Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái lược Tổ chức Phật giáo Nhập thế "Ái hữu Phật tử cho Hòa bình"

13/01/202218:03(Xem: 3687)
Khái lược Tổ chức Phật giáo Nhập thế "Ái hữu Phật tử cho Hòa bình"

Khái lược Tổ chức Phật giáo Nhập thế "Ái hữu Phật tử cho Hòa bình"

(Buddhist Peace Fellowship summary)

 

Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, 和平團契,  BPF), trụ sở hiện nay tại thành phố Oakland, tiểu bang California, Hoa Kỳ, là tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho phật tử tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và thay đổi xã hội tiến bộ.

 

Các tổ chức phi lợi nhuận BPF là chi nhánh quốc tế của “The Fellowship of Reconciliation” (FoR or FOR) với phương châm hoạt động hướng tới hòa bình toàn cầu, giúp đỡ người dân gặp khó khăn tại các quốc gia như Myanmar, Bangladesh, Tây Tạng và Việt Nam. 

 

Kết hợp thiền định Phật giáo và hành động xã hội, BPF cam kết bất bạo động, chủ nghĩa đại đoàn kết Phật giáo. Thông qua các ấn phẩm, sự kiện và chương trình của tổ chức, BPF hoạt động vì một môi trường bền vững, kinh tế ổn định, công bằng xã hội và bảo vệ nhân quyền.

 

Việc thay đổi xã hội phải bắt đầu ở cấp cơ sở, BPF hỗ trợ công việc trong cộng đồng địa phương, thông qua các chi nhánh và tình nguyện viên của tổ chức tại Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới. Mạng lưới quốc tế Phật tử dấn thân “Ái hữu cho Hòa bình” (BPF) có 35 chi nhánh ở Mỹ và chi nhánh quốc tế tại các quốc gia Úc, Bangladesh, Canada, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nepal, New Zealand, Tây Ban Nha, Thái Lan và Vương quốc Anh.

 

Trong số các hoạt động lâu dài về quyền con người, hòa bình và công bằng xã hội, gần đây BPF đã đưa ra một sáng kiến mới, nhằm cải cách các chính sách năng lượng của Hoa Kỳ. Sáng kiến Cải cách Năng lượng Phật giáo (The Buddhist Energy Reform, BER), tìm cách tạo ra các lựa chọn thay thế cho chính sách năng lượng quốc gia hiện tại, bằng cách cung cấp tài nguyên, diễn đàn thảo luận và lịch hoạt động cho những phật tử tham gia cải cách năng lượng.

 

Sáng kiến Cải cách Năng lượng Phật giáo (BER), nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo ở cấp thành phố; tiết kiệm nhiên liệu xe ở cấp tiểu bang, tại các tập đoàn sản xuất, các tiện ích công cộng và các cơ quan Chính phủ nhằm cung cấp các khoản trợ cấp lớn hơn cho người tiêu dùng. Năng lượng mặt trời là một trong những loại năng lượng tái tạo tiết kiệm và tuyệt vời nhất. BPF hiện có 4.500 thành viên.

 

Hoạt động của BPF bao gồm:

 

1. Đối thoại, chia sẻ về Phật giáo và công bằng xã hội;

 

2. Đào tạo các nhà hoạt động chính trị Phật giáo;

 

3. Vận động mọi người hành động từ góc độ Phật giáo;

 

4. Xây dựng một mạng lưới các nhà hoạt động Phật giáo cấp tiến.

 

BPF hiện được lãnh đạo bởi các vị phật tử, hành giả tu thiền như nữ Cư sĩ Katie Loncke - Giám đốc Trung tâm “Ái hữu cho Hòa bình” (BPF) từ năm 2012, nữ Cư sĩ Dawn Haney - đồng Giám đốc Trung tâm BPF và một hội đồng đa quốc gia gồm 7 cá nhân.

 

Phong trào giáo dục của nữ Cư sĩ Katie Loncke có thể áp dụng cho nhiều người đến từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội – từ những người không dùng mạng, cho đến những người đam mê sách cổ Luddite, nhà chính trị và nhà sử học.

 

Trong những năm gần đây, hành trình giúp đỡ người dân tìm lại công lý của nữ Cư sĩ Katie Loncke đã gặt hái được nhiều thành công: chiến thắng vụ kiện hàng triệu Đô la Mỹ chống lại sở Cảnh sát; giảm thiểu thâm hụt tiền lương của công nhân, mở rộng nhà tù; hỗ trợ các nhà leo núi trong việc giảm số lượng khí thải carbon dioxide của Công ty Shell Oil; đẩy lùi các cáo buộc phân biệt chủng tộc với Black Friday 14; gửi các gói chăm sóc ủng hộ đoàn kết nữ quyền;…

 

hoa binh (3)hoa binh (2)


Nữ Cư sĩ Dawn Haney đam mê các hoạt động vì công bằng xã hội, quản lý phi lợi nhuận với tư cách đồng Giám đốc tổ chức BPF. Trong nhiệm kỳ 3 năm trên cương vị Giám đốc điều hành của Tổ chức phòng chống tấn công tình dục, hỗ trợ khủng hoảng cưỡng hiếp Durango, Colorado (thành phố thuộc quận La Plata, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ); nữ Cư sĩ Dawn Haney đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào gây quỹ mở rộng dịch vụ cho người dân; xây dựng một chương trình tổ chức cộng đồng mới, chống bạo lực tình dục.

 

hoa binh (1)

Sau nhiều năm cộng tác phật sự với Ni trưởng Pema Chodron và Trưởng lão Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nữ Cư sĩ Dawn Haney còn đạt được công phu trong tu tập thiền định, với mong muốn mạnh mẽ và tinh tấn hơn trong công việc của mình. Là một thành viên sáng kiến tích cực của “The Durango Dharma Center”, Ni trưởng Pema Chodron tổ chức khóa nhập cư dân cư đầu tiên cho nhóm Thế hệ tiếp hiện của trung tâm cho các thiền giả vào lứa tuổi 20 và 30. Được sự cộng tác đắc lực tại Trung tâm Thiền Spirist Rock (Spirit Rock Meditation Center), các vị giáo thọ Phật giáo tham gia xã hội nữ Cư sĩ Joanna Macy - Tiến sĩ Nghiên cứu Tôn giáo, Tác giả, học giả Phật giáo, nhà hoạt động môi trường; Cư sĩ Donald Rothberg - Giáo sư Tiến sĩ, hành giả tu thiền Minh Sát tuệ, cựu thành viên Hội đồng BPF và Lawrence Ellis - nhà triết học sinh thái, nhà lý thuyết hệ thống và học giả Phật giáo; Ni trưởng Pema Chodron quyết định chuyển từ Colorado đến Vùng Vịnh để khám phá con đường mới cho các hoạt động xã hội và Phật giáo.

 

Lịch sử

 

Trụ sở hiện nay tại Oakland, California, Hoa Kỳ, “Ái hữu vì Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) được thành lập tại Maui Zendo, Hawaii vào năm 1978 bởi cố Thiền sư Cư sĩ Robert Baker Aitken (1917-2010), dòng truyền thừa Sanbō Kyōdan (Giáo đoàn Tam Bảo, 三寶教団), Phật giáo Nhật Bản và phu nhân là nữ Cư sĩ Anne Hopkins Aitken (1911-1994), Cư sĩ Nelson Foster, thuộc dòng Tăng đoàn Kim Cương thừa của Thiền sư Cư sĩ Robert Baker Aitken, dòng truyền thừa đặc biệt phù hợp với nhu cầu của người ngoại giáo, bao trùm di sản của cả dòng Thiền Tào Động (Sōtō school, 曹洞宗) và dòng Thiền Lâm Tế (臨済宗, Rinzai - Schu) Phật giáo Nhật Bản), Cư sĩ Ryo Imamura, Tiến sĩ Tâm lý Tư vấn Đại học San Francisco, đồng sáng lập Trung tâm Tư vấn Tâm lý Đông - Tây và những người khác.

 

BPF là tổ chức Phật giáo gắn kết xã hội đầu tiên ở phương Tây. Ngay sau khi thành lập, các cá nhân nổi bật khác cũng tham gia, bao gồm Cư sĩ Gary Snyder, nhà nghiên cứu Phật học uyên thâm, hành giả tu thiền, nhà thơ, nhà tiểu luận, nhà văn du lịch, dịch giả, nhà giáo dục; Nữ cư sĩ Joanna Macy, Tiến sĩ Nghiên cứu Tôn giáo, tác giả, học giả Phật giáo, nhà hoạt động môi trường; Cư sĩ Jack Kornfield, Tiến sĩ tâm lý lâm sàng, giáo thọ chuyên giảng dạy thiền định trên thế giới, đồng sáng lập Hội Thiền định Insight (IMS); Cư sĩ Al Bloom, Tiến sĩ tâm lý và quan hệ xã hội, nhà tâm lý học và ngôn ngữ học, Phó hiệu trưởng Đại học New York Abu Dhabi. Nói chung, BPF có khuynh hướng tiếp cận các vấn đề xã hội từ quan điểm cánh tả và trong khi BPF không phân biệt giáo phái, phần lớn các thành viên của tổ chức này là các hành giả tu thiền Phật giáo.

 

Hiện nay, tổ chức "Ái hữu Phật tử cho Hòa bình" (Buddhist Peace Fellowship, BPF) hoạt động vì 3 mục đích: công bằng chủng tộc, chống thay đổi khí hậu và phản đối chiến tranh bằng bất bạo động và theo giáo lý của đạo Phật: Tam Pháp ấn, Tứ Diệu đế và Ngũ giới (Năm nguyên tắc đạo đức Phật giáo. Đa số thành viên là hành giả tu thiền và cơ quan ngôn luận của họ trên mạng là "Turning Wheel "(Chuyển Luân).

 

“Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) bắt đầu là một thành viên của Hiệp hội Hòa giải, một tổ chức Kitô giáo kết hợp với sự thay đổi xã hội phi bạo lực. Trong những năm đầu tiên, mục đích hoạt động của hội chú trọng vào việc xây dựng một nền tảng giáo lý và lịch sử Phật giáo bằng cách dựa trên các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravada), Phật giáo Mật tông Kim Cương thừa Tây Tạng, Như Lai Thanh tịnh Thiền. Trong vòng một năm thành lập, có 50 thành viên, chủ yếu bao gồm các hành giả tu thiền Phật giáo Âu - Mỹ ở Hawaii và vùng vịnh San Francisco.

 

Vào đầu những thập niên 1980 của thế kỷ 20, “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) đã tăng đến hàng trăm thành viên và các tổ chức địa phương đầu tiên đặt trụ sở mới ở Berkeley, California. Ngay từ đầu, BPF đã hoạt động, đấu tranh vì xã hội, môi trường ở Hoa Kỳ cũng như giải trừ vũ khí hạt nhân, bảo vệ dân chủ và nhân quyền ở các quốc gia Tây Tạng, Myanmar và các nơi khác.

 

“Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF), đã thảo luận về vũ khí hạt nhân và chiến tranh tại Hoa Kỳ trong những năm sau chiến tranh Việt Nam, phát hiện ra rằng những vấn đề này phải được giải quyết bằng lòng trắc ẩn từ góc độ Phật giáo để mang lại hòa bình.

 

Năm 2002, “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) đã khởi động Sáng kiến cải cách năng lượng Phật giáo (BER) để thu hút các phật tử Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho chính sách năng lượng của quốc gia Hoa Kỳ.

 

BPF trải qua một giai đoạn khó khăn khi Giám đốc điều hành BPF (từ năm 1991-2001) cư sĩ Alan Senauke nghỉ hưu vào cuối năm 2001. Hai vị Giám đốc điều hành BPF mới lần lượt lên lãnh đạo nhưng thời gian làm việc đều dưới một năm nên thành viên Hội đồng Quản trị đã mời Nữ cư sĩ Maia Durr kế nhiệm Giám đốc điều hành tổ chức BPF từ năm 2004-2007.

 

Trong nhiệm kỳ 3 năm, Nữ cư sĩ Maia Durr có nhiều cơ hội để thử nghiệm những hiểu biết tích lũy được từ Trung tâm điều tra phân tử các rối loạn thần kinh (Center for Molecular Investigation of Neurological Disorders, CMind). Ngoài các nỗ lực lập kế hoạch chiến lược, gây quỹ và truyền thông cho tổ chức BPF, nữ cư sĩ còn tìm cách mở rộng hoạt động của tổ chức trên toàn quốc.

 

Nữ cư sĩ Maia Durr quản lý một đội ngũ gồm 10 người trong tổ chức phi lợi nhuân này, chuyên tâm hành đạo Phật giáo. Đây là một cơ hội tuyệt vời để đưa các hoạt động nhận thức vào nơi làm việc (cùng với nền tảng của Nữ cư sĩ Maia Durr trong văn hóa và phát triển tổ chức) và quan sát cách họ có thể làm tăng hiệu quả công việc của tổ chức BPF. Cũng trong thời gian này, Nữ cư sĩ Maia Durr đã dẫn hai “Phái đoàn Phật giáo Hòa bình” đến thủ đô Wasington DC, kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Iraq.

 

Kể từ năm 2012, đồng Giám đốc Katie Loncke và Dawn Haney đã ủng hộ chương trình “Hạn chế bức xạ” của tổ chức BPF, đây là một trong những hoạt động tập trung công lý chủng tộc, hạn chế biến đổi khí hậu và quân sự hóa.

 

“Ái hữu cho Hòa bình” (BPF) nhận được sự chú ý của người phương Tây, đã chấp nhận Phật giáo.

 

Nhiều nhà hoạt động cá nhân truyền thống khác nhau, thông qua tổ chức “Ái hữu cho Hòa bình” (BPF), tổ chức tạo điều kiện cho sự tham gia của cá nhân và nhóm xã hội ở Hoa Kỳ và Châu Á, cùng làm việc với “Mạng Quốc tế Phật tử Nhập thế” (International Network of Engaged Buddhists, INEB). BPF là tổ chức hoạt động lớn và hiệu quả nhất của các mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân.

 

Tầm nhìn

 

Hiệp hội Hòa bình Phật giáo là một nhóm các nhà thực hành chính trị, tâm linh, với sự hướng dẫn từ hành tinh, tổ tiên và Phật pháp, tìm cách kiến tạo một thế giới nơi:

 

* Chúng ta chăm sóc lẫn nhau, giải quyết nhu cầu một cách tổng thể và làm việc chung với xung đột.

 

* Chúng ta tôn vinh Phật tính vốn sẵn và năng động với tất cả chúng sinh, không có giai cấp cùng dòng máu đỏ, cùng giọt nước mắt mặn.

 

* Phật pháp thực hành với sự tôn kính, có nền tảng trong dòng truyền thừa và tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được.

 

* Các phong trào phúc lợi xã hội chữa lành những tổn thương có tính hệ thống bắt nguồn bởi từ bi tâm dâng trào. Các chuyển động có chiều sâu để thể hiện sự phản biện, đồng thời biến đổi cấu trúc quyền lực và đưa chúng ta tới thức tỉnh liên tục.

 

* Tất cả mọi người, bao gồm và đặc biệt là những người sống ở giao điểm của những áp bức lịch sử, được tự do về thể chất, tình cảm và tinh thần để cuộc sống được giải thoát.

 

Tuyên bố sứ mệnh

 

Nhiệm vụ của “Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF), được thành lập vào năm 1978, như một chất xúc tác và cầu nối cho Phật giáo tham gia xã hội. Mục đích của BPF nhằm giúp chúng sinh thoát khỏi những đau khổ cá nhân, mối quan hệ thể chế và hệ thống xã hội. Các chương trình, ấn phẩm và các nhóm thực hành của BPF liên kết các giáo lý của Phật giáo về trí tuệ và từ bi với sự thay đổi xã hội tiến bộ.

 

“Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) làm việc cho hòa bình từ những quan điểm Phật giáo đa dạng.

 

“Ái hữu cho Hòa bình” (Buddhist Peace Fellowship, BPF) bao trùm một kho tàng ba hành động Từ bi – Học tập, Nói và Làm.

 

- Phát biểu/Truyền thông: Tiếng nói công chúng của BPF là cầu nối giúp giáo lý Phật giáo được chia sẻ rộng rãi trên thế giới, truyền cảm hứng và thông báo hành động vì hòa bình.

 

- Học tập/Cộng đồng: Các khóa đào tạo của BPF tăng cường sự lãnh đạo Phật giáo vì hòa bình và xây dựng các cộng đồng Phật giáo gắn bó với xã hội.

 

- Làm/Hợp tác: Là một phần của Mạn Đà la thay đổi xã hội, BPF hành động phối hợp với các tổ chức và cá nhân khác, cùng nhau làm việc vì mục tiêu hòa bình.

 

Tọa đàm & Hội thảo

 

Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” thỉnh thoảng tổ chức các buổi tọa đàm & hội thảo, thường dành cho các nhóm Phật giáo đang tìm kiếm những phân tích về chủng tộc, giới tinh và kinh tế phú cường. Các sự kiện trong vài năm qua đã bao gồm:

 

* Hội thảo về Phật giáo và Chủng tộc tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.

 

* Loạt bài về ý nghĩa Quy y Tam bảo, Khả năng phục hồi và Cách mạng của Trung tâm Thiền East Bay Meditation Center’.

 

* Hội thảo đặc biệt Chánh niệm về Phật giáo & Công bằng xã hội.

 

Hợp tác Hành động

 

Vai trò của Mạng lưới quốc tế Phật giáo Nhập thế “Ái hữu cho Hòa bình” (BPF) trong hệ sinh thái vận động không phải là khởi xướng hoặc dẫn dắt tổ chức các chiến dịch. Thay vào đó, BPF hạn chế tình trạng kiệt sức của các nhà hoạt động và giúp các nhà lãnh đạo phong trào hồi sinh bằng cách nuôi dưỡng cách nuôi dưỡng BPF liên tục, hòa mình vào các nhóm phong trào sôi nổi và các vấn đề liên quan đến cá nhân BPF - dù là địa phương, xuyên địa phương hay toàn cầu.

 

Hầu hết các dịch vụ của BPF là chung chung, để phục vụ nhiều đối tượng trong một loạt các hoạt động. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt hiếm hoi, nhân viên BPF cũng hỗ trợ trực tiếp các nhà hoạt động tinh thần cho các BPF đang tham gia vào các dự án phong trào cụ thể, nếu các dự án đó có ý nghĩa tập trung vào công bằng về chủng tộc, giới tính, sinh thái và kinh tế. Hiện tại, BPF đang ưu tiên tư vấn và hỗ trợ:

 

* Hành động trực tiếp bất bạo động và sáng tạo.

 

*Hành động "liên tôn" sẵn sàng chấp nhận rủi ro táo bạo, có ý nghĩa.

 

*Những nỗ lực với tầm nhìn xa trông rộng, thực dụng và hướng tới phi thực dân hóa.

 

* Các dự án sinh thái, nữ quyền, chống tư bản do người da màu lãnh đạo hoặc chịu trách nhiệm.

 

Nguồn: Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BPF)


***

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2018(Xem: 9200)
Audrey Hepburn; nữ tài tử Hollywood nổi danh ở thập niên 1950s, có vẻ đẹp thánh thiện với chiếc cổ thiên nga đã làm cho bao chàng trai mới lớn thời ấy từng ươm mơ dệt mộng. Tình cờ tấm ảnh của nàng đã xuất hiện trên mạng không khỏi làm nhiều người hâm mộ xúc động trước sự tàn phá của thời gian.
31/03/2018(Xem: 6986)
Sống để gặt những gì mình đã gieo và gieo tiếp việc thiện, tích cực tu tập để tiến hóa, có những tái sinh ngày càng tốt hơn, cuối cùng đạt quả vị giải thoát, đi đến chấm dứt sinh tử luân hồi. Đạo Phật tóm gọn trong mấy chữ nhân quả, thiện ác mà thôi. + Chúng ta có tái sinh, có kiếp trước và kiếp sau không? Có rất nhiều câu chuyện trên khắp thế giới về những người chết đi sống lại kể về linh hồn, những người nhớ về kiếp trước của mình như những vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà ngoại cảm giao tiếp với linh hồn để tìm được rất nhiều ngôi mộ, v.v Con người được sinh ra từ những nghiệp tốt và xấu mà mình đã gieo từ vô số kiếp. Trong đời này ta buộc phải nhận quả. Để giảm thiệt hại từ những quả xấu và tăng cường quả tốt thì cần phải làm lành lánh dữ việc xấu dù nhỏ cũng không nên làm còn việc thiện dù nhỏ mấy cũng cố gắng làm. Phật nói số người được tái sinh làm người hoặc chư Thiên (thần thánh) nhiều như 2 cái sừng trên đầu con bò, còn số người sinh vào cõi khổ (rơi vào địa ngục, hóa thành
16/03/2018(Xem: 12596)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
08/03/2018(Xem: 7840)
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng tađều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.
07/03/2018(Xem: 8135)
Lại ngày 8 tháng ba. Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này. Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới. Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3. Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.
03/03/2018(Xem: 18419)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
28/02/2018(Xem: 8455)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
28/02/2018(Xem: 12026)
Why is Buddhism so diverse ? Andrew Williams, I think we can all agree that the reason for the many diverse traditions and paths within Buddhism is that all sentient beings, in one way or another, are different, both mentally and physically, and therefore each individuals needs are also different. The Buddha explained that we sentient beings all have different and limited levels of understanding of this or that, and even if we focus on the very same thing, we will perceive it according to our own perspective. From our own limited viewpoint. We tend to perceive things and others based on our own preconceived ideas and past experiences. It's as if we judge the whole ocean based on the small part of the ocean that we may think we know. The whole sky based on a few clouds.
28/02/2018(Xem: 10410)
Bản Chất của Giáo Dục Đạo Đức Xã Hội_Bạch Mã
20/02/2018(Xem: 10023)
Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. Sau đây là chuyện cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]