.

 

Câu 29

 

Hành động phi-bạo-lực phát sinh từ sự ý thức về khổ đau,

và được nuôi nấng bởi tình thương yêu,

và cũng là phương tiện hữu hiệu nhất để đối đầu với nghịch cảnh.

 

Câu 30

 

Điểm bí quyết của Phật giáo là loại bỏ mọi ý nghĩ, mọi khái niệm,

hầu giúp sự thật tìm dịp để thâm nhập và trỗi dậy [bên trong chính mình].

 

Câu 31

 

Không có con đường nào đưa đến hạnh phúc cả,

hạnh phúc chính nó là con đường.

 

(tu tập tự nó đã là niết-bàn).

 

Câu 32

 

Bản chất của tôi là phải già nua.

Tôi không sao tránh thoát sự già nua.

Bản chất của tôi là phải gánh chịu bệnh tật.

Tôi không sao tránh khỏi bệnh tật.

Bản chất của tôi là phải chết.

Tôi không sao tránh khỏi cái chết.

Tất cả những gì thân thương đối với tôi,

tất cả những gì mà tôi yêu quý trong ngày hôm nay,

từ bản chất chúng luôn biến đổi.

Tôi không sao tránh khỏi phải xa lìa các thứ ấy.

Các hành động của tôi là những gì duy nhất mà tôi có thể giữ được cho tôi.

Tôi không sao tránh khỏi hậu quả tạo ra bởi các hành động của tôi.

Đấy là điều mà tôi xem trọng.

 

Câu 33

 

Tôi đã đi đến nơi. Tôi đã về đến nhà.

Mức đến của cuộc hành trình của tôi

nằm bên trong từng giai đoạn một của cuộc hành trình đó của tôi.

 

 

       Vậy xin Thiền sư Nhất Hạnh hãy cứ tiếp tục "bước thật chậm và thật chậm", đưa cuộc đời mình vào "những giây phút đẹp nhất trong cuộc đời mình".

 

       Các câu trích dẫn trên đây được góp nhặt là để tưởng niệm 100 ngày thiền sư Nhất Hạnh đã đi hết một chặng đường (viên tịch ngày 22 tháng 1, 2022), đã tạm về đến nhà nghỉ ngơi trước khi dấn thân vào một chặng đường mới.  

 

       Dường như người Tây phương có vẻ ưa thích những câu trích dẫn. Thật vậy, đó là những thức ăn nhanh. Thế nhưng sau khi ăn xong và nếu có ai hỏi mình vừa ăn những thức ăn gì, thì đôi khi mình cũng không nhớ rõ. Đối với những câu trích dẫn cũng vậy, chưa đọc hết câu sau đã quên câu trước. Điều đó là cả một sự đáng tiếc, và càng đáng tiếc hơn nữa là có những món ăn dọn sẵn nhưng chúng ta không mấy quan tâm.     

 

       Các câu trích dẫn trên đây được tuyển chọn trong số các câu đã được nêu lên trên ba trang mạng bằng tiếng Pháp qua các địa chỉ liên kết sau đây : 

 

            https://www.abc-citations.com/auteurs/thich-nhat-hanh/

                https://citation-celebre.leparisien.fr/auteur/thich-nhat-hanh

                https://www.evolution-101.com/citations-de-thich-nhat-hanh/

 

       Các câu trích dẫn trên đây sở dĩ được dịch lại từ các câu tiếng Pháp là vì người chuyển ngữ không thể tìm lại được nguyên bản tiếng Việt của các câu này. Vì vậy các câu tiếng Pháp cũng sẽ được trích dẫn trong phần phụ lục dưới đây, hầu độc giả có thể đối chiếu và tìm hiểu thêm nếu cần.    

 

       Ngoài ra độc giả cũng có thể tìm thấy hàng trăm và có thể là hàng ngàn câu trích dẫn khác bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, bằng cách gõ vào một công cụ tìm kiếm trên mạng các chữ sau đây : Citations de Thich Nhat Hanh  hoặc Thich Nhat Hanh Quotes.

 

        

***

Phu lục

Các câu trích dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

bằng tiếng Pháp

***

 

                1- En réveillant ce matin, je souris. Vingt quatre heures toutes neuves se tiennent devant moi.

 

                2- Chaque  jour que nous vivons, nous sommes au milieu d'un prodige que nous n'apercevons même pas : le ciel bleu, les nuagses blancs, les feuilles vertes, les yeux noirs et curieux d'un enfant, nos propres yeux...tout est miracle.

 

                3-Quand une personne vous fait souffrir, c'est qu'elle souffre profondément elle-même. Elle n'a pas besoin de punition, elle a besoin d'aide.

 

                4- Notre pratique est de vivre notre vie quotidienne de manière à ce que chaque moment, chaque acte, devienne un acte d'amour.

               

                5- Le bonheur n'est possible que si l'amour est authentique. Le véritable amour a le pouvoir de guérir et de transformer la situation et de donner un sens profond à notre vie.

               

                6-La vie est un miracle, et en être conscient, cela peut déjas nous rendre très heureux

               

                7-Ne pensez pas que nous devons être solennels popur méditer. En fait, pour bien méditer, nous devons beaucoup sourire.

 

                8-Va lentement, ne te hâte pas, chaque pas t'emmène au meilleur instant de ta vie.

Ne pensez pas que nous devons être solennels popur méditer. En fait, pour bien méditer, nous devons beaucoup sourire.

 

                9-La méditation n'est pas une évasion mais une rencontre sereine avec la réalité.

 

                10-La compréhension est l'autre nom de l'amour.

               

                11- Grâce à votre sourire, vous rendez la vie plus belle.

               

                12- Je dois gérer ma colère avec soin, avec amour, tendresse et non-violence.

 

                13-Pour trouver le bonheur, nous devons nous accepter  tels que nous sommes

 

                14-Les choses sont dynamiques et vivantes alors que nos concepts sont statiques.

 

                15-Quand nous touchons notre souffrance en pleine conscience, nous commençons à la transformer.

               

                16-Quand le discours d’une personne est plein de colère, c’est parce qu’il souffre profondément. (La            Colère)

               

                17-Si vous ne pouvez pas être compatissant envers vous-même, vous ne pourrez pas l’être envers les             autres.

                 

          18-Nos habitudes sont souvent plus fortes que notre volonté. On dit et fait alors des choses qu’on ne voudrait pas faire pour le regretter par la suite.

               

          19- Aimer vraiment, c’est se sentir responsable de l’autre et accepter sa personne telle qu’elle est véritablement, avec toutes ses forces et ses faiblesses.

               

            20-Si l’on regarde profondément la souffrance d’une personne et que l’on en comprend les sources, la porte de l’amour et de la compréhension peut s’ouvrir

 

                21-Le miracle n'est pas de marcher sur l'eau, il est de marcher sur sur la Terre verte dans le moment  présent et d'appécier  la beauté et la paix qui sont disponibles maintenant

 

                22- L'espoir est important  car il peut rendre l'instant présent moins difficile à supporter. Si nous pensons que demain sera meilleur, nous pouvons supporter les difficultés d'aujourdhui.

                                                                

                23-Quand vous commencez  à voir que votre ennemi soufre, c'est que votre vision s'est apprpfondie. Quand vous percevez en vous le désir que l'autre ne souffre plus, c'est signe d'amour vrai.

               

                24- Si, dans notre cœur, nous nous accrochons toujours à quelque chose la colère, l’anxiété, ou possessions, nous ne pouvons pas être libres. Beaucoup de gens pensent que l’excitation est le bonheur. Mais quand vous êtes excité vous n’êtes pas paisible. Le vrai bonheur est basé sur le calme intérieur.

 

                25-Le silence est essentiel. Nous avons autant besoin de silence que d'air, autant que les plantes ont besoin de lumière. Si nos esprits sont encombrés de mots et de pensées, il n'ya a pas de place pour nous.

 

                26-Sans être la paix, nous ne pouvons rien  faire  pour la paix. Si nous ne pouvons pas sourire, nous ne pouvons pas aider les  autres à sourire. Si nous ne sommes pas pacifique, nous ne pouvons pas contribuer au mouvement pour la paix.

 

                27-Être belle, c'est être soi-même. Vous n'avez pas besoins d' être accepté par les autres. Vous devez vous accepter.

 

                28-L'attachement aux vues est le plus grand obstacle au chemin spirituel

 

                29-L'action non-violente, née de la conscience de la souffrance et nourrie par l'amour, est le moyen le plus efficace de faire face à l'adversité.

 

                30-Le secret du bouddhisme est de supprimer toutes les idées, tousles conpcepts, afin que la vérité ait une chance de pénétyer, de se réveiller.

 

 

                31-Il n'y a pas de chemin vers le bonheur, le bonheur est le chemin.

 

                32-Il est dans ma nature de vieillir. Je ne peux échapper à la vieillesse. Il est dans ma nature de tomber malade. Je ne peux échapper à la maladie. Il est dans ma nature de mourir. Je ne peux échapper à la mort. Tout ce qui m’est cher et tous ceux que j’aime aujourd’hui sont par nature changeants. Je ne peux éviter d’en être un jour séparé. Mes actions sont la seule chose que je possède vraiment. Je ne peux échapper aux conséquences de mes actions. Elles sont la base sur laquelle je me tiens.

 

          33-Je suis arrivé. Je suis à la maison. Ma destination est dans chaque étape.

 

 

Bures-Sur-Yvette,  20.04.22
Hoang Phong chuyển ngữ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2015(Xem: 6984)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10935)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 6326)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10792)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 8385)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 8759)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 9342)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 9445)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7971)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10767)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]