Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối 108 lạy Phải chăng Tín hiệu Cải thiện Quan hệ Phật giáo và Chính phủ Thiên Chúa giáo

23/01/202215:12(Xem: 5453)
Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối 108 lạy Phải chăng Tín hiệu Cải thiện Quan hệ Phật giáo và Chính phủ Thiên Chúa giáo

Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối  4
Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền
lễ Phật Sám hối 108 lạy 
Phải chăng Tín hiệu Cải thiện Quan hệ Phật giáo
và Chính phủ Thiên Chúa giáo
 (정청래 등 민주당 의원 108참회…조계종·정부여당 관계개선 신호탄 되나)
 

Ngày 17 tháng 1 vừa qua, 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền đã đến Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul, trước Đại Hùng Bảo điện trang nghiêm thanh tịnh, tại pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy hòa quyện với các ngọn nến lung linh, khói hương quyện tỏa, Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo ảnh hưởng lớn nhất Hàn Quốc cho biết: "Họ ăn năn hối cải vì những nhận xét không phù hợp".


 Nhằm tăng cường hiệu quả trong việc ngăn chặn sự thiên vị tôn giáo trong các cơ sở công quyền, lời cam kết của Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành Lee Jae-myung (Lý Tại Minh, 李在明) rằng: "Tiến hành các hoạt động Lập pháp để cải thiện các đặc tính văn hóa và các chính sách quốc gia, phản ánh Ủy ban Hòa bình và đối xử phân biệt Tôn giáo".


Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae, người đã buông lời khiếm nhã phỉ báng cộng đồng Phật tử Hàn Quốc và nhục mạ các cơ sở tự viện Phật giáo, nơi tôn nghiêm thờ kính của Phật giáo đồ qua những ám chỉ như Phim Thiên Tài Lừa Đảo, Seondal "Xin lỗi vì đã gây lo ngại. . . Đi đầu trong việc cải thiện quyền và lợi ích của Phật tử Hàn Quốc"


Một Hội nghị Tăng già Phật giáo toàn quốc đã được lên kế hoạch, nhằm lên án Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên Chúa Moon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc "thiên vị tôn giáo" và những lời phát ngôn mang tính miệt thị đối với Phật giáo của Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae.


Đặc biệt, tại Đại Hùng Bảo điện trang nghiêm thanh tịnh, nơi pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy, sau đó Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP), người đứng đầu Uỷ ban Cứu nguy tình trạng Chính phủ Công giáo Roma thiên vị tôn giáo, xuyên tạc Phật giáo, lãnh đạo đặc biệt cho cuộc biểu tình đã trực diện phản ứng trước những những lời phát ngôn mang tính miệt thị đối với Phật giáo của Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae và sự thiên vị tôn giáo của Chính quyền Công giáo Roma tín đồ Thiên Chúa Moon Jae-in (문재인; 文在寅; Văn Tại Dần) Tổng thống Hàn Quốc.

Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối 1Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối  3Đại diện Cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ Cầm quyền lễ Phật Sám hối  2

Sáng ngày 17 tháng 1 vừa qua, 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền, gồm đang tại chức và cựu quan chức cấp cao Hàn Quốc đã thân lâm Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, thủ đô Seoul; có sự hiện diện của đương kim Thủ tướng thứ 42 của Hàn Quốc Chung Sye-kyun (정세균; Đinh Thế Quân), nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc (2016 - 2018), Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành Lee Jae-myung (Lý Tại Minh, 李在明), Tín đồ Công giáo La Mã Yun Ho-jung (윤호중, Doãn Hạo Trọng), Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc, Cư sĩ Kim Young-bae (김영배, Kim Anh Bồi), Đại biểu Quốc hội nước Đại Hàn Dân Quốc, thành viên Hội đồng tối cao đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc, Lee Won-wook (이동욱; Lý Đống Húc), thành viên của Đảng Dân chủ Hàn Quốc, Han Byung-do (한병도; Hàn Bỉnh Đạo), Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc và Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae, đối tượng đang bị dư luận xôn xao bởi phát ngôn miệt thị, xác phạm Phật giáo cũng đã đến tham dự sự kiện nêu trên. 


Việc 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc đã thiết lập pháp hội Sám hối Hồng danh chư Phật 108 lạy tại Tổ đình Tào Khê, trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê là điều rất bất thường. Họ làm như thế chẳng qua là nhằm xoa dịu sự bất mãn của Phật tử khắp cả nước đối với 'Đảng cầm quyền Chính phủ Công giáo Roma tín đồ Thiên Chúa Moon Jae-in 'thiên vị tôn giáo', làn sóng phẫn nộ của cộng đồng Phật tử đang trên cơn sốc và đã cảnh báo trước Hội nghị Phật giáo toàn quốc dành cho tu sĩ, để lên án Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae và những thành kiến tôn giáo lặp đi lặp lại tại các cơ sở công quyền dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Công giáo Roma tín đồ Thiên ChúaMoon Jae-in. Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae cũng đã quỳ trước Phật đài xưng tán Hồng danh chư Phật 108 lạy cầu xin sám hối. 


Trong bài Thỉnh nguyện Sám hối với đạo Phật, Hạ nghị sĩ Yoo Jeong-ju (유정주, Du Đính Chú) Thành viên Ủy ban Đặc biệt về Đổi mới Truyền thông của Đảng Dân chủ, thành viên Ủy ban đặc biệt về Ngân sách và Quyết toán Quốc hội Hàn Quốc khóa 21, đại diện đoàn cao cấp chính phủ thỉnh nguyện rằng: 


"Chúng tôi ăn năn và hối cải vì đã xây dựng cơ nghiệp lớn lại sơ suất trong suy nghĩ, nói năng và hành động, không hiểu đúng sự thật về lịch sử Phật giáo đã đồng hành, gắn bó mật thiết với sự thăng trầm của dân tộc, sự thịnh suy của đất nước Hàn Quốc hơn 1.700 năm qua." Ông tiếp tục, chắp tay cúi đầu rằng: "Tranh cãi về phí vào cửa các tài sản văn hóa vào thời chế độ cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee (박정희, Phác Chính Hy), đã đơn phương đưa khu vực Tổ đình Thiền phái Tào Khê vào Công viên quốc gia và không có tài khoản bồi thường nào được chi trả sau khi được sử dụng như tài sản nhà nước, không có nỗ lực phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành của chính phủ, để bảo tồn và quản lý hiệu quả các tài sản văn hóa. Nhà lập pháp cầm cân nảy mực, lẽ ra phải sửa điều này trong giây lát nhưng lại đã quên nó và đưa ra những nhận xét không phù hợp. Chúng tôi chân thành xin sám hối với chư tôn thiền đức tăng già và những người yêu mến văn hóa Phật giáo".


Ngoài ra, một cư sĩ Phật tử đại biểu Quốc hội Hàn Quốc, thành viên đảng Dân chủ kêu gọi: "Trong tương lai, chúng tôi sẽ tôn trọng ý chí và nguyện vọng của cộng đồng Phật tử. Chúng tôi sẽ sửa đổi các chính sách của vườn quốc gia và kiểm tra các bộ ngành của chính phủ để thực hiện việc quản lý thích hợp. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện, môi trường để văn hóa truyền thống được bảo tồn tốt nhất và được nhiều người yêu thích". 


Sau khi hoàn thành pháp hội Sám hối Hồng danh Bảo sám 108 lạy, đoàn lãnh đạo đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc đã tới phòng tiếp tân trên tầng 4, Nhà tưởng niệm Lịch sử và Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36, Chủ tịch Liên Tôn giáo châu Á vì hòa bình (ACRP), đã tổ chức một cuộc thảo luận riêng. Trong buổi họp kín với thời gian 20 phút, lãnh đạo Hội đồng tối cao đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc bày tỏ sự ăn năn hối cải bởi những lời khiếm nhã, miệt thị, xúc phạm đạo Phật của Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae. Lãnh đạo Hội đồng tối cao đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc hứa sẽ chấm dứt thành kiến tôn giáo và cải thiện hệ thống lãnh đạo nhà nước để bảo tồn và kế thừa văn hóa Phật giáo truyền thống. 


Theo Cư sĩ Kim Young-bae (김영배, Kim Anh Bồi), Đại biểu Quốc hội nước Đại Hàn Dân Quốc, thành viên Hội đồng tối cao đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo chính phủ đã xin sám hối và ăn năn vì đã gây lo ngại cho cộng đồng Phật giáo và người dân với những nhận xét không phù hợp của Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae đã xúc phạm đến Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae đã thành tâm xin sám hối về thực tế là đảng Dân chủ đã không thể giải quyết dứt điểm các vấn đề chính sách liên quan đến việc bảo vệ các công viên quốc gia và tài sản văn hóa kể từ những ngày chế độ độc tài, đồng thời chuyển tải ý định tích cực trong giao tiếp với cộng đồng Phật giáo để giải quyết vấn đề. 


Ngoài ra, đề xuất của Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành Lee Jae-myung (Lý Tại Minh, 李在明) về việc thành lập Ủy ban Hòa bình Tôn giáo và Cấm phân biệt đối xử trong chính phủ Hàn Quốc, nhằm hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn các thành kiến tôn giáo và thực tế là Ủy ban Bảo vệ Công viên Quốc gia và Tài sản Văn hóa hiện đang trong quá trình ban hành luật về các vấn đề khác nhau, liên quan đến việc bảo vệ các công viên quốc gia và các tài sản văn hóa, đang được thực hiện bởi Ủy ban Đặc biệt về Phát triển Văn hóa Truyền thống. Ủy ban cũng báo cáo rằng sẽ đưa vấn đề này vào các cam kết của mình. 


Trong khi khiển trách vì đã gây lo ngại cho cộng đồng Phật tử và người dân, Cư sĩ Kim Young-bae (김영배, Kim Anh Bồi), Đại biểu Quốc hội nước Đại Hàn Dân Quốc, thành viên Hội đồng tối cao đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc giải thích rằng, ông rất vui khi đại diện lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc đã thể hiện sự thành tâm sám hối chân thành và thể hiện ý chí nỗ lực chấm dứt các thành kiến tôn giáo. Tuy nhiên, Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc nói: "Hội nghị tăng già Phật giáo toàn quốc đã lên kế hoạch và lịch trình, vì vậy chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành trong vài ngày tới".


Đáp lại, Đại biểu Quốc hội nước Đại Hàn Dân Quốc Cư sĩ Kim Young-bae cho biết: "Đảng Dân chủ Hàn Quốc có kế hoạch tiếp cận nhiều hơn với cộng đồng Phật giáo trước khi diễn ra Hội nghị Phật giáo toàn quốc dành cho tu sĩ". 


Trước đó, tín đồ Công giáo La Mã Yun Ho-jung (윤호중, Doãn Hạo Trọng), Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) cầm quyền Hàn Quốc đã một lần nữa trân trọng chân thành xin sám hối: "Cộng đồng Phật giáo bị xáo trộn bởi những nhận xét không phù hợp bởi một số cá nhân nhà lập pháp đảng của chúng tôi, tôi cảm thấy có lỗi về mối quan hệ không hài hòa giữa đảng Dân chủ và cộng đồng Phật giáo, tôi thành thật xin lỗi cộng đồng Phật giáo"


Ông tiếp tục nhắc lại bài phát biểu chúc mừng tân niên của Hòa thượng Viên Hạnh rằng: "Tôi hy vọng rằng thông điệp về từ bi, bác ái và sự hòa hợp mà Đức chúa Jesus đã gửi đến hành tinh này sẽ tiếp tục lan tỏa. Các tôn giáo nên tiên phong trong việc tạo ra một thế giới hòa bình với sự tôn trọng và hòa hợp lẫn nhau, và nói thêm rằng tất cả Phật tử sẽ trên cùng một con đường Phụng sự Đạo pháp và Dân tộc mãi trường tồn".


Hòa thượng Viên Hạnh, người đứng đầu Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc cho biết: ó là thời điểm khó khăn hơn bao giờ hết đối với người dân vì đang trong cơn đại dịch hiểm ác tràn lan"


Ngài nhấn mạnh: "Rất nhiều trường hợp xảy ra vào những thời điểm không thích hợp. Thay mặt Tăng đoàn Phật giáo Hàn Quốc, chúng tôi xin lỗi vì đã gây lo lắng cho người dân do hành động của chúng tôi. Như lời của Tổng thống, sự giao tiếp và hòa hợp giữa cộng đồng Phật giáo và các nhà lập pháp có thể đạt được trên tinh thần máu lửa và xung đột, điều này sẽ là nền tảng để góp phần vào sự phát triển của quốc gia". 


Lúc đó, Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae, người tham dự cuộc họp kín này, đã liên tục này tỏ ăn năn hối cải vì đã gây ra cuộc tranh cãi lớn với những nhận xét sai lầm của bản thân. Tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae nói: "Trước tiên tôi muốn bày tỏ lòng tri ân đến chư tôn thiền đức tăng già Phật giáo, đặc biệt Sư phụ Viên Hạnh, người đã cho phép tôi đến kính viếng Tổ đình Thiền phái Tào Khê cho đến ngày hôm nay. Tôi đã nhận ra rất nhiều điều sau nhận xét của kiểm toán nhà nước, trong khi đó, tôi nhận ra rằng thế giới Phật giáo có nhiều bất công. Tôi thành thật xin lỗi. Tôi sẽ cố gắng khắc phục những lỗi lầm và sẽ đối xử công bằng với đạo Phật"


Dư luận xã hội phân tích rằng, việc 36 người đại diện cơ quan Lập pháp, đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc, trong đó có Hạ nghị sĩ, đại biểu Quốc hội tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae, đã đồng biểu lộ sự ăn năn sám hối trước 5 ngày khi hội nghị tăng già Phật giáo toàn quốc được tổ chức, đó là một luồng khí ấm áp giữa những cơn lạnh lùng sương gió. Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng lãnh đạo Thiền phái Tào Khê nhận lời sám hối  liên tục của tín hữu Tin Lành Jeong Cheong-rae, có thể là một điểm khởi đầu để cải thiện quan hệ vì đó là một thay đổi lớn. Tuy nhiên, do lãnh đạo Thiền phái Tào Khê vẫn giữ thái độ nghiêm khắc bởi Hội nghị Tăng già Phật giáo toàn quốc sẽ diễn ra trong vài ngày tới theo lịch trình, nên vẫn trong quá trình khó khăn để cải thiện mối quan hệ. 


Lip video


(BTN 뉴스) 민주당 의원 36, 조계사서 108 참회

https://www.youtube.com/watch?v=iLx4N-NLLwM


불교계 달래기 나선 與…참회의 108 | 뉴스 A 라이브

https://www.youtube.com/watch?v=R1ETfokyMPo


민주당 의원 30 조계종 예방...국감 발언 사과 / YTN

https://www.youtube.com/watch?v=yVwO8cFfVj8


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 법보신문)

 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 5019)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4512)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3742)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7554)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4745)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6173)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12142)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5350)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 4935)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]