Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bữa Cơm Cúng Dường

22/12/202122:20(Xem: 7152)
Bữa Cơm Cúng Dường

mam-com-chay-cung-le
BỮA CƠM
CÚNG DƯỜNG
 
Phật khi còn tại thế gian
Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi
Với hàng đệ tử của ngài
Để cùng khất thực với người thiện tâm
Giúp cho người gieo hạt mầm
Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
Mùa an cư ngài thọ trai
Ngay trong tịnh xá, không rời chân đi,
Nếu ai muốn cúng dường chi
Đều vào trong tịnh xá kia dâng ngài.
*
Ở quanh vùng có một người
Tiền nong, của cải so thời nghèo thay
Nhưng mà lòng tốt tràn đầy
Tu hành tinh tấn lâu nay tại nhà
Mùa an cư chàng thiết tha
Tuy nghèo cũng cố tìm qua cúng dường
Hôm nay sửa soạn cơm thường
Đơn sơ biết mấy, khiêm nhường là bao
Nhắm nơi tịnh xá tìm vào
Tâm thành cúng Phật ai nào sánh ngang
Chàng hoan hỉ mãi tin rằng
Bữa cơm đạm bạc mình mang cúng dường
Sẽ đem thanh tịnh vui chung
Cho người thọ nhận mọi đường thuận duyên.
Vầng dương rực rỡ khắp miền
Đường vào tịnh xá êm đềm thăng hoa
Chàng lo rảo bước chân qua
Chỉ e quá ngọ là giờ thọ trai
Sẽ không kịp dâng lên ngài
Thật là ân hận cho ai tâm thành.
Khi chàng đi tới khúc quanh
Bỗng đâu trông thấy bóng hình phía xa
Một sinh vật bước vật vờ
Lại gần mới thấy rõ là chó hoang
Thân gầy còm, dáng thảm thương
Lại thêm lở loét trông càng ghê thay
Đói ăn chắc đã lâu nay
Chó đi thất thểu giờ đây gặp chàng
Đánh hơi chó thấy đồ ăn
Lấm la lấm lét vội vàng đến bên
Mắt như cầu khẩn van xin
Mủi lòng chàng đứng lại nhìn chó kia
Nỡ nào quay gót ra đi
Chàng bèn ngồi xuống, từ bi dâng tràn
Mở bình bát, bày thức ăn
Thật may cho chú chó hoang hôm này,
Chó kia đói lả nhiều ngày
Nên ăn thoáng chốc hết ngay cả rồi
Bụng no nê, chó thảnh thơi
Ra đi thong thả vẫy đuôi tạ từ.
Nhìn theo chó chàng gật gù
Khẽ cười biểu lộ tâm từ chứa chan
Nhưng rồi chàng chợt hoang mang
Đồ ăn dành để cúng dường còn chi
Chàng lo sợ định quay về
Sau khi do dự quyết đi đến cùng
Dù không thực phẩm cúng dường
Vẫn vào lễ Phật với lòng thiết tha.
*
Phật dùng huệ nhãn nhìn xa
Ngài hay biết chuyện xảy ra vừa rồi
Ngài ngồi yên, nở nụ cười
Cõi lòng hoan hỉ, dáng người từ bi.
Chàng vào đảnh lễ lạy quỳ
Miệng thời hối lỗi, tâm thì ăn năn
Nhưng rồi kinh ngạc vô vàn
Khi nghe đức Phật khẽ ban lời vàng
Ôn tồn, nhân hậu, nhẹ nhàng
Như là muốn khuyến khích chàng điều hay:
"Cúng dường chư Phật quý thay
Khi lòng bố thí tâm này hết tham
Phước lành sẽ hưởng ngập tràn,
Nhưng mà suốt cả mùa an cư này
Riêng con đặc biệt bữa nay
Dâng cơm cúng Phật tràn đầy tịnh thanh
Nhiều pháp vị, thắm đạo tình
Thật là quý hóa tốt lành biết bao!"
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
__________________________________________
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2011(Xem: 8401)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9520)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 8109)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 8096)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6900)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 7972)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
04/10/2011(Xem: 7656)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8647)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9534)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 9101)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]