Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960 của Tiểu văn hóa hipster

03/01/202214:47(Xem: 5480)
Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960 của Tiểu văn hóa hipster

Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960
của Tiểu văn hóa hipster
(Echoes of Peace from the Hipster 50s and 60s)
 

Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi. 


Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960 3
Hình 1:  Cộng đồng Yorkville của Toronto, Canada vào những thập niên 1960. Ảnh: activehistory.ca


"Hòa bình" biểu tượng của sự bình yên, nơi không có đổ máu, chiến tranh. Điều mà bất cứ nước nào, bất cứ ai trên toàn thế giới đều mong muốn nhưng không phải nơi nào cũng có được.


Đầu những thập niên 1950, khi rời xa một đối tác thân thiết, chúng âm thầm nói thầm thì "Hòa bình" và người bạn đồng hành của chúng tôi sẽ hiểu rồi đáp lại nhẹ nhàng trong một giai điệu "Hòa bình". Chúng tôi cùng nhau mong được yên tâm thay vì cảm thấy bị hoảng loạn, rắc rối, bị tra tấn, phát điên cuồng, thậm chí trở nên bất an về thể xác và tinh thần. 


Thời Kỳ Thế Hệ Beat (The Beat Generation – 1944-1962): Các tác giả của phong trào Beat, như một nhà tiên phong của thế hệ Beat, người bài trừ thánh tượng văn học Cư sĩ Jack Kerouac (1922-1969) và một nhà thơ Mỹ, một trong những thủ lĩnh của Thế hệ Beat của thập niên 1960 Allen Ginsberg (1922-1969), đều chống lại nền văn học truyền thống, trong văn chương, và chống lại các thể chế chính trị. Thời kỳ này xuất hiện những tác phẩm thú tội và tình dục đưa đến các thách thức pháp lý và tranh luận về sự kiểm duyệt tại Mỹ. 


Năm 1958, Cư sĩ Jack Kerouac (1922-1969) viết cuốn tiểu thuyết “Dharma Bums.” (佛法浪蕩漢), ông đã viết và ghi chú rất nhiều tài liệu Phật học để làm tài liệu dạy Phật Giáo cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về Đạo Phật. Như thể những pháp âm vi diệu của đạo Phật đã vang vọng thấu suốt thời đại, với mong muốn những người yêu chuộng "Hòa bình"của chúng ta thể hiện ý định hảo tâm, từ bi tâm, quan quan mà ban bè, người quen thân, thậm chí những người lạ không quen biết nên tận hưởng một trạng thái cân bằng, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần và an lạc hạnh phúc. 

Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960 1

Hình 2: Cuốn tiểu thuyết "Dharma Bums". Ảnh:  pinterest.com


Chúng tôi cảm thấy rằng những bất kỳ lợi ích tương tự sẽ áp dụng cho tất cả đồng loại - những người có thể đã phải chịu đựng với cảm giác về Hội chứng “baby blues”, trong quá trình đấu tranh về mặt tinh thần - cả bên trong bản thân học và bên ngoài xã hội. Sau đó, như bây giờ, tình trạng tình trạng ốm yếu đó đã phổ biến hầu hết nhân loại, bao gồm cả nhiều người di cư, những người rời bỏ châu Âu đến Canada sau Đệ nhị Thế chiến và những người đang cố gắng hòa nhập nhưng vẫn cảm thấy xa lạ, như những người tha hương trong một thế giới xa lạ. 


Vào những ngày đó ở khu vực toronto, Canada rộng lớn hơn, bạn cùng lớp, bạn bè, người quen và tất cả những người khác, không phân biệt chủng tộc, hoặc nguồn gốc tôn giáo, được coi là một phần của những người dễ bị tổn thương, vô tội, trong giao tiếp loài người dễ gây tổn thương cho nhau và xứng đáng được tôn trọng lẫn nhau, tình yêu thương một cách chân thành và cởi mở với nhau.  Đây là một cảm xúc được định nghĩa một cách mơ hồ: một thứ bẩm sinh, không thể thốt ra lời, mệnh lệnh, rung động trái tim, giống như một giai điệu nhạc trong từ bi tâm, sáng tạo, đang điều chỉnh tâm trí trong chế độ dàn nhạc đầy đủ. Cách quan tâm đến mọi người xung quanh, điều này cho thấy 'đối xử phần đầu, phần giữa và phần cuối' đã nhấn mạnh đã chạm đến tận đáy lòng của mỗi chúng ta. 


Chúng ta đang dự tính cảm giác đau khổ của bản thân; toát lên, linh hoạt, bao dung và lan tỏa rộng rãi khắp nơi trên thế giới để đón nhận tất cả những người khác với tình cảm đồng loại, như những người anh chị em cùng chung một đại gia đình, cần phải che chở đùm bọc cho nhau. Chúc phúc cát tường cho tất cả họ có được cảm giác trong từng hơi thở, từng bước chân thanh thản hồn nhiên, an lạc hạnh phúc như con người lý tưởng mà bản thân mỗi người chúng ta đang cần. Quan tâm đến người khác mang lại cho chúng ta một cảm giác tuyệt vời bởi chúng ta đang khuếch trương cảm xúc tích cực và biểu hiện một cách từ bi tâm. 


Chúng ta cũng nhận thức được những mặt đối lập xã hội của chúng ta là những đối tác là những người đang sống và làm việc trong cuộc sống thế tục, họ có những hành vi trái ngược với chúng ta, thô bạo, ồn ào, tham lam, hung hăng, nhám nhúa, thờ ơ, tự cao tự đại, ích kỷ, thù hận và quá tệ, dường như họ không thể hiện rõ dấu hiệu bên ngoài của sự ấm áp bởi từ bi tâm và an lạc hạnh phúc. 


Ngày nay, khi tăng lượt hơn 5.000 người bạn và người theo dõi trên Facebook của mình, thật khó để nghe thấy bất kỳ dư âm hoài cổ, vang dội từ sau giữa thế kỷ 20 những thập niên 1960 của "hipster" tiểu văn hóa vọng lại xuyên suốt hành lang thời gian, điều này khiến tôi tự thắc mắc những thế hệ trẻ thanh thiếu niên ngày nay có thể đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào. . . Tôi không thể hiệu được họ, nhưng tôi quan tâm đến họ một cách gián tiếp bởi vì triển vọng cho tương lai của họ, dường như không báo trước sự sáng láng bởi nhanh trí. 


Vì lý do này, tôi chúc phúc cát tường cho họ, cùng với các thệ hệ trên trước cha mẹ và ông bà của họ, vòng cung rộng lớn hơn của bạn bè và tất cả những người của nhân loại còn tại thế, thanh thản hồn nhiên, an lạc hạnh phúc, mãn nguyện, niềm vui thông cảm và bình yên nội tại.


Không còn có thể trải nghiệm cảm giác yên bình hoài cổ đó, những người thuộc thế hệ tôi từng cảm thấy vào sau giữa thế kỷ 20 những thập niên 1960 về sau, bởi vì các điều kiện của thế giới bên trong tinh thần thay đổi bởi mỗi cá nhân, rõ ràng đã phát triển, mặc dù nhiều người cao niên của chúng ta hẳn đã trở nên cân bằng hơn và trưởng thành hơn. 


Nhìn vào thế giới kinh tế tài chính ngày nay, quan sát khía cạnh hành vi của con người tham lam, hiếu chiến, bày mưu tính kế, thâm hiểm, tôi nhận thức được rằng các yếu tố kinh tế đương đại càng ngày trở nên bế tắc hơn, hạn hẹp hơn, hạn chế hơn bao giờ hết. Các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng, khiến người tiêu dùng đương đại phải trải qua cảm giác lo lắng và căng thẳng nghiêm trọng ở cấp độ tâm lý trở nên trên cơ sở cá nhân nội tâm là sự nghi ngờ và rối loạn tâm thần, về cơ sở bên ngoài tập thể của chúng ta bởi sự bối rối về tinh thần trong môi trường tự nhiên đang chết dần chết mòn. 


Đồng thời 'nếu tất cả những điều nêu trên không phải là quá nhiều để phải giải quyết' chúng ta thấy mình bị buộc phải tồn tại một cách miễn cưỡng khi đối mặt với một thảm họa hạt nhân khủng khiếp đang chờ xử lý. Cảm thấy bị đe dọa và hoàn toàn không được bảo vệ, với những điềm báo đáng sợ, quá gần để không sợ hãi và ngày càng tiến gần hơn trên một chân trời đang tiến sâu bên trong. 


Âm vang của Hòa bình từ những thập niên 1950-1960 2

Hình 3: Quán cà phê Riverboat ở Yorkville, Toronto, Canada. Ảnh: knowyourgrinder.com


Những ngày này, ở tuổi già của tôi, không thể nào lặp lại quá khứ do sự hao mòn của thời gian và cố gắng của điều kiện đã phát triển theo năm tháng. Bất chấp những linh cảm như thế, tôi vẫn hằng mong ước mình có thể chia sẻ cảm giác tương tự về tình cảm anh em/chị em ấm áp mà tôi cảm thấy đối với các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, đồng nghiệp của tôi trong những thập niên 1960.    


May mắn thay, một số người trong chúng ta sẽ dần dần tiếp tục khơi dậy nỗ lực tinh thần nghiêm túc để trau dồi sự phát triển nội tâm, để sự hiểu biết và sự biện biệt của chúng ta không chỉ trở nên rộng hơn và rõ ràng hơn, mà còn sâu sắc hơn, khôn ngoan hơn, dẫn đến đối với tình cảm nhân từ và về bản thân, đồng loại của chúng ta, với mong ước về một thế giới tươi đẹp hơn cho toàn thể nhân loại. 


Khi có thời gian và cơ hội để hiểu biết về thế giới rộng lớn hơn, chúng ta cũng sẽ trau dồi sự hiểu biết về từ bi tâm, những hoạt động trí óc, tâm trí của đồng loại, điều này cho phép chúng ta chạm sâu vào trong tâm khảm của cả những người bị xã hội tàn ác nhất, ngay cả những cá nhân bị hành hạ tồi tệ nhất trong xã hội. Chúng ta có thể hiểu những lỗ hỏng bên trong của họ và đã khiến họ bị tổn thất, ít nhất bề ngoài thật khó chịu, bởi những con tinh ranh quỷ quyệt, xấu xa gian ác, đáng sợ và đáng ghớm ghê như thế nào. 


Trước khi kết luận, tôi muốn nói thêm rằng tôi mong muốn lành mạnh rằng những đại gia tỷ phú và chủ nghĩa tập thể ích kỷ, những người đặt lợi nhuận cá nhân lên trên con người và tiếp tục vô cảm, vô tâm, tiếp tục phá hủy sự cân bằng bấp bênh của môi trường của chúng ta, cuối cùng sẽ không được phép phá hủy các hệ sinh thái quý giá, duy trì tất cả các cuộc sống. 


Tôi hy vọng rằng họ sẽ phát triển ý thức và kỷ luật tốt (hoặc sẽ bị buộc bởi sự quản lý tốt) để ngăn chặn quá trình dần dần diệt khuẩn của các hệ thống sinh học của chúng ta chỉ vì mục đích thỏa mãn lòng tham nhất thời của những người giàu có nhất thuộc thế hệ cũ lại 'trớ trêu thay nó cũng đang chết dần chết mòn. Nó đi ngược lại tự nhiên và lẽ thường khi cho phép các tỷ phú doanh nghiệp tiếp tục nắm giữ và thao túng các công cụ tài chính nguy hiểm, có khả năng gây tổn hại cho thiên nhiên. 


Khi chúng ta xem xét thiệt hại lâu dài, cái giá phải trả và sự mất mát, đe dọa thế hệ sau và con cái của họ trên các khía cạnh an ninh thể chất và tinh thần, chúng ta nhận thấy rằng họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chịu đựng, với cường độ ngày càng tăng, miễn là tình trạng tiếp tục trở nên tồi tệ hơn, cho đến khi cuối cùng họ phải đối mặt với một kết cục trực diện, tất yếu không thể tránh khỏi sự đối đầu vào nhau, quyết liệt, xấu xa, nảy lửa, cuối cùng là nghiệp lực.


* Câu khẩu hiệu "Hòa bình", "Hãy làm tình, thay vì gây chiến" (tiếng Anh: Make love, not war) là khẩu hiệu chống chiến tranh thường liên quan phổ biến phong trào chống văn hóa thập niên 1960 ở Hoa Kỳ. Khẩu hiệu này ban đầu được sử dụng chủ yếu bởi những người chống chiến tranh Việt Nam nhưng đã được viện dẫn trong những ngữ cảnh chống chiến tranh khác kể từ đó. Phần "yêu thương" (make love) của khẩu hiệu thường để nói tới việc thực hành tự do yêu đương, một phong trào phát triển ở giới trẻ Mỹ không chấp nhận hôn nhân, coi đó gây ràng buộc về xã hội và tài chánh, một công cụ của những người ủng hộ chiến tranh và ưa chuộng nền văn hóa cổ truyền bảo thủ. Đây là một "hippie" văn hóa lối sống của thanh niên, phát sinh từ một phong trào tại Hoa Kỳ trong giữa những năm 1960 và sau đó lan rộng sang các nước khác trên thế giới đến muộn hơn một chút so với thế hệ của tôi.


Tác giả Prof. David Dale Holmes

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2021(Xem: 5424)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4921)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9652)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 5280)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4287)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5143)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5358)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8149)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6287)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 5733)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]