Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

29/01/202221:50(Xem: 4545)
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên bị loại khỏi Tăng đoàn (PDF)

Buddha_29
Câu chuyện về người tỳ-kheo đầu tiên

bị loại khỏi Tăng đoàn

 

Kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22)

 

¤¤¤

 

Lời mở đầu của người chuyển ngữ

 

            Trong Tạng Luật có nêu lên trường hợp một người tỳ-kheo nhận định sai lầm cho rằng lạc thú tình dục không hẳn là một sự chướng ngại, Đức Phật thì lại giảng rằng các lạc thú giác cảm mang lại "rất ít thỏa mãn, nhưng thật nhiều khổ đau, thật nhiều tuyệt vọng cùng những điều bất lợi to lớn nhất". Mặc dù Tăng đoàn đã ba lần thuyết phục thế nhưng người tỳ kheo này vẫn khăng khăng không từ bỏ ý nghĩ sai lầm đó của mình. Tăng đoàn đành áp dụng quy luật "đình chỉ" (ukkhepaniyakamma), loại người tỳ kheo này ra khỏi Tăng đoàn, ít nhất cho đến khi nào có một quyết định khác hơn (Cullavagga / Tiểu Phẩm , Cv I, 34) (Vin. iV.135) (Cv I. 32.1-3).

           

            Nói chung người tu hành phải tuyệt đối tuân thủ bốn điều cấm kỵ trong giới luật Pārājika (Ba-la-di / "Trọng cấm") : 1) các hành vi tính dục (giao cấu tính dục), 2) cố tình sát nhân (hay xúi giục người khác sát nhân), 3) trộm cắp, 4) khoe khoang mình đạt được một cấp bậc thiền định nào đó hay thực hiện được các phép mầu nhiệm, v.v. Người tỳ-kheo vi phạm một trong các giới cấm này sẽ bị khai trừ khỏi Tăng đoàn, tức khắc và vĩnh viễn. Người tỳ-kheo trong câu chuyện trên đây chỉ bị "đình chỉ", tức là tạm thời bị loại khỏi Tăng đoàn, điều đó phải chăng là vì người tỳ-kheo này không vi phạm vào hành động cụ thể mà chỉ vì bướng bỉnh không buông bỏ một sự suy nghĩ lệch lạc trong tâm trí mình ?

 

               Câu chuyện đến tai của Đức Phật, Ngài cho gọi người tỳ kheo này đến để quở trách. Sau đó Ngài thuyết giảng cách phải hiểu Dhamma (Giáo huấn) của Ngài như thế nào. Đấy là nguyên nhân đưa đến bài kinh Alagaddūpama Sutta (MN 22). Để giải thích về điều đó Đức Phật dựa vào hai cách ẩn dụ khác nhau : cách thứ nhất là phải thận trọng trong việc nắm bắt ý nghĩa trong các lời giảng của Ngài, tương tự như nắm bắt một con rắn ; cách thứ hai là chỉ nên xem những lời giảng đó như là một chiếc bè, một phương tiện giúp mình vượt sang bờ bên kia.

 

            Sau đó Đức Phật giảng thêm về một giáo lý vô cùng khúc triết và độc đáo, đó là giáo lý "không có cái tôi", kinh sách Hán ngữ gọi là "vô ngã". Một số các bản dịch cũng như một số bài bình giảng về bài kinh này thường chỉ tập trung và xoay quanh hai cách ẩn dụ trên đây, nhưng không quan tâm đúng mức vào phần chủ yếu của bài kinh là giáo lý "không có cái tôi" ("vô ngã"). Nhận xét này cũng đã được nhà sư Thanissaro Bhikkhu nêu lên trong lời mở đầu của ông khi dịch bài kinh này. Thật vậy, giáo lý "không có cái tôi" rất khó nắm bắt một cách đúng đắn.

 

            Bản chuyển ngữ dưới đây của bài kinh Alagaddupama chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, đồng thời cũng được đối chiếu với một số bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp khác, kể cả các bản dịch tiếng Việt. Thật ra hầu hết các bản dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp được tham khảo đều ít nhiều dựa vào bản dịch của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, thế nhưng cũng có một số khác biệt thứ yếu giữa các bản dịch này.

 

            Người tỳ-kheo có ý nghĩ lệch lạc trong bài kinh trên đây mang tên là Arittha, tên gọi này được kèm thêm một biệt danh là gaddhabadhiputta, tiền ngữ gaddho có nghĩa là chim kên-kên, chữ giữa badhi có nghĩa là đánh bẫy, hậu ngữ pubbo có nghĩa là trước đây hay trước kia. Tóm lại biệt danh này có nghĩa là trước kia người tỳ kheo này từng là một người săn bắt chim kên kên. Thế nhưng các bản dịch thường không thống nhất về ý nghĩa của biệt danh này, một số cho rằng người tỳ kheo này trước kia làm nghề huấn luyện chim ưng, hoặc chim kên kên, v.v... Nhà sư Thanissaro Bhikkhu thì dịch là "người tỳ-kheo Arittha trước kia thuộc vào những người giết-chim-kên-kên (the monk Ariṭṭha Formerly-of-the-Vulture-Killers), có thể đây là một cách dịch trực tiếp ý nghĩa và chủ đích của ngành nghề này là giết các con chim kên kên. Thật vậy giống chim xấu xí, mõ quặp, cổ và ngực thường trụi lông là một giống chim ăn xác chết, không mấy ai thích. Người tỳ-kheo trước khi đi tu là một người săn bắt các con chim này để giết đi, có thể là vì chúng thường lai vãng ở các khu hỏa táng chăng ? Đối với tên gọi của người tỳ-kheo là Arittha, nếu tra các tự điển tiếng Pali thì chữ này là một tĩnh từ, có nghĩ là bất hạnh hay đáng thương, và nếu ở thể dạng danh từ thì có nghĩa là người bất hạnh hay đáng thương, ngoài ra cũng có nghĩa là con quạ hay tên gọi của một vài loại cây. Vì vậy, chữ Arittha cũng có thể chỉ là một biệt danh, cho biết người tỳ-kheo là một người Bất hạnh, kém may mắn. Cách gọi đó phải chăng là để tránh không gọi đích danh một người phạm lỗi. Biệt danh thứ hai là Người-săn-bắt-chim-kên-kên phải chăng cũng là một cách gián tiếp nói lên là người tỳ-kheo Arttha không phải là một người có kiến thức cao.      

 

            Ngoài ra các lời giới thiệu và bình giải của nhà sư Thanissaro Bhikkhu về bài kinh này cũng sẽ được dịch và đặt trong phần phụ lục ở cuối bản dịch. Sau hết, một số các bản dịch và các bài giảng khác nhau về bài kinh này cũng sẽ được liệt kê trong phần ghi chú giúp độc giả truy tìm và xem thêm nếu cần.

            .

¤¤¤

pdf-download
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2012(Xem: 11446)
Dưới đây là tóm tắt nhữnglời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phậtđã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởisự dặn dò người đệ tử thân cận nhấtlà A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảngvà thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phậtđã 80 tuổi.
18/02/2012(Xem: 13032)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
17/02/2012(Xem: 8250)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẩn quẩn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tham khảo về "Thông điệp cuộc đời". Mỗi người chúng ta có mặt trong cuộc đời này đều sống và gắn bó với nó giống như gắn bó với đau khổ và hạnh phúc vậy. Nhưng bất hạnh thay, hạnh phúc thì ít mà khổ đau lại quá nhiều. Bởi vì sao? Vì chúng ta không biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim thương yêu và hiểu biết.
17/02/2012(Xem: 9094)
Đức Phật đã mở bày nhiều pháp hội, diễn thuyết vô lượng pháp môn, khiến cho trời người đều được lợi lạc. Dù vậy, giải thoát Niết-bàn là trạng thái tự chứng tự nội...
17/02/2012(Xem: 10237)
Ca Diếp thấy Phật đưa cái bông lên mà không nói, Ca Diếp cũng không nói, nhưng nét mặt hớn hở mỉm cười, là ông đã rõ thấu Chánh pháp của Phật, nó ẩn tàng sâu kín...
16/02/2012(Xem: 15397)
Tôi thường nói vui “đời không sóng gió không gì thú, sống chẳng gian nan chẳng có vui”, nên đã bao lần vấp ngã, là bao lần gượng dậy đứng lên, bao phen tù mà không tội, bao bận bước lang thang, tôi vẫn là tôi từ thuở nằm nôi cho đến bây giờ, có người đã tặng cho biệt danh là “Bạch Mi Lão Tổ”. Rất khoái, lại cười, thích thú lê gót đó đây, Càn Khôn một gánh, non nước một bầu, tâm sự gieo mây gởi gió, đạo pháp tràn khắp tim phổi, bước chân trên sỏi đá mà miệng vẫn ê a, nghênh ngang giữa cuộc đời vẫn ca bài con cá. Vì nghĩ rằng: trong mọi nẽo đường (quả đất này vốn dĩ không có đường, mà có là con người mở lối, dù là lối nhỏ hay to, dài hay ngắn, thẳng hay cong, có hoa bướm hay chông gai, có hố hầm hay nhung lụa).
15/02/2012(Xem: 8314)
Trường Đại Học Dharma Realm Buddhist và Đại Học San Francisco State. Tài liệu nghiên cứu "Súc Quyền và Sự Quan hệ của Con Người Đối Với Sinh Vật Học-San Francisco State University” (March 29-April 1, 1990). Tôi muốn bàn đến hai ví dụ nổi bật về loài vật hành động với nhiều nhân tính hơn hầu hết con người. Quan điểm của tôi không phải cho rằng động vật nhân đạo hơn con người, nhưng điều này có một bằng chứng rằng động vật có thể hành động theo những cách mà không chứng minh bằng những khuôn mẫu nhất định của phương Tây về năng lực của chúng.
12/02/2012(Xem: 6146)
Có một ông phú hộ kia rất giàu có, nhưng ông không có hạnh phúc. Một hôm ông tuyên bố với mọi người rằng, ông có một viên ngọc quý báu nhất trong gia tài của mình, và ông hứa sẽ tặng cho người nào có thể chỉ cho ông biết cách làm sao để có hạnh phúc. Nhưng vẫn không ai có thể trả lời được câu hỏi ấy cho ông. Một hôm, có người nói với ông rằng có một vị đạo sĩ sống trên một ngọn đồi nọ, tuy ông ta sống một mình nhưng rất an lạc, nếu ông tìm đến hỏi thì có lẽ vị đạo sĩ ấy sẽ chỉ cho ông cách nào để có được hạnh phúc.
11/02/2012(Xem: 8998)
Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"
05/02/2012(Xem: 7541)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]