Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông điệp của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hội nghị COP26

12/11/202107:49(Xem: 6762)
Thông điệp của Đức Đạt-lai Lạt-ma về hội nghị COP26


dalai lama

 

Thông điệp của
Đức Đạt-lai Lạt-ma

về hội nghị COP26

 

            Tôi rất vui mừng được biết Hội nghị COP26  về tình trạng biến đổi khí hậu do Liên Hiệp Quốc tổ chức, nêu lên tình trạng khẩn cấp mà chúng ta hiện đang phải đối phó, sẽ được diễn ra tại thành phố Glasgow của xứ Scotland.

 

            Tình trạng khí hậu trên toàn thế giới ngày càng nóng là một hiện thực cấp bách. Trong số chúng ta không ai có thể biến cải được quá khứ, thế nhưng tất cả chúng ta tùy khả năng mình, đều có thể góp phần mang lại một tương lai tốt đẹp hơn. Thật vậy, chúng ta phải có trách nhiệm tạo ra một cuộc sống yên bình và an toàn hơn, cho chúng ta và hơn bảy tỉ người khác đang cùng sống với chúng ta hôm nay. Với tất cả niềm tin và lòng quyết tâm, chúng ta phải chăm lo không những cho sự sống của mình mà cả những người chung quanh mình.

 

            Tổ tiên chúng ta từng nhìn thấy địa cầu thật phong phú và xinh đẹp, ngày này nó vẫn là như vậy, và hơn thế nữa nó đã trở thành một ngôi nhà duy nhất chung cho tất cả chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ nó, không những cho riêng mình mà cho cả các thế hệ mai sau, kể cả vô số các loài sinh vật khác cùng chung sống với chúng ta trên hành tinh này.  

 

            Cao nguyên Tây Tạng, ngoài Bắc cực và Nam cực, là bồn chứa băng tuyết to lớn nhất, và thường được xem là "Cực Thứ ba". Tây Tạng là nguồn cung cấp nước cho một số sông to lớn nhất trên thế giới, trong số đó gồm có sông Brahmaputra, sông Hằng, sông Indus, sông Mê-kông, sông Salween, sông Hoàng hà và sông Trường giang. Các con sông đó là nguồn sống, bởi vì chúng cung cấp nước uống, dẫn nước vào các hệ thống thủy lợi, giúp việc canh tác và sản xuất thủy điện, cho gần hai tỉ người trên khắp các vùng Á châu. Nhiều băng hà trên Tây Tạng tan thành nước, các công trình xây đập và đổi hướng sông ngòi, kể cả việc phá rừng quy mô đã khiến các hậu quả tạo ra bởi thái độ tắc trách về môi trường, ngày càng lan rộng khắp nơi.     

 

            Ngày nay chúng ta cần phải nhìn vào tương lai, thế nhưng không phải với những lời cầu nguyện thúc dục bởi sự sợ hãi, mà bằng các hành động thực tế hơn, căn cứ vào các hiểu biết khoa học. Tất cả mọi sự sống trên hành tinh này đều liên hệ với nhau hơn bao giờ hết. Những gì mình làm đều ảnh hưởng đến những người cùng sống với mình, kể cả đối với vô số sinh vật và muôn loài cây cỏ.

 

            Chúng ta là con người, là các sáng tạo duy nhất có đủ khả năng tàn phá địa cầu, thế nhưng chúng ta cũng là loài hội đủ các khả năng to lớn nhất để bảo vệ nó. Chúng ta phải đương đầu với các vấn đề biến đổi môi trường qua một sự hợp tác toàn cầu nhằm mang lại

sự lợi ích cho tất cả mọi người. Chúng ta phải làm tất cả những gì mình làm được với khả năng mình. Dù chỉ là các hành động nhỏ nhặt hằng ngày, chẳng hạn như ý thức được cách tiêu dùng nước của mình cũng như những gì mà mình hiện đang có nhưng không cần đến, cũng đủ tạo ra các tác động nào đó. Chúng ta phải xem việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là thành phần trong cuộc sống thường nhật của mình, và phải học hỏi những điều khoa học dạy bảo mình.

 

            Tôi rất phấn khởi khi trông thấy các thế hệ trẻ đòi hỏi phải có các hành động cụ thể trước tình trạng biến đổi khí hậu. Điều đó mang lại cho tôi một niểm hy vọng nơi tương lai. Các sự cố gắng của những người trẻ tích cực thật hết sức chủ yếu, chẳng hạn như cô Greta Thunberg huy động quảng đại quần chúng nên lắng nghe và hành động đúng theo sự chỉ dẫn của khoa học. Quan điểm đó của họ rất thực tế, vì vậy chúng ta phải cổ vũ họ.  

 

            Tôi thường xuyên nêu cao tầm quan trọng của sự ý thức về tính cách nhất thể của nhân loại, điều đó có nghĩa là mỗi con người đều là thành phần trong chúng ta. Mối hiểm họa do thời tiết ngày càng nóng và tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, không hề giới hạn trong khuôn khổ quốc gia, mà liên hệ đến tất cả mọi người trong chúng ta.  

 

            Tất cả chúng ta đều phải đương đầu với tình trạng khủng hoảng đó, vì thế thật hết sức quan trọng là chúng ta phải hành động với tinh thần đoàn kết và hợp tác, hầu có thể giới hạn bớt các hậu quả gây ra bởi tình trạng đó. Tôi hy vọng và cầu mong những người lãnh đạo sẽ dồn mọi nỗ lực để tìm các biện pháp tập thể hầu đối phó với tình trạng khẩn cấp trên đây, đồng thời hoạch định một thời khóa biểu chính xác để mang lại sự thay đổi. Chúng ta phải hành động để biến thế giới này trở nên an toàn, xanh mát và hạnh phúc hơn.   

 

Với những lời nguyện cầu và những lời chúc tốt đẹp của tôi.

 

Dalai-Lama

 31 Tháng Mười 2021

 (HP chuyển ngữ)





🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
facebook

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 10797)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4395)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7248)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
29/10/2021(Xem: 3620)
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Phu nhân Tổng thống Hoa Kỳ, Hillary Rodham Clinton cho biết bà thường thực tập thiền định vào các khoảng thời gian giải lao trong suốt phiên điều trần ứng viên Tổng thống kéo dài 10 giờ liền.
16/10/2021(Xem: 6857)
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm - Bồ Đề Đạo Tràng & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa Hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình. (09 Oct 2021)
10/10/2021(Xem: 8899)
Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc theo định kỳ của bác sĩ đều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
09/10/2021(Xem: 5330)
Trong cuộc sống con người chúng ta thường có nhiều hơn nỗi sợ tồn tại cùng một lúc: sợ thay đổi, sợ thất bại, sợ sai lầm,sợ ma, sợ tình người vô cảm, sợ bị từ chối,… Có thể nói ...sợ hãi là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ của con người. Trạng thái này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm. Khác với sự lo lắng thông thường, nỗi sợ hãi thường khiến con người không giữ được bình tĩnh, run sợ không dám đối diện và vượt qua. Có những nỗi sợ hãi do tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài, tuy nhiên cũng có những nỗi sợ vô hình in sâu trong tâm lý, tiềm thức của con người, chỉ cần một tác động nhỏ của ngoại lực, sự sợ hãi sẽ bộc phát và gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc, hành vi của con người. Nỗi sợ thường xuất phát từ những áp lực ràng buộc con người
07/10/2021(Xem: 7731)
Mặc dù tình hình Dịch Covid tại Ấn Độ đã lắng dịu khá nhiều so với thời điểm nguy hiểm cách đây 3 tháng trước nhưng sự vân hành của nền kinh tế quốc gia vẫn còn đang tắc nghẽn, trì trệ do ảnh hưởng chung của nạn dịch toàn cầu. Trong tâm tình Hộ trì Tăng Bảo, san sẻ với chư Tăng tu hành nơi xứ Phật trong lúc còn nhiều khó khăn, vào sáng Chủ Nhật 03 Oct 2021 vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi cúng dường chư Tăng thuộc các truyền thống Phật giáo tại Bangladesh Monastery thuộc khu vực Bồ Đề Đạo Tràng Bodhgaya India với sự bảo trợ của chư tôn đức Ni và chư Phật tử 4 phương...
07/10/2021(Xem: 6014)
Dù tại gia hay xuất gia, chúng ta đến với đạo Phật nhưng chỉ biết những hình thức cúng kiến, lễ lạy, cầu nguyện mà thôi, không chịu tìm hiểu xem Đức Phật dạy những gì để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày, tìm hiểu xem đâu là chánh pháp, điều gì là Chánh kiến thì khổ đau vẫn hoàn đau khổ, theo đạo Phật như thế thì không lợi lạc gì bao nhiêu và.. có khác chi bao người không biết đến Phật Pháp?
06/10/2021(Xem: 5178)
Phần này bàn về cách dùng nghỉ (dấu hỏi)/nghỉ làm vào thời LM de Rhodes sang Á Đông truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Sau đó khoảng 2 TK, chữ nghỉ lại xuất hiện trong Truyện Kiều qua các dạng chữ Nôm và cũng là một chủ đề gây nhiều tranh luận cho đến ngày nay. Chủ đề này còn cho thấy một khuyết điểm của chữ Nôm là cách đọc không chính xác vì thiếu quy ước (chuẩn hóa): dấu hỏi (nghỉ) hay dấu ngã (nghĩ) khi đọc chữ 擬, 平 đọc là bình hay bằng (td. Cao Bằng, Quảng Bình), 化 đọc là hoa, hóa hay huế chẳng hạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]