Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Sen Trong Người

22/12/202122:07(Xem: 6845)
Hoa Sen Trong Người

Hoa sen
HOA SEN 
TRONG NGƯỜI
 
Kinh thành Xá Vệ sáng nay
Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi
Ngược xuôi tấp nập ngựa xe
Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu,
Áo quần sặc sỡ đủ màu
Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
Dáng vui tươi, vẻ tự hào
Đây là giai cấp trên cao hơn người
Được ưu đãi nên thảnh thơi
Ăn trên ngồi trốc sống đời gấm hoa.
Đi sâu vào ngõ hẻm xa
Thời bao thảm cảnh hiện ra chán chường
Bần cùng, khổ cực, tang thương
Với nhà lụp xụp, với đường tối tăm
Bùn lầy nước đọng cơ hàn
Tật nguyền, bệnh hoạn, lầm than, tội tình
Đây là giai cấp cùng đinh
Dân nghèo cuộc sống đã thành nếp quen
Chuyên hầu hạ giai cấp trên
Quanh năm kiếp sống thấp hèn lất lây.
Thể theo thường lệ hôm nay
Là ngày đức Phật tới đây giúp đời
Vào thành đi khắp mọi nơi
Tìm cơ giáo hoá cho người khổ đau,
Chúng sinh bình đẳng như  nhau
Ngài không phân biệt nghèo giàu, hèn sang.
*
Trên đường đi có một chàng
Ni Đề trai trẻ thuộc hàng tiện dân
Chàng đang gánh một gánh phân
Chợt đâu gặp Phật hiện dần phía xa
Thế là chàng vội tránh qua
Nép vào đường hẻm thật là lẹ chân
Hoang mang, bối rối, tần ngần
Buồn đời ti tiện, than thân thấp hèn
Thật là bạc phước triền miên
Tuy nhiên chàng vẫn dõi nhìn phía xa
Hướng về hình ảnh Phật Đà
Rất là rạng rỡ, rất là trang nghiêm,
Từng nghe về Phật nhiều phen
Nên chàng ao ước đủ duyên gặp ngài.
Phật Đà nhìn thấy ngay rồi
Hiểu ra tâm niệm của người thanh niên
Đăm chiêu, lúng túng, lành hiền
Nên ngài hoan hỉ bước liền đến ngay,
Ni Đề hoảng sợ lắm thay
Vội vàng lẩn tránh lòng đầy lo âu
Lo mình nhớp nhúa bấy lâu
Lo người bắt tội! Dám đâu gặp ngài!
Phật bèn nói, giọng khoan thai,
Từ xa vọng lại đôi lời xót thương:
"Sao con tìm cách tránh đường
Tới đây nói chuyện bình thường với ta!"
Để thùng phân xuống, bước ra
Ni Đề run rẩy quỳ và thưa mau:
"Bạch ngài! Con chẳng dám đâu
Xin ngài cứ dạy pháp mầu cho con
Như con thầm ước trong lòng
Nhưng ngài đừng đến gần con làm gì!"
Phật cười chan chứa từ bi
Bước thêm đến sát Ni Đề, nói ngay:
"Nào ai bắt tội con đây
Tự ta đến với con ngày hôm nay,
Con ơi hãy nhớ lời này
Những người đau khổ, đọa đày, nổi trôi
Ta lo cứu độ luôn thôi
Ta là người của muôn loài chúng sinh!"
*
Ni Đề hồi hộp hỏi nhanh:
"Bạch ngài con cũng tu hành được sao?
Từ lâu con vẫn ước ao
Được ngài truyền dạy đạo mầu Thế Tôn!"
Phật Đà nghiêm nghị nói luôn:
"Như Lai muốn nhắc cho con hay rằng
Ta ra đời với đạo vàng
Là nhằm cứu khổ cho hàng chúng sinh
Dị đoan, mê tín quẩn quanh
Thần quyền ỷ lại, phá nhanh giúp đời
Đưa chúng sinh đến an vui
Hoàn toàn bình đẳng, mọi người như nhau,
Nếu con muốn học đạo mầu
Hãy gần ta! Cố lo mau tu hành!"
Ni Đề nước mắt chạy quanh
Vô cùng sung sướng tâm thành khẽ thưa:
"Đó là điều ước từ xưa
Mà con cứ nghĩ thật là khó khăn
Con đây phước báu muôn vàn
Được ngài cứu độ và ban lời vàng!"
Nhìn Ni Đề rất dịu dàng
Phật Đà tiến đến anh chàng gánh phân
Tỏ ra thân ái vô ngần
Dắt tay chàng kéo lại gần bờ sông
Để nhờ dòng nước sạch trong
Gột đi dơ dáy chất chồng lâu nay,
Sau khi tắm rửa sông này
Ni Đề theo Phật về ngay Kỳ Hoàn
Rồi trong tịnh xá khang trang
Phật cho chàng nhập vào hàng tỳ kheo.
*
Ni Đề cố gắng thật nhiều
Thời gian lặng lẽ trôi vèo qua mau
Tu hành tinh tấn bấy lâu
Tỳ kheo mới học đạo mầu tiến nhanh
Giờ đây đắc quả tu hành.
Phật nhân đó dạy chúng sinh đôi lời:
"Trong bùn nhơ nhớp khắp nơi
Cánh sen vươn nở tuyệt vời biết bao
Hương thơm tinh khiết ngạt ngào
Tựa chân giá trị của bao con người.
Máu ai cũng đỏ vậy thôi
Và ai nước mắt mặn thời khác đâu
Chúng sinh bình đẳng như nhau
Đừng chia giai cấp gieo sầu bất công!"
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
__________________________________________


youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/02/2021(Xem: 10437)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9246)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6548)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8949)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5112)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
17/02/2021(Xem: 5309)
Nội dung tác phẩm dựa trên một bức tranh nổi tiếng có tên là “Thanh minh thượng hà đồ” (nghĩa là “tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết Thanh minh”) của nghệ sĩ Trương Trạch Đoan vào thời nhà Tống cách đây hơn 1000 năm. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói: “Nghệ thuật thật sự được định hình bởi sự thôi thúc không thể cưỡng lại của người nghệ sĩ sáng tạo”. Và một nghệ sĩ điêu khắc người Trung Quốc – Trịnh Xuân Huy đã chứng minh điều đó qua kiệt tác nghệ thuật của ông trên một thân cây dài hơn 12 mét. Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên về một người có thể sở hữu tài năng tinh xảo đến như vậy!
17/02/2021(Xem: 5748)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4615)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5199)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4775)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]