Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết lý Giáo dục của Tôi

09/11/202122:15(Xem: 5637)
Triết lý Giáo dục của Tôi

Triết lý Giáo dục của Tôi
Triết lý Giáo dục của Tôi
(我的教育理念)

Gần đây, tôi đã nhận lời mời của đài truyền hình trực tuyến quốc nội "thử niệm" (此念) để chia sẻ về Triết lý Giáo dục “tăng trưởng cuộc sống" (生命成長), trong hàng loạt bài Triết lý Giáo dục của Tôi. Sau đây là nội dung của cuộc phỏng vấn.

Mục tiêu của giáo dục là ươm mầm nhân tài. Theo thuật ngữ hiện đại, là nuôi dưỡng các thế hệ trẻ có cả hai quyền lực cứng (hard power) và có quyền lực mềm (soft skill).

Quyền lực cứng đề cập đến tri thức, kỹ năng, thể lực, v.v., còn quyền lực mềm là giá trị về văn hoá, năng lực học tập, đạo đức nghề nghiệp, phát triển nhân cách, kỹ năng giao tiếp v.v.. Con đường sự nghiệp ban đầu của những người bình thường (career path), phụ thuộc vào quyền lực cứng như tri thức, trình độ học vấn và sự phát triển tương lai phụ thuộc vào kỹ năng mềm của họ.

Giáo dục gia đình và giáo dục hiện đại quá chú trọng nhiều đến việc đào tạo quyền lực cứng, thậm chí, một số phụ huynh còn sắp xếp một số lượng lớn các môn học ngoài giờ, khiến các em không đủ thời gian nghỉ ngơi. Mọi thứ trong cuộc sống đều do cha mẹ chi phối và quyết định, thậm chí có trẻ em không còn có quyền lựa chọn thời gian. Không thể tưởng tượng rằng, những đứa trẻ này sau khi lớn lên thường thiếu tính chủ động và sáng tạo; việc nhận thức về môi trường xung quanh rất kém và cảm thấy áp lực trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau.

Ngày nay các bậc cha mẹ tranh thủ mọi cách để con cái của họ giành chiến thắng ở vạch xuất phát, vì nghĩ rằng miễn là con mình có thể vào một trường học danh tiếng là đảm bảo cho sự thành công, sau khi lớn lên, chúng có thể dấn thân vào công việc chuyên môn và vươn lên trong cuộc sống. Hiểu như thế là bởi cha mẹ yêu thương con cái, nhưng tài năng thực sự là phải có phẩm cách cao thượng, giá trị quan và chính xác, năng lực tư duy độc lập, xúc giác nhạy bén, kỹ năng giao tiếp cao cấp, đồng cảm, v, v. Tất cả những điều nêu trên cần được trau dồi từ nhỏ, đặt nền móng, sau đó mới dần cải thiện.

Điều quan trọng nhất là đặt nền móng vững chắc cho phẩm đức của trẻ, để không đi vào con đường sai trái rồi hối hận quá muộn. Mẫu giáo và tiểu học là giai đoạn quan trọng để rèn luyện các kỹ năng mềm và hình thành các giá trị đạo đức, đừng sợ trẻ em mắc lỗi mà thay vào đó, hãy cho trẻ em không gian thử nghiệm và để trẻ em học cách đối mặt với sai lầm và tu chỉnh cải thiện.

Cha mẹ nên quan sát từ phía con cái mình thuộc hạt giống nào, tu dưỡng đạo đức và năng lực học tập, dạy dỗ phù hợp với tiềm năng của chúng để ươm mầm những tài năng thực sự, vì sự lợi ích cho sự phát triển của cá nhân và xã hội.

Mục tiêu của giáo dục lý tưởng là ươm mầm những nhân tài vừa có quyền lực cứng (hard power) vừa có quyền lực mềm (soft skill), vừa cương vừa nhu. Hãy bắt đầu tạo dựng nền tảng vững chắc khi chúng đang ở tuổi ấu thơ, đừng mù quáng đuổi theo quyền lực cứng và bỏ bê việc đào tạo kỹ năng mềm.

Đặc biệt các bậc cha mẹ cần quan tâm đến việc trao dồi cho trẻ em có hiểu đúng đắn về nhân sinh quan để các trẻ em có thể chủ động đối mặt và giải quyết những vấn đề khác nhau trong cuộc sống tương lai. Các bậc cha mẹ nên áp dụng một thái độ thuận "đạo pháp tự nhiên" (
道法自然), khoan dung với bên ngoài, và cư xử trước những cám dỗ, như "Đạo Đức Kinh" (道德經) thuyết rằng: "Vạn vật hoạt động mà vẫn im lìm; sống động mà không (đòi quyền) sở hữu; lao tác mà không cậy công; công thành mà không lưu luyến.." (萬 物 作 焉 而 不 辭, 生而不有, 為而不恃, 長而不宰, 功成而弗居!)

Tác giả: Phan Tông Quang

Biên dịch: Thích Vân Phong 

(Nguồn: 潘宗光教授網)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 20671)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 15245)
Bồ Tát Hạnh, bài giảng của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng (Giảng tại Khóa An Cư 2011, tổ chức tại Tu Viện Quảng Đức
11/04/2013(Xem: 35962)
Mùa an cư năm nay hai chú Sa Di Viên Từ và Minh Hạnh được phân công cúang cháo thí thực buổi chiều; nhiều Phật tử thắc mắc tại sao phải cúng cháo mà không cúng cơm hay cúng món gì khác; nên bài viết ngắn này hy vọng sẽ giải thích đôi điều về lễ nghi đặc biệt này.
11/04/2013(Xem: 21843)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 6872)
Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội. Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, ...
10/04/2013(Xem: 10033)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
10/04/2013(Xem: 9517)
Tôn Giáo đã xuất hiện trên quả địa cầu nầy đã từ rất lâu; nhưng để trở thành văn bản của một Tôn Giáo, có lẽ không quá 3.000 năm lịch sử. Vì trước đó, đa phần loài người trên quả địa cầu nầy chưa có chữ viết. Nếu có, chỉ là những lời nói trao đổi giữa người và người; chứ chưa biến thể thành chữ viết theo mẫu tự La Tinh hay các bộ chữ của Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 9107)
Để bày tỏ lòng thương chân thật đối với mọi người, chúng ta phải xoá bỏ sự thiên vị trong thái độ của chúng ta đối với họ. Ý nghĩ bình thường của chúng ta đối với kẻ khác luôn bị khống chế ảnh hưởng bởi những cảm xúc phân biệt và dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi với người chúng ta thương. Đối với những người lạ hay không quen chúng ta cảm thấy xa cách. Và đối với những kẻ chúng ta thù ghét, không thân thiện hay cách biệt, chúng ta cảm thấy ác cảm hay khinh miệt.
10/04/2013(Xem: 6751)
Muốn sống một cuộc sống đạo đức, trước tiên chúng ta nên nghĩ đến nhu cầu của người khác nhằm đáp ứng hạnh phúc của họ, có nhiều liên quan đến xã hội ngày nay. Nếu chúng ta tu sửa nội tâm, tự loại bỏ các ý nghĩ và tình cảm tiêu cực để xây dựng, chúng ta có thể thay đổi toàn thế giới.
10/04/2013(Xem: 7927)
Pháp giới bao la vô biên vô tận không thể nghĩ bàn, nhưng trong tất cả, pháp giới chỉ là cội nguồn tánh thể chân như; tánh đó hiện lên vô vàn hiện tượng, hóa thành vô số màu sắc, dệt thành hằng hà sa số thế giới không thể nghĩ bàn. Cũng vậy tính thể thanh tịnh, tính chất Thánh nhân chỉ là một, nhưng phương tiện nhân duyên hiển hiện lại mang đủ hình tướng hoạt động của hết thảy hình ảnh phàm nhân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]