Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguyên nhân của Đại dịch: đạo Phật đã Giúp mình Định hướng Đời sống Cá nhân và Nghề nghiệp như thế nào

14/12/202113:41(Xem: 5849)
Nguyên nhân của Đại dịch: đạo Phật đã Giúp mình Định hướng Đời sống Cá nhân và Nghề nghiệp như thế nào

Nguyên nhân của Đại dịch: đạo Phật đã Giúp mình Định hướng
Đời sống Cá nhân và Nghề nghiệp như thế nào
(Principles and a Pandemic: How Buddhism Helped Me
Navigate Personal and Professional Lows)

Tiến sĩ Sneha Rooh, một nhà nghiên cứu y khoa, bác sĩ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân đến từ Hyderabad, một thành phố ở phía nam Ấn Độ. Cô đã và đang phát triển một chương trình chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, hướng dẫn các vị tu sĩ Phật giáo cách chăm sóc người bệnh nhân đang hấp hối, cận tử nghiệp và bệnh nan y. Trong bài viết này dành cho số báo đặc biệt của chúng tôi, gần đây cô đã nhìn lại thời gian gián đoạn trong cuộc đời, bắt đầu từ đợt đại dịch hiểm ác Covid-19 bùng phát kinh hoàng ở Ấn Độ vào tháng 4 vừa qua. 


"Chúng tôi chả cần dịch vụ của bạn nữa."


Những phát ngôn nêu trên khiến bạn phải giật mình, tôi không thể dừng được sự điên cuồng khi đọc câu này từ một email ngắn gọn, thật thô thiển từ người chủ trước đây của tôi, một tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ở Ấn Độ. Tôi đang làm trợ lý nghiên cứu y khoa trong nhóm, trong sáu tháng qua đã phát triển một chương trình giảng dạy, tôi đã phát triển toàn bộ một mô-đun cho những vị tu sĩ Phật giáo, thêm một chương trình mới thú vị vào sách hướng dẫn của chúng tôi. Tôi đã có một hình dung lớn trong đầu về việc ấn bản mới sẽ trông như thế nào. 


Đây được cho là nhóm sẽ giúp tôi thực hiện ước mơ thành lập các trung tâm chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân trên toàn thế giới. Lẽ ra nhóm này phải là những người đã xuất bản cuốn sách dành cho trẻ em, những khó khăn trong khi tôi viết bằng nhiều ngôn ngữ trên trang web của họ. Tôi đã có rất nhiều ước mơ để hiện thực. Trong tâm trí tôi, đây là tổ chức sẽ dẫn tôi đến những nơi đó. 

Nguyên nhân của Đại dịch 1


Cuộc khủng hoảng Covid-19


Ngay khi đại dịch hiểm ác đã tấn công Ấn Độ nặng nề nhất, chúng tôi và mọi người nghĩ rằng nó gần kết thúc: "Kết thúc năm 2020; chúng ta đã vượt qua đại dịch". Trong nhóm đã bắt đầu đến văn phòng của họ và đi thăm bạn bè một lần nữa. Sau đó, đột nhiên, trên mạng xã hội tràn ngập những nhu cầu bình oxy y tế. Những người thường đăng meme online đang cầm những lọ Amphotercin B rỗng, tuyệt vọng không biết có thể nhìn thấy nó ở đâu. Thế giới trong tôi gần như sụp đổ. Đối với nhiều người Ấn Độ, nói chung nhân loại thế giới đang sụp đổ ngoài sự trông cậy vào bất kỳ ai. 


Sự tàn phá lớn nhất đang xảy ra trong thế giới nội tâm của tôi. Tôi không có nguồn hỗ trợ cá nhân để khai thác. Gia đình trung lưu, định hướng kinh doanh của tôi không coi những gì tôi đang làm "thực sự là công việc của một bác sĩ". Tôi không có ống nghe y tế, áo khoác trắng trong phòng thí nghiệm, tôi không làm việc trong một bệnh viện "danh tiếng", thậm chí bây giờ tôi không có sự hỗ trợ của tổ chức. Tôi đã tạo ra các mô-đun mà không ai muốn, cho dù chúng dành cho tu viện hay bệnh viện. Những áp lực căng thẳng ập đến với tôi dưới dạng những chất vấn, bên ngoài là vấn đề sức khỏe của tôi, trong số đó: "Tại sao không bắt đầu làm việc ca trực đêm tại các bệnh viện trên địa bàn với tư cách là một bác sĩ trực, thay vì vật lộn trong một lĩnh vực chưa được hình thành, không trả tiền, và quan trọng hơn, không như bạn mong muốn?"


Cha tôi, người quản lý điều hành một ngôi nhà dành cho những người cao tuổi, họ xem tôi như người vô hình. Anh trai tôi không có thời gian cho cuộc phấn đấu của tôi, em trai của tôi đang nói với tôi rằng sách của tôi không ai thèm đọc bởi tôi chẳng là gì cả. Mẹ tôi đã xấu hổ vì tôi thân góa bụa đơn côi: Tuổi tôi dã ngoài 30, với hoàn cảnh của tôi, trong ánh mắt của bà tôi là là đứa con không lý tưởng. 


Gia đình tôi còn nhắc nhở tôi rằng khi tiêm không đạt theo chỉ tiêu của bác sĩ. Trong sáu năm trời, họ đều nói như thế nhưng đã không xảy ra chuyện gì; như thể tôi không tham gia tích cực vào việc giáo dục đào tạo thế hệ sau về chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, như thể tôi đã không dành nhiều thời gian và sức lực để vận động nó; như thể những quán cà phê tử thần rất hữu ích mà tôi từng điều hành chưa bao giờ xảy ra và tôi chưa bao giờ thiết kế các mô-đun hoặc viết từng chương trong cuốn sách của mình. 


Điều đáng sợ hơn nữa là tôi tin vào họ. Bấy lâu nay danh tính mà tôi bám vào đã biến mất bởi vì tôi đã thở hổn hển khi nghĩ rằng tôi chưa từng bao có được nó hoặc xứng đáng để có được nó. 


Khi đạo Phật đang giúp tôi trong lúc suy sụp 


Hầu như tôi không thể trụ vững sau cuộc khủng hoảng về nghề nghiệp của mình, nhưng tôi vẫn có thể khai thác các nguồn lực từ nội tâm của mình. Tôi đã có một chiến lược cho mỗi ngày, giúp tôi giải quyết vấn đề và vượt qua những khó khăn trong hoạt động thường nhật. Vào một ngày nào đó, tôi sẽ viết thư tha thứ cho cha mẹ mình, vào những ngày khác, tôi sẽ viết một bài phát biểu chấp nhận chính mình. Đôi khi tôi vẽ những hình ảnh bằng màu nước sống động, một ngày nọ, tôi tìm thấy một danh sách trực tuyến các hành động để chữa lành đứa con bên trong của bạn. Tôi quyết định rằng trong thời gian này, tôi sẽ kiểm tra càng nhiều mục càng tốt từ danh sách của mình. Danh sách đó gợi ý một số hành động chữa bệnh mà tôi đã thử nghiệm với một số thành công. Đây chỉ là một số ít: Tôi nhớ là đã học cách nói "bạn thật đẹp" bằng bảy ngôn ngữ. Tôi đã lập một danh sách tất cả những lời khen mà tôi nhớ là đã nhận được. Và lời nhắc bằng văn bản, tôi đến thư viện cộng đồng để tìm sách đọc. 


Trong số những cuốn sách ở thư viện đó có một cuốn sách màu cam, cuốn sách duy nhất về sđạo Phật. Tác phẩm "The Path of The Buddha" (Con đường của Đức Phật) xuất bản năm 2003 và tôi đã nghiền ngẫm nó. Cảm giác như nhận được những lời dạy từ một bậc thầy vĩ đại có khuôn mặt hiền từ và giọng nói êm dịu thay đổi thay từng trang lật. 


Khi bạn ở một nơi thấp kém như thế, bạn không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận và biết ơn những gì đã xảy ra đã trôi qua. Tôi chỉ mất một ngày cuối tuần để đọc cuốn sách tôi đã mua, nghỉ ngơi để suy ngẫm về thông điệp của nó. Tôi cần một loại dầu dưỡng da và cuốn sách đã cung cấp điều đó. Và tôi đã tìm thấy hơi thở của mình ở đâu đó trên đường đi khi đọc nó. Ngày hôm sau, tôi lại viết thư cho tất cả những người mà tôi đã liên lạc trong vài tháng qua về mô-đun chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân của tôi dành cho tu sĩ Phật giáo, “Dharma Beyond Beads” (Hạt ngọc Phật pháp Siêu việt). Từ từ, tôi đang lấy lại niềm tự tin, đức tự chủ vào những nỗ lực của mình. 


Khi tôi nhìn lại cuốn sổ tay của mình và ngẫm nghĩ về những lời vàng ngọc quý báu mà tôi ghi lại đã làm thay đổi cuộc đời của tôi như thế nào vào thời kỳ đen tối nhất của tôi, tôi nghĩ đến một số điểm:


1. "Dù ta có làm gì đi nữa, đời luôn có những đau khổ bởi cuộc sống tương đối". Công việc của tôi trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhẹ cho bệnh nhân, với nguyện vọng cung cấp dịch vụ này cho những tu sĩ Phật giáo, không nhất thiết phải bảo hộ tôi khỏi đau khổ. 


2. "Thực tế trong cuộc sống bởi những tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Mọi thứ xảy ra vì nhiều lý do khác nhau". Tổ chức trước đây không bao giờ chấp nhận mô-đun mà tôi đã chuẩn bị, mặc dù họ đang làm việc với những Cư sĩ Phật tử Bhutan. Có lẽ nó không liên quan nhiều đến tầm cỡ của tôi (hoặc thiếu nó) hoặc mô-đun. Có nhiều thứ đang dùng hơn những gì có thể nhìn thấy. 


3. "Đối với bạn, dường như nhà tù có thể là nơi trú ẩn đối với người khác." Có lẽ do cuộc sống khủng hoảng của tôi với việc thực hành nhiều hơn, có thể được hoan nghênh như một cơ hội để trải nghiệm sâu sắc về nguyên lý vô thường?


4. "Nghi ngờ là tích cực nếu được điều tra, nhưng tiêu cực khi được phép làm mờ đi". Có sự thật đằng sau những nghi ngờ mà tôi có trong bản thân mình, hay sựu nghi ngờ mà những người khác cảm thấy đối với tôi? Thực sự chính xác thì tôi phải cung cấp những gì? Và ai đã yêu cầu nó? Suy ngẫm về những thắc mắc như thế khiến tôi nhìn ra những sự thật khó khăn về những gì tôi đã làm, gia hạn chứng nhận là một nhà trị liệu dựa trên nghệ thuật, thừa nhận tình yêu của tôi với công việc viết lách và xây dựng trang web của riêng tôi, nơi mọi người có thể tham khảo ý kiến của tôi về cách điều trị (và cũng để thành lập các đơn vị chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân tại địa phương của mình). 


5. "Nếu tôi hiểu mình ước muốn gì, tôi sẽ ra không nhận ra nơi thuộc về mình". Tôi hiểu rằng thông qua việc mong muốn đạt được tất cả các thành tích liên quan đến việc chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân, thực sự tôi khao khát được công chúng công nhận. Tôi đã hy vọng vào sự thay đổi của bản thân thông qua việc thực nghiệm y học giảm nhẹ cho bệnh nhân. Tôi đã khao khát công việc này trở thành phương pháp tu hành của tôi. Như vậy, tôi đã có cơ hội để suy ngẫm về những gì thực sự tôi muốn và cách tôi có thể đạt được như ý. 


Tôi biết rằng đây sẽ không phải là lần cuối cùng tôi phải đối mặt với tình huống tuyệt vọng. Thậm chí tôi không chắc chắn liệu tôi có thể vượt qua khó khăn và thành công hay không? Tôi hiểu rằng khi ngồi lại bình tâm, quan sát và chuyển hóa cảm xúc, dù đen tối đến đâu, cũng không hề dễ dàng. Nhưng đây là điều duy nhất chúng tôi có thể làm. Sống trong tự nhiên đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình này, cũng như đọc tác phẩm "The Path of The Buddha" (Con đường của Đức Phật) và trở nên không còn vướng mắc nhiều bởi sự phiền lụy. Nhưng quan trọng nhất, tôi nghĩ rằng việc tôi thay mặt cho chính mình, tìm kiếm sự giúp đỡ và xem xét lại nguyện vọng sâu sắc hơn của mình đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Nếu tôi đã học được bất cứ điều gì từ các học viên ở mọi cấp độ, thì đó là cá nhân phải chọn con đường tự chữa bệnh cho mình. 


Tác giả Tiến sĩ Sneha Rooh

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)


facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 12392)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 7982)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11166)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7238)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 10701)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 7927)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
10/10/2010(Xem: 9293)
Lẽ thường trong chúng ta, ai ai cũng đều có một cái “cái ngã”, hay “bản ngã”. Không những cái ngã của chính mình mà còn ôm đồm cái bản ngã của gia đình mình, của bằng hữu mình, của tập thể mình, của cộng đồng xã hội mình, của tôn giáo mình, của đất nước mình, và thậm chí cho đến cái bản ngã của chủ nghĩa mình; dù đó là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, hay chủ nghĩa hiện sinh...
09/10/2010(Xem: 9331)
Sáutu sĩ khổ hạnh quấn trên người những chiếc áo bạc màu bụi đường cùng nhau "tiến sâu vào lãnh thổ của xứ Ma-kiệt-đà"(Magadha) trong thung lũng sông Hằng (PhổDiệu kinh - Lalitavistara). Họ đixuyên ngang các thôn xóm và những cánh đồng xanh mướt. Chung quanh cảnh vật êm ảvà lòng họ thật thanh thản. Họ là những người quyết tâm từ bỏ gia đình để chọnmột lối sống khắc khổ, không màng tiện nghi vật chất mà chỉ biết dồn tất cả nghịlực để đi tìm bản chất của thế gian này và nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu củachính họ.
06/10/2010(Xem: 7932)
Sở dĩ tôi nói tới ăn uống ở hàng đầu vì có thể tới 90 phần trăm những bệnh của con người là do ăn uống mà ra. Cơ thể ta luôn luôn giữ một mức độ thăng bằng trước những biến đổi ngoại cảnh. Ngoại cảnh có nóng hay lạnh, cơ thể vẫn giữ ở một mức độ 30 độ bách phân. Ngoại cảnh có làm tim ta đập nhanh hay chậm một chút nhưng sau đó cơ thể vẫn giữ ở mức độ 70 tới 100 nhịp tim mỗi phút. Cũng như vậy đối với huyết áp, số lượng máu, nồng độ của các chất hữu cơ hoặc vô cơ trong cơ thể. Ăn uống chính là đưa các chất ngoại lai vào cơ thể. Nếu đưa vào cho đúng cách, cơ thể sẽ được bồi dưỡng đầy đủ, hoạt động tốt. Nếu không cho đúng cách, hoặc quá nhi
06/10/2010(Xem: 17223)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]