Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối thoại về Tâm - Tọa đàm "hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại"

01/12/202122:51(Xem: 5192)
Đối thoại về Tâm - Tọa đàm "hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại"
Đối thoại về Tâm Tọa đàm hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại 1
Đối thoại về Tâm - Tọa đàm "hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại"
(與心對話系列座談尋找自由自在生活妙方)

Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方). Trong số đại biểu đến tham dự có sự hiện diện của Pháp sư Như Am, Cư sĩ Tào Phong Nham, Hội trưởng chi hội Phật Quang Sơn Toronto, Canada, Tổng Thư ký Cư sĩ Ngô Lệ Hoa và các giám đốc, thành viên tổng số gần 50 người tham dự. 

 

"Nơi đâu có Phật pháp ở đó có Biện pháp" (有佛法就有辦法) là niềm tin cuộc sống của người Phật tử Phật Quang Sơn, cuộc sống có được tự do tự tại là một phẩm chất, nhưng cần phải có một nhân duyên tương ứng; Để có được kết quả cao đẹp bởi "Cuộc sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活), một trong những lý do quan trọng nhất, bởi phụ thuộc vào thái độ sống, tức là một cá nhân quan sát thế gian, tâm thái của con người và sự vật. 


Pháp sư Dương Phái Hân dùng những tấm gương trong cuộc sống và những điều cốt yếu trong Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân để hướng mọi người đến sự hiểu biết sâu sắc về Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại: "Không ngại khó nhọc" (不怕吃虧) siêng vun bồi phúc đức; "Hoán chuyển giữa Người và Ta" (人我互換) siêng vun bồi từ bi tâm; "tất nhiên là như vậy" (當然如此) đắc tự tại; "tận hưởng mọi điều tốt đẹp" (享有就好) thường an lạc hạnh phúc. 


Cư sĩ Ngô Lệ Hoa chia sẻ rằng, khi các chính phủ bắt đầu triển khai các biện pháp giãn cách xã hội và phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu tôi đã thầm hoan hỷ, bởi có cơ hội dành thời gian hơn ở tại tư gia, nhưng sau đó, tôi càng lo lắng về việc khi nào nó sẽ hoạt động bình thường trở lại, suy nghĩ cách quan tâm đến các hội viên đại chúng. Có thể thấy, dù các bạn có tự do trong đối mặt với công tác hoặc nhân sự hay không, bởi do tại tâm của các bạn chứ không phải hoàn cảnh bên ngoài. 


Cư sĩ Tào Phong Nham chỉ ra rằng, đối với mỗi sự kiện, mỗi sự tình, mỗi thứ đều khác nhau, chỉ cần họ biết vận dụng Phật pháp, và hoán chuyển tâm thái để nhìn mọi việc, tư tưởng thông suốt thì cuộc sống được tự tại. 


Pháp sư Như Am chia sẻ rằng, để đạt được sự tự do đích thực, giống những cây bonsai trong hoa viên phải trải qua sự thử thách bởi sự tỉa cành cắt nhánh liên tục, để có thể tràn đầy sức sống và nở hoa tươi đẹp hơn, tỏa ngát hương thơm. Cũng vậy, muốn có được cuộc sống tự do tự tại là do cá nhân mỗi người tu tâm dưỡng tính, trải nghiệm quá trình học Phật pháp, ứng dụng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân sẽ nhận ra rằng điều quan trọng nhất của cuộc đời là đạt được khả năng siêu việt chính bản thân.


Sau buổi tọa đàm, Pháp sư Như Am hướng dẫn mọi người thực hành "Tu trì Phật Quang Tam muội" (佛光三昧修持), và cùng nhau tĩnh tọa 5 phút, nguyện đem công đức hồi hướng đến pháp giới chúng sinh, thế giới hòa bình, người người đều được thân tâm tự tại!


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛光山人間通訊社)

 ***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2010(Xem: 11001)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8375)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8259)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 8943)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12185)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
30/09/2010(Xem: 8801)
Thí dụ là một thủ pháp nghệ thuật ngôn ngữ dùng một hình ảnh cụ thể hay một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề mới. Trong các thuyết giảng của Đức Phật, Ngài luôn có những hình ảnh thí dụ để minh họa cho giáo lý và pháp môn tu tập. Rõ ràng việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này làm cho nội dung thuyết giảng được giải bày cụ thể, trong sáng, súc tích và giúp cho người học đạo nhận thức được vấn đề một cách trực tiếp.
30/09/2010(Xem: 9607)
Phật giáo như ánh sáng mặt trời mà nhìn ánh sáng ấy, chúng ta chỉ có cặp mắt nhỏ hẹp. Tuy nhiên, một là tất cả, chúng ta có thể căn cứ một vài điều sau đây mà biết tất cả đặc điểm của Phật giáo. Thứ nhất, đặc điểm của Phật giáo là “y như sự thật”: Lý thuyết, phương pháp, kết quả đều hợp lý, đều như thật.
29/09/2010(Xem: 9744)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhập và tác động vào nền âm nhạc truyền thống...
29/09/2010(Xem: 8868)
Cà sa là biểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
29/09/2010(Xem: 9693)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]