Chúng con cung kính quỳ trước Phật đài, tán dương công đức bậc Thầy ba cõi, đảnh lễ hồng danh chư Phật ba đời, chí thành cầu xin sám hối tất cả tội lỗi, cố ý hay vô ý, đã tạo ra trong quá khứ cũng như trong hiện tại.
Chúng con nguyện: Chánh pháp được lan truyền khắp chốn; lời Phật được phổ biến muôn nơi; người người từ bỏ tham giận, si mê; tưới tẩm từ bi, hạnh phúc; làm lành lánh dữ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau; thế giới dứt nghiệp binh đao; muôn loài an vui giải thoát.
Lại nguyện: Đời đời kiếp kiếp thường làm bà con Phật pháp, quyến thuộc từ bi, hộ trì Tam Bảo ở mãi thế gian, sống trọn đời trong an vui tự tại. Từ nay, sạch hết não phiền, thoát vòng mê muội. Nguyện cùng pháp giới chúng sanh đều chứng thành quả Phật.
(đứng lên chắp tay xướng lễ)
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo toạ thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y
- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, hiền thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta Bà Giáo Chủ
Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền
Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn
Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)
- Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực
Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật,
Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí
Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ
Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát. (1 lạy)
(ngồi xuống khai chuông mõ trì tụng)
TÁN LƯ HƯƠNG
Kim lư vừa bén chiên đàn,
Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương,
Hiện thành mây báu kiết tường,
Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền,
Pháp thân toàn thể hiện tiền,
Ngưỡng mong chư Phật phước liền ban cho.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát(3 lần)
KỆ KHAI KINH
Pháp Phật cao siêu mầu nhiệm
Cơ duyên may được thọ trì
Xin nguyện đi vào biển tuệ
Tinh thông giáo nghĩa huyền vi
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần)
(đứng lên chắp tay xướng)
ĐẢNH LỄ SÁM HỐI
Đại từ đại bi thương xót chúng sanh
Đại hỷ đại xả cứu vớt muôn loài
Hào quang diệu tướng dùng tự trang nghiêm
Đệ tử hết lòng quy y đảnh lễ
Nhất tâm đảnh lễ: (mỗi câu 1 lạy)
Nam mô Quá Khứ Tỳ Bà Thi Phật.
Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca
Mâu Ni Phật.
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư
Lưu Ly Quang Vương Phật.
Nam mô Tây Phương Giáo Chủ Tiếp Dẫn
Đạo Sư A Di Đà Phật.
Nam mô Long Hoa Giáo Chủ Đương Lai Hạ
Sanh Di Lặc Tôn Phật.
Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nam mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát.
Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Tôn Giả Thượng Thủ Ma Ha Ca Diếp.
Tôn Giả Đại Trí Trưởng Lão Xá Lợi Phất
Tôn Giả Đại Hiếu Ma Ha Mục Kiền Liên
Tôn Giả Luật Sư Ưu Ba Ly
Tôn Giả Khải Giáo A Nan Đà
Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma
Tổ Sư Khương Tăng Hội
Tổ Sư Trúc Lâm Đại Đầu Đà
Tổ Sư Pháp Loa
Tổ Sư Huyền Quang.
Liệt Vị Tổ Sư Qua Các Thời Đại Từ Tây
Trúc Đến Việt Nam.
Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn
Thiên Bồ Tát, Hộ Giáo Hộ Giới Già Lam
Thánh Chúng Liệt Vị Thiện Thần.
(ngồi xuống tụng tiếp)
Chí tâm Sám Hối:
Từ vô thỉ đến nay muôn kiếp,
Quên bản tâm, bỏ mất đạo mầu.
Ba đường khổ ải sa vào,
Sáu căn lầm lạc nhân sâu bao đời.
Nay con nguyện làm vơi tội lỗi
Để tránh điều thống hối về sau,
Xét soi nhân quả đuôi đầu,
Chúng con xin nguyện trồng sâu căn lành.
SÁM HỐI NGHIỆP CỦA MẮT
Lầm hoa giả mà quên trăng thật,
Yêu ghét rồi xấu đẹp cạnh tranh,
Xa đường chánh kiến lầm mình,
Phân chia vàng đỏ, trắng xanh mê mờ.
Mắt nhìn lệch khác gì như quáng,
Gặp vẻ xinh duyên dáng trộm nhìn,
Chưa mù mà mắt không tinh,
Chẳng hay ‘mặt thật’ của mình ra sao.
Gặp kẻ giàu, tranh nhau nhướng mắt,
Thấy người nghèo muốn khuất cho xong,
Người dưng chết chóc ngoài lòng,
Bà con tạ thế, lệ dòng khóc than.
Đến Tam Bảo, Già-lam, chùa tháp,
Thấy tượng, kinh chẳng chút đoái hoài,
Tại Chùa lại đoái gái trai,
Mãi mê liếc mắt đưa mày sắc dâm.
Chẳng nể sợ Long Thần, Hộ Pháp,
Làm ố hoen cửa Phật trang nghiêm,
Tội này vô lượng vô biên,
Phát sinh từ cửa mắt nhìn mà ra.
Nghiệp ác này phải sa địa ngục,
Bao kiếp dài mới được làm người,
Làm người lại bị mắt đui,
Nếu không sám hối hẳn thời khó xong.
Nay con nguyện một lòng sám hối,
Biết bao điều tội lỗi xưa nay,
Thành tâm quỳ trước Phật đài,
Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA TAI
Thích lời tà, ghét nghe chánh pháp,
Gốc ‘thật’ quên, mải miết theo ngoài,
Sáo đàn inh ỏi khoái tai,
Mõ chuông tu niệm tưởng loài ếch kêu.
Câu vè ví ham vui để dạ,
Lời kinh cùng tiếng kệ ngoài tai,
Lời dua nịnh lại vui vầy,
Những lời ‘ngọt mật’ khen hay mong cầu.
Nghe lời phải đã nào tin nhận,
Ba chén vào đôi bạn gái trai,
Châu đầu áp má kề tai,
Ba điều bốn chuyện dông dài tai quen.
Lời Thầy dạy chẳng thèm nghe tới,
Lời bạn hiền khuyên chói cả tai,
Hiếu trung lễ nghĩa gác ngoài,
Chạy theo tiếng ái, vui vầy giai nhân.
Lời kinh kệ chẳng màng, chẳng thích,
Tội như vầy chứa chất vô biên,
Dẫy đầy một khối trần duyên,
Hết đời, đường ác phải liền đọa sa.
Trả hết nghiệp rồi đi sinh tiếp,
Sinh làm người bị điếc hai tai,
Dốc lòng sám hối từ nay
Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA MŨI
Về mùi lạ, mũi tham trăm thứ,
Chẳng kể gì hương tuệ sạch trong,
Thích tìm sạ ướp, lan xông,
Mùi hương giới định, mũi không biết gì.
Trước bàn Phật mỗi khi nhang đốt,
Khói quyện quanh phảng phất hương trầm;
Trộm hương phẩy khói hít thầm
Long Thần há nể, quỷ thần xem khinh.
Mùi son phấn hồng nhan luyến chặt,
Chẳng đoái hoài cây giác hoa tâm,
Chợ xa rồi lại bếp gần,
Của ngon vật lạ chẳng cần sạch dơ.
Chẳng kể chi mùi như thịt cá,
Tanh hôi dùng ráo trọi chẳng tha,
Đàm vàng nước mũi chảy ra,
Dơ thềm bẩn đất lê la say nằm.
Chốn cửa Phật phòng Tăng chẳng kể
Mùi nặc nồng hơi thở mà kinh,
Ngửi sen ý trộm khởi sinh,
Nghe mùi má phấn tư tình phát ra.
Nào hay đó đều là nghiệp mũi,
Những thứ này tội lỗi vô biên,
Dẫy đầy một khối trần duyên,
Chết rồi đường ác phải liền đọa sa.
Trả hết nghiệp rồi đi sanh tiếp,
Làm thân người bệnh nghiệp khổ thay,
Dốc lòng sám hối tiêu tai,
Nay con quỳ trước Phật đài ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA LƯỠI
Tham mọi vị mà mình ưa thích,
Chẳng kể gì xấu tốt, dở ngon,
Nếm vào thứ béo, thứ còm,
Sát sinh hại vật chỉ dồn nuôi thân.
Gà, vịt, cá, chim ... hầm cho kỹ,
Lại thêm vô ngũ vị tỏi hành
Kể gì mùi vị hôi tanh,
Miễn sao khoái khẩu là sinh lưỡi thèm.
Nay chưa đủ mai tìm ăn nữa,
Gặp phải kỳ đến bữa đàn chay,
Cầu Thần lễ Phật lời hay,
Cố để bụng đói qua ngày cho xong.
Thức ăn chay lỏng lòng lạt miệng,
Khi phải ăn, chẳng luyến, chẳng màng,
Như người bệnh phải vương mang
Ăn không ngon miệng, cốt dùng qua loa.
Thấy thịt cá lòng đà hoan hỷ,
Cơm rượu nồng bí tỉ, vui vầy,
Gặp khi cưới gả đêm ngày,
Cùng là rượu thịt ma chay tiệc tùng.
Rồi sát sinh mà dùng lấy thịt,
Khiến trùng trùng tội nghiệp manh nha,
Lại ba tấc lưỡi như là:
Dệt thêu, đâm thọc, ác tà, dối gian.
Vô lễ với họ hàng, Tam Bảo,
Mắng chửi người, ráo nạo mẹ cha,
Chê bai dè bỉu người ta,
Luận bàn kim cổ nào là khen chê.
Lỗi bản thân dấu che đây đó,
Khoe giàu sang; nghèo khó miệt khinh,
Tăng Ni xua đuổi, chẳng gần,
Kẻ ăn người ở, chửi inh cả ngày.
Lời dèm xỉa như bày thuốc độc,
Nịnh hót như cung bậc phím đàn,
Lấy điều sai quấy điểm trang,
Nói không thành có, oán than lạnh nồng.
Việc như vậy trùng trùng vô kể,
Như hà sa chẳng thể đếm cùng,
Chết sa địa ngục nấu nung,
Lưỡi môi cày xéo, nước đồng rót vô,
Quả báo ấy bao giờ mới hết,
Sanh làm người câm điếc suốt đời
Nay con quỳ trước Phật đài,
Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
SÁM HỐI TỘI CỦA THÂN
Xét thân xác tinh cha, huyết mẹ,
Phối hợp nên nhờ thế mà thành,
Trăm hài năm tạng kết sinh,
Chấp cho là thật thân hình của ta.
Tự quên mất bỏ qua thân-pháp,
Rồi dâm tà, trộm cướp, sát sinh,
Khiến cho ba nghiệp hoành hành,
Để rồi quả báo quẩn quanh luân hồi.
Nghiệp sát sinh nơi người tàn ác,
Chẳng lòng từ, hạ sát sinh linh,
Đâu hay sinh vật với mình,
Vốn cùng một thể vốn sinh một nguồn.
Khi sát hại chẳng buồn thương tiếc,
Chỉ lợi mình mà giết chúng sinh,
Nào làm thuốc độc cho tinh,
Ngải bùa trù yểm gian manh rợn người.
Người còn hại, dễ thời thương vật,
Nào đốt rừng, săn thú, lấp khe,
Bẫy chim, lưới cá hội hè,
Niệm vừa dấy nghĩ thấy nghe vui làm.
Mỗi hành động đều mang tội lỗi,
Phải siêng năng sám hối, lìa xa,
Cho hay trộm cắp nghiệp tà,
Của người nhìn thấy đã là nổi tham.
Vướng lòng tham, việc làm chẳng ngại:
Móc túi người, cạy cửa cạy rương,
Đến nơi chùa tháp, thiền đường,
Lòng tham thấy của dễ thường bỏ qua.
Không chỉ cắp ngọc ngà châu báu,
Mới tạo thành tội báo nghiệp sinh.
Cho dù cọng cỏ cây kim,
Không cho mà lấy đều sinh nghiệp này.
Mê nhan sắc, tơ lòng bủa khắp,
Thích phấn son mắt đắm ái tình.
Quên đi hai chữ liêm trinh,
Chỉ vì tham dục, ngục hình khổ đau.
Lòng chung thủy bắt đầu vơi cạn,
Lén tư tình, đụng chạm gái trai.
Nắm tay âu yếm kề vai,
Trèo tường khoét ngạch chỉ vì nghiệp dâm.
Tội lỗi ấy vô phương kể xiết,
Địa ngục sa, muôn kiếp chẳng xong,
Bao đời tội báo không cùng,
Gái nằm giường sắt, cột đồng trai ôm.
SÁM HỐI TỘI CỦA Ý
Dòng suy nghĩ quẩn quanh không dứt,
Chấp tướng nên dính mắc tình trần,
Như tầm nhả kết tơ giăng,
Kết thành cái kén giam thân của mình.
Như ‘thiêu thân’ tự tìm vào lửa,
Khiến lửa hồng thiêu hủy xác thân,
U mê chưa tỉnh tâm thần,
Đảo điên vọng tưởng mê lầm mà ra.
Các nghiệp ấy chẳng qua ba độc,
Đó chính là tham dục, sân si,
Mưu thần chước quỷ chi chi,
Tham bòn vơ vét từng ly từng đồng.
Một lời mười vẫn còn tham lấy,
Lòng như thùng không đáy đâu hay,
Bao giờ rót được cho đầy,
Rừng vàng biển bạc keo thì vẫn keo.
Dù có thấy kẻ nghèo đói khát,
Cũng không cho một cắc một đồng,
Gạo hư tiền mục mặc lòng,
Vốn người bủn xỉn chẳng dùng cho ai.
Đói khổ mặc, chẳng hoài giúp đỡ,
Mất một đồng một chữ đã to,
Tiền trăm vào túi mặc dù,
Vẫn cho là ít bo bo chẳng dùng.
Chẳng cho ai một đồng một chữ,
Dẫu của tiền tích trữ đầy kho,
Ngày thì tính toán, đêm lo,
Lao tâm khổ trí vốn do nghiệp này.
Do nền tảng tham sân làm gốc,
Lửa giận hờn cao ngất tự thiêu,
Trợn tròng quắc mắt to điều,
Làm cho hòa khí tan theo lửa này.
Không riêng chỉ người đời kẻ tục,
Cả Tăng Ni lắm lúc vẫn còn,
Biện tranh kinh luận thua hơn,
Giận chê Sư trưởng, trách hờn mẹ cha.
Như cành úa cỏ khô vẫn thấy,
Hẳn có hồi lửa cháy tan thôi,
Nói ra chết vật hại người,
Từ bi không nghĩ, xa rời giới răn.
Mở miệng thì nói thần nói thánh,
Gặp chuyện thì khó tránh ngu si.
Cửa ‘không’ dù ở bao thì,
Vẫn còn chấp mắt, chỉ vì ‘cái ta’.
Như cây vốn sinh ra gốc lửa,
Lửa lại làm thiêu hủy cả cây.
Những điều tội nghiệp trên đây,
Đều do nóng giận nghiệp nầy mà ra.
Bởi căn tánh đọa sa mê muội,
Ý thức thành tăm tối, chẳng ngay,
Dữ lành trên dưới nào hay,
Giết người hại vật, chặt cây tan tành.
Mắng hiền thánh, rẻ khinh đức Phật,
Ngược nghĩa tình quên đức, quên ân,
Đã không suy xét xa gần,
Ngu si mê muội làm nhân đọa đầy.
Nghiệp báo ác đã gây rất nặng,
Đến cuối đời, dứt mạng ra đi,
Rơi vào địa ngục A-tỳ,
Trải muôn ngàn kiếp dễ gì đầu thai.
Khi tái sanh ngu si mê muội,
Nếu không lo sám hối tiêu trừ,
Khó mà dứt nghiệp si ngu,
Trăm ngàn vạn kiếp như mù, khó thông.
Nay con nguyện một lòng sám hối,
Biết bao điều tội lỗi xưa nay,
Thành tâm quỳ trước Phật đài,
Lạy ba Ngôi Báu tỏ bày ăn năn.
Con đã gây ra bao lầm lỡ,
Khi nói, khi làm, khi tư duy,
Đam mê, hờn giận và ngu si,
Nay con cúi đầu xin sám hối.
Một lòng con cầu Phật chứng tri.
Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới,
Nguyện sống đêm ngày trong chánh niệm,
Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa.
Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm,
Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm.
Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm,
Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong.
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát(3 lần)
KINH TINH YẾU
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Bồ-tát Quán-Tự-Tại,
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát-nhã-ba-la-mật,
Tức diệu pháp trí độ
Bỗng soi thấy năm uẩn,
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong,
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn.
Nghe đây Xá-Lợi-Tử:
Sắc chẳng khác gì không,
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không,
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia,
Cũng đều như vậy cả.
Xá-Lợi-Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt,
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt,
Cho nên trong tánh Không
Không có sắc, thọ, tưởng,
Cũng không có hành, thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ,
Thiệt, thân, ý sáu căn
Không có sắc, thanh, hương.
Vị, xúc, pháp sáu trần
Không có mười tám giới,
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh,
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử,
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo.
Không trí cũng không đắc
Vì không có sở đắc.
Khi một vị Bồ-tát
Nương diệu pháp Trí Độ,
Bát nhã ba la mật
Thì tâm không chướng ngại,
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi,
Xa lìa mọi mộng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo,
Đạt Niết bàn tuyệt đối.
Chư Phật trong ba đời,
Y diệu pháp trí độ
Bát nhã ba la mật,
Nên đắc vô thượng giác
Vậy nên phải biết rằng,
Bát-nhã-ba-la-mật
Là linh chú đại thần,
Là linh chú đại minh
La linh chú vô thượng.
Là linh chú siêu tuyệt
Là chân lý bất vọng,
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn,
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ,
Bát-nhã-ba-la-mật
Nói xong Đức Bồ Tát,
Liền đọc thần chú rằng:
Yết đế yết đế ba la yết đế ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha. (3 lần)
THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế,
ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn
lăng càn đế ta bà ha. (3 lần)
KỆ HỘ PHÁP
Trời, A-tu-la và Dược-xoa
Đến đây nghe Pháp hãy hết lòng
Ủng hộ đạo Phật cho bền lâu
Tất cả làm theo lời Phật dạy
Những ai đã đến đây nghe Pháp
Hoặc ở dưới đất hoặc trên không
Hãy nhìn mọi loài bằng mắt thương
Ngày đêm an trú trong chánh pháp.
Nguyện cho thế giới thường an ổn
Thấm nhuần phước trí và từ bi
Tất cả tội chướng đều tiêu trừ
Lìa xa khổ não thường an lạc
Đại chúng nhất tâm trì giới luật
Công phu thiền định phải tinh chuyên
Đóa hoa tuệ giác nở trang nghiêm
Khắp nơi mọi miền đều hạnh phúc.
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Sám hối công đức khó nghĩ lường
Vô biên thắng phước đều hồi hướng
Tất cả chúng sanh trong pháp giới
Đều được vãng sanh về Cực lạc
Nguyện tiêu ba chướng trừ phiền não
Nguyện chơn trí tuệ thường sáng tỏ
Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ
Kiếp kiếp thường tu Bồ Tát đạo
Nguyện sanh Cực Lạc cảnh phương Tây
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bất thối Bồ Tát là bạn lành
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
PHỤC NGUYỆN
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.
Đệ tử chúng con một dạ chí thành đảnh lễ hồng danh chư Phật, sám hối công đức chuyên vì kỳ nguyện, Tam Bảo gia hộ đệ tử chúng con đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan, tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc, gia đình thịnh đạt, hưởng cảnh an nhàn. Cửu huyền thất tổ, nội ngoại tiên linh, đều được nghe kinh, vãng sinh Tịnh Độ. Khắp nguyện: Thuyền Từ phổ độ, cảm ứng vô biên, đồng hóa hữu duyên, đồng thành Phật đạo.
Đồng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật.
TỰ QUY Y
- Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
- Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.
- Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại.
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa.
Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
Ở đời không phải ai cũng chấp nhận sự chân thành của bạn. Những người quanh ta luôn công nhận việc tốt mà ta đã và đang làm, trở thành đương nhiên như thế… và đến một ngày kia bạn quá mệt mỏi liệu có ai bên cạnh bạn và cảm thông với bạn không? Vì trong suy nghĩ của họ bạn là người tự nguyện cho đi..., trong hoàn cảnh như thế liệu bạn có tiếp tục cho đi nữa hay không?
Tất nhiên là có, chúng ta hãy tiếp tục sống tốt nhưng phải là người tốt thông minh. Hãy tin rằng không có nỗ lực nào là uổng phí, hãy có quan điểm và lý tưởng của chính mình, luật nhân quả luôn đền bù cho bạn xứng đáng. Nhà Phật dạy có Luân Hồi-Ngiệp Báo.
Không ai phủ nhận rằng quan tâm chăm sóc người khác là tốt, nhường nhịn người khác đều là tốt, tuy nhiên quan tâm quá, họ sẽ làm khó ta vạn lần, nhiệt tình quá họ sẽ đâm ra nghi ngờ, thậm chí khiến bạn bị tổn thương …
Chúng ta đã quen với thể loại thơ Thiền sáng tác nhiều thế kỷ trước từ các ngài Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Hương Hải… Hay gần đây như với thơ của các ngài Nhất Hạnh, Mãn Giác, Tuệ Sỹ, Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Ni Trưởng Trí Hải… Đó là nói cho chặt chẽ. Nếu nói cho nới rộng hơn, thơ Thiền cũng là Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn… Mỗi thời đại đều có những nét riêng, mỗi tác giả cũng là một thế giới độc đáo. Mặt khác, thơ Thiền mỗi quốc độ cũng khác. Trong khi phần lớn thơ Thiền Nhật Bản cô đọng với thể haiku, thơ Thiền Trung Hoa có nhiều bài hùng mạnh như tiếng sư tử hống, như với Chứng Đạo Ca của ngài Huyền Giác, hay Tín Tâm Minh của ngài Tăng Xán. Không ngộ được tự tâm, sẽ không có văn phong đầy sức mạnh như thế. Nơi đây, chúng ta nêu câu hỏi: Làn gió Thiền Tông đã ảnh hưởng vào thơ Hoa Kỳ ra sao? Và sẽ giới thiệu về bốn nhà thơ.
Mọi người đều biết câu chuyện Xá Lợi Phất thăm Cấp Cô Độc khi bị bịnh nặng và giảng cho Cấp Cô Độc bài pháp về quán chiếu, khi thiền trong Tứ Niệm Xứ mà chữa bịnh cho Cấp Cô Độc. Quán về Phật pháp tăng, 18 giới gồm 6 căn 6 trần 6 thức, rồi quán về 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức, quán về thời gian không gian và cuối cùng là quán về 5 uẩn. Cấp Cô Độc nghe xong hết bịnh. Cũng câu chuyện như vậy, nhưng nó khác đi chi tiết là lúc về già sắp mất: Xá Lợi Phất khai thị Cấp Cô Độc chú trọng về 5 uẩn, hãy trả 5 uẩn về lại cho 5 uẩn khi duyên hội tụ đã hết. Hãy trả Pháp về lại cho Pháp. Và Cấp Cô Độc chết thành A la hán vì đã ngộ được đạo về cõi trời.
Chùa Thiếu Lâm Tự mở ra khóa ngồi thiền cho 18 vị tu thành A la Hán. Khoá tu này trong 30 ngày ngồi trong tịnh thất suốt ngày đêm. Vị chủ trì là Hòa thượng trụ trì của Thiếu Lâm Tự. Thời bấy giờ là mùa xuân, cảnh đẹp hoa nở và thời tiết ấm áp. Mọi thiền sinh miệt mài tập trung thiền định đạt được 30 ngày miên mật thì bỗng xảy ra tiếng nói vọng vào từ ngoài cửa. Giọng nói đầy êm dịu thanh thoát và trong trẻo của một cô gái. Mỗi tiếng phát âm đi sâu vào tim người nghe một cảm giác êm dịu nhẹ nhàng như vuốt ve trái tim của con người.
Kính thưa quý đọc giả, tôi đột nhiên thấy được quyển sách với nhan đề “Khéo Dùng Cái Tâm” do Hội Phật Học Bát Nhã biên soạn, liền mượn về ngay để nghiên cứu. Tôi sở dĩ nghiên cứu tác phẩm này là do chủ đề “Khéo Dùng Cái Tâm” lôi cuốn tư tưởng của tôi. Chủ đề rất hấp dẫn khiến tôi tò mò không biết nội dung trong đó nói gì đành phải bỏ hết thời gian để đọc cho xong. Toàn bộ quyển sách chỉ nói về Ma Nhập, nhưng quý đọc giả cần phải đọc qua để biết Ma Nhập quan hệ như thế nào đối với con người chúng ta, đồng thời cần phải tỏ tường để tránh né và đối trị.
Đức Phật ngồi thiền 49 ngày dưới cội Bồ Đề mới ngộ được đạo tìm được đường giải thoát cho chúng sinh khỏi sinh tử luân hồi. Từ đó đến nay trên 2000 năm biết bao nhiêu cách tọa thiền, đi thiền, nằm thiền, trà thiền, tất cả quá nhiều phương pháp đường lối. Từ Nguyên thủy đến Đại thừa, có rất nhiều đường lối thiền.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.