Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời

01/12/202121:15(Xem: 7601)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời
Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-01
Namo Sakya Muni Buddha

Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời.


- Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc.

Thiền sư hỏi:
 “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.

Người phụ nữ chau mày suy nghĩ, rồi chắp tay đáp:
 “Bạch thiền sư, con u mê không hiểu Ngài đang muốn hỏi điều gì”.

Thiền sư mỉm cười, ôn tồn giảng giải:
“Ta hỏi đạo hữu về điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất, vì điều đó quyết định đạo hữu có được hạnh phúc của kiếp nhân sinh hay không.

- Người xem trọng danh tiếng, thể diện, sĩ diện của bản thân, thì sẽ bực tức, oán hận khi có ai đó hạ nhục, coi thường mình.
- Người xem trọng gia tài, lợi lộc, thì khi bị mất mát tiền của sẽ đau như cắt từng khúc ruột, tranh đấu mãi khiến thân thể hao mòn.
- Người xem trọng sắc đẹp, thì ắt sinh lo buồn ủ rũ khi nhan sắc tàn phai theo năm tháng.
- Người xem trọng tình cảm nam nữ, thì không tránh khỏi thất tình khi bị hờ hững, phản bội.
- Người xem trọng và sống hệ lụy tình cảm thân quyến, thì như ngọn cỏ trước gió, hễ người thân gặp phải chuyện gì thì chính mình cũng không gượng dậy được.  Không biết là, đạo hữu xem trọng nhất điều gì trong số đó đây?”.

Người phụ nữ như bừng tỉnh ngộ. Cô nhận ra mình đang xem trọng và ôm giữ tất cả những điều thiền sư vừa nói. Thì ra, những cái ấy chính là nguyên nhân cho nỗi bất an đeo đẳng suốt cuộc đời cô.

“Bạch thiền sư, cảm tạ ngài khai thị.
Vậy con phải xem trọng nhất điều gì thì mới có hạnh phúc của nhân sinh đây?”

Thiền sư mỉm cười, nhẹ nhàng đáp:
''Con ta, tài sản ta
Nghĩ thế, người ngu khổ
Chính ta còn chẳng có
Con đâu! Tài sản đâu!!''

(Kinh Pháp Cú 62)

“Thứ duy nhất mà Đạo hữu nên bảo vệ trên đời này chính là đời sống tâm linh và đạo đức. 
Người có đời sống tâm linh đạo đức thì không hốt hoảng khi mất tiền của, vì tiền của xét cho cùng chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì có thể dễ dàng tìm lại đươc, và dẫu có mất đi không hao tổn đến đức hạnh của anh ta.

Người đó cũng không bực tức khi bị sỉ nhục, không thất vọng khi bị lạnh nhạt, không bất an khi gia đình có chuyện chẳng hay, không lo buồn theo năm tháng, vì anh ta hiểu rõ rằng.. sỉ nhục, lạnh nhạt, hoạn nạn và tuổi già.. là những thứ nằm ngoài sự kiêm soát của anh ta, dù chúng có xảy ra cũng không động đến được đời sống tâm linh và đạo đức của anh ta.

Anh ta sẽ chấp nhận tất cả những thăng trầm thịnh suy của đời sống, vì bản chất của thế giới hiện tượng xưa nay vốn là như thế, anh ta sẽ cảm ơn khi bị người bôi nhọ, vì đó là cơ hội tốt để tu dưỡng đức hạnh.  Một người sống bình an giữa những biến động, được mất, vô thường, như vậy chẳng phải người có một nội tâm vững chãi và hạnh phúc hay sao?

- Hạnh phúc là khi biết Đạo rồi
Đôi bàn tay đã biết buông lơi.
Tám ngọn gió trần thôi vướng bận
Mặc nắng, mưa.. qua giữa cuộc đời..


- Kính chia sẻ hình ảnh khóa tu Một ngày An Lạc tại Tu viện Đại Bi do Đạo Tràng Thiền Sinh Sợi Nắng 
& chư Ni chúng TV Đại Bi tổ chức on weekend Nov 2021 -

Như Nhiên - TTT
Namo Buddhaya
__(())__
Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-02Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-03Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-04Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-05Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-06Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-07Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-08Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-09Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-10Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-11Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-12Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-13Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-14Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-15Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-16Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-17Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-18Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-19Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-20Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-21Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-22Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-23Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-24Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-25Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-26Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-27Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-28Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-29Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-30Ngam-lai-dieu-gi-ta-xem-trong-nhat-31
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2020(Xem: 7459)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra. Thơ là ngôn ngữ và thơ cũng là vô ngôn, là tịch lặng. Và là bên kia của chữ viết, bên kia của lời nói. Khi đọc xong một bài thơ hay, khi không còn chữ nào trên trang giấy để đọc nữa, chúng ta sẽ thấy thơ là một cái gì như sương khói, mơ hồ, lung linh, bay lơ lửng quanh trang giấy. Cũng như thế, Kinh Phật là thơ, là lời nói, là tịch lặng, là bên kia ngôn ngữ. Khi bài Tâm Kinh đọc xong, khắp thân tâm và toàn bộ ba cõi sáu đường đều mát rượi, ngấm được cái đẹp của tịch lặng ẩn hiện bên kia những chữ vừa đọc xong. Cội nguồn thơ, cũng là cội nguồn Kinh Phật, đó là nơi của vô cùng tịch lặng, một vẻ đẹp như sương khói phả lên những gì chúng ta nhìn, nghe, cảm xúc và hay biết.
20/12/2020(Xem: 6052)
Trong một thời khắc lịch sử, cả nước đã chứng kiến sự hội tụ của quá khứ, hiện tại và tương lai khi ba thế hệ của triều đại Wangchuck, Vương quốc Phật giáo Buhtan đến viếng thăm khu đất của Pungthang Dewachhenpoi Phodrang vào ngày hôm 16 vừa qua. Lễ Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan, được tổ chức bên trong Punakha Dzong “Cung điện Hạnh Phúc”, từng là nơi ngự của Lama Zhabdrung Ngawang Namgyel đáng tôn kính hơn 400 năm trước, người đã có công thống nhất Bhutan và làm nền tảng để đất nước này phát triển an bình, thịnh vượng cho đến ngày nay.
20/12/2020(Xem: 5454)
Matxcơva, ngày 15 tháng 12: Hội nghị Bàn tròn trực tuyến với chủ đề “Đối thoại các Tôn giáo trong Thế giới hiện đại, Dialogue of Religions in Modern World“ do Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Viện Nghiên cứu Học thuật về Cơ đốc giáo phương Đông (INaSEC) đồng tổ chức tại Khoa Tôn giáo và Thần học (FRT) thuộc Đại học Vrije Amsterdam và Đại học Chính thống Cơ đốc giáo, Nga nhân danh Thánh John Divine.
19/12/2020(Xem: 6197)
Cơ quan Chính quyền Trung ương Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen, vị học giả Phật giáo Tây Tạng đã viên tịch, xả báo thân tại tu viện Gaden Jangtse, miền nam Ấn Độ, theo truyền thông cho hay, Ngài đã “Chết lâm sàng” đến nay gần 1 tháng (26 ngày), nhưng thi thể vẫn không phân hủy. Theo báo cáo của Ban Tôn giáo và Văn hóa thuộc (CTA) cho thấy rằng, Tôn giả Geshe Tenpa Gyaltsen đã đi vào trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là thukdam (Tib: ཐུགས་ དམ་).
19/12/2020(Xem: 5366)
Tòa nhà Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan, thủ đô Thimphu, Bhutan. Hôm thứ Năm, ngày 10 tháng 12 vừa qua, cả hai Nghị viện Quốc hội Vương quốc Phật giáo Bhutan đã thông qua dự luật hợp pháp hóa các mối quan hệ đồng tính, biến Vương quốc Himalaya nhỏ bé trở thành quốc gia châu Á mới nhất thực hiện các bước, nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các mối quan hệ đồng giới. Trước đó, mục 213 và 214 của bộ Luật Hình sự Vương quốc Phật giáo này quy định xu hướng “Tình dục trái với tự nhiên”, được hiểu rộng rãi là đồng tính luyến ái – không được phép.
19/12/2020(Xem: 5182)
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, theo Bình Nhưỡng đưa tin (KCNA) – Trong số những Di sản Văn hóa quý giá đất nước Triều Tiên có “Cao ly Bát Vạn Đại Tạng kinh” (고려 팔만 대장경, 高麗八萬大藏經, 80.000 Wooden Blocks of Complete Collection of Buddhist Scriptures” được khắc mộc bản vào nửa đầu thế kỷ 11, triều đại Vương quốc Koryo (918-1392).
19/12/2020(Xem: 5106)
Lối xưa người đến dạo chơi, Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao. Thênh thang mây trắng hôm nào, Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.
13/12/2020(Xem: 6140)
Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Thánh Tăng Huyền Trang, The Life of Hsuan-Tsang”. Cư sĩ Samuel Beal sinh vào ngày 27 tháng 11 năm 1825, nguyên quán tại Greens Norton, một ngôi làng ở Nam Northamptonshire, Vương quốc Anh, vị học giả nổi tiếng Phương Đông học, vị Phật tử người Anh đầu tiên trực tiếp dịch những tác phẩm văn học Phật giáo từ tiếng Hoa sang Anh ngữ, ban đầy những ghi chép kinh điển Phật giáo, do đó góp phần làm sáng tỏ lịch sử Ấn Độ.
11/12/2020(Xem: 6169)
Phật giáo Hàn Quốc phải chịu đựng nỗi đau chưa từng có của “Pháp nạn 27.10” (10·27 법난, 十二七法難), nhưng chư tôn tịnh đức tăng già đã biến đau thương thành sức mạnh. Chẳng bao lâu, nỗi đau ấy đã thăng hoa thành động lực để sớm hồi sinh trong phúc lợi xã hội, và những thành tựu đáng kể bắt đầu đạt được trong các lĩnh vực xã hội dân sự, thông qua tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân quyền, giao lưu liên Triều (Nam Bắc Hàn) và phúc lợi xã hội.
11/12/2020(Xem: 5692)
Mối quan hệ giữa Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc được minh họa rõ nhất qua lời của tác giả, nhà báo, nhà sử học và nhà tây tạng học, Cư sĩ Claude Arpi, người Pháp, người đã viết một loạt các tác phẩm quan trọng về Tây Tạng, Ấn Độ và Trung Quốc, bao gồm “Số phận Tây Tạng: Khi Những Côn trùng lớn ăn thịt Côn trùng bé; The Fate of Tibet: When the Big Insects Eats Small Insects”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]