Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Được Gì Từ Nghệ Thuật Sống

27/01/202205:50(Xem: 4419)
Học Được Gì Từ Nghệ Thuật Sống

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ  NGHỆ THUẬT SỐNG ? 

 Kính bạch Thầy nghe lại phẩm Hiền Trí trong Kinh Pháp Cú được Sư Sán Nhiên  giảng từ năm 2012 mà đến nay mới có đại duyên nghe và đã thấm nhập sâu sắc như một người đạo hữu trong đạo tràng nầy đã thốt ra “Sư quả thật là The Best of the best “ và con cũng công nhận đúng như vậy . Kính dâng Thầy bài thơ sau khi học đến hai , ba lần và đang ghi chép lại từng lời giảng - kính chúc sức khỏe Thầy , HH 

https://youtu.be/P7o0ktYvBXg


Cuộc sống đẹp mang tính cách 
 nghệ thuật  
Dù thử thách vẫn chờ…đuổi chạy nghiệp duyên 
Từ bão họa tai …trải nghiệm những lời khuyên 
Hạnh phúc thay cho ai …thân cận bậc hiền trí ! 


Pháp Cú kinh …giúp nhận ra chân lý (1)
Văn ôn võ luyện kiên nhẫn âm thầm 
Từ bỏ  cám dỗ ….chấp thủ quan niệm sai lầm, 
Khuất phục tính ích kỷ…hơn thua của bản ngã ! 

Vượt qua được …sẽ thưởng thức thành quả 
Cần ngày ngày rà soát tập khí cũ…đã vơi thưa ?
Sân, Tham  …dường  như  nhẹ chuyện ghét,  ưa ?
Tâm bình thường thì Đạo ...thật ra rất vi  tế !!

Biết rõ cội nguồn….phát triển con đường Tuệ 
Ngày về …tư lương dự trữ thôi …vấn vương 
Còn chi …quá khứ dư ảnh, dư vị, dư hương 
Vòng xích thập nhị nhân duyên cắt từ chữ XÚC 


Nghệ thuật sống …học mãi chữ Tri Túc !!!

 Huệ Hương 


(1) Trong kinh Pháp Cú có một câu nói đầy ý nghĩa của Đức Phật về thái độ của mình nên có đối với một người bạn hiền trí 
 “Nếu có ai chỉ ra cho ta những lỗi lầm và quở trách ta, 
thì ta nên đi theo người hướng đạo khôn ngoan và minh mẫn ấy như là đi theo kẻ dẫn đường đến kho tàng châu báu.”(Pháp Cú.76).
Riêng kệ 89 chỉ rõ  để nhận biết một người hiền trí 
Những ai với Chánh Tâm 
Khéo tu tập Giác Chi 
Từ bỏ mọi ái nhiễm 
Hoan hỷ không chấp thủ 
Không lậu hoặc, sống chậm 
Sẽ tịch tịnh ở đời
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2013(Xem: 7909)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
16/08/2013(Xem: 14872)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
16/08/2013(Xem: 8374)
Trong số tất cả những cảm xúc tiêu cực tai hại của chúng ta, sân hận rõ ràng là cái càm xúc nguy hiểm nhất vì nó không chỉ gây hại cho người khác mà có lẽ nó gây hại cho chính chúng ta nhiều nhất.
14/08/2013(Xem: 10783)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7787)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 16710)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 9237)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 10226)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 10044)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9529)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]