Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một cuộc sống Đầy đủ và Hạnh phúc hơn

08/11/202116:44(Xem: 5272)
Một cuộc sống Đầy đủ và Hạnh phúc hơn



Phat thuyet phap-4
Một cuộc sống
Đầy đủ và Hạnh phúc hơn

(圓滿的人生)
Tác giả: Phan Tông Quang
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: 潘宗光教授網)
 



Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.

Đạo Phật chỉ ra rằng, sự hạnh phúc của con người không dừng ở sự thỏa mãn những đam mê vật chất, mà là sự bình an, thanh thản hồn nhiên nội tâm. Khi đã sinh ra thì không thể tránh khỏi tứ khổ sinh, già, bệnh, chết, dù có danh vọng tột đỉnh, quyền lực, cao sang đến mấy cũng không thể thay đổi quy luật cuộc sống vô thường này. Con người càng gần đến tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử, tâm người sẽ càng dao động, chẳng hạn như nghĩ đến cách đối phó với danh vọng và được tích lũy vàng bạc châu báu, tiền tài vật chất. Nói một cách tương đối, nếu một người sẵn sàng thanh thản hồn nhiên với cuộc sống đơn giản, cảm thấy thoải mái, đối mặt với cuộc sống tự do tự tại, thì đây chẳng phải là một cuộc sống hạnh phúc sao? Tất nhiên, đạo Phật không phủ nhận mọi người trong xã hội đều theo đuổi danh lợi, nhưng nhấn mạnh rằng phương pháp sinh kế phải đúng đắn (Chánh mệnh)*, ví dụ như việc thực thi pháp luật, không vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác, và có lương tâm trong sáng, điều này không làm ảnh hưởng đến sự thanh thản hồn nhiên nội tâm, và chúng ta phải đi xa hơn và sử dụng tiền tài sở hữu của mình để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Đạo Phật chú trọng đến tri kiến như thật, tức thông quan tu tâm dưỡng tính để chuyển hóa tam độc (tham lam, giận dữ và si mê), tư duy khách quan và cởi mở hơn, hiểu vấn đề rõ ràng hơn, tự trau dồi cho suối nguồn Từ bi tươi mát hơn, và ánh dương Trí tuệ ấm áp hơn, vì vậy, sự thật quang minh chính đại hơn, và cuộc sống an lạc hạnh phúc trọn vẹn.

Phương pháp tu tâm dưỡng tính rất đa dạng và phong phú, tóm lại khái quát pháp tu đạo Phật là Tam vô lậu học:

GIỚI: Dứt các việc Ác và tích cực tu Thiệp nghiệp;

ĐỊNH: Luôn thu phục tâm khỉ vượn luôn tung tăng với trần lao phiền não;

TUỆ: Luôn sáng suốt trong nhận định chính xác mọi vấn đề.

Trên thực tế, để xác định mục tiêu tương lai tốt hay xấu đều phụ thuộc và chỗ tạo nghiệp từ tâm thức của các bạn. Đạo Phật xác chứng rằng: cá nhân thực sự chứng nghiệm, đủ để ảnh hưởng đến mọi thứ, và cơ học lượng tử của vật lý hiện đại cũng đã xác minh sự thật này từ các thí nghiệm; Vạn vật trong vũ trụ ảnh hưởng lẫn nhau, vạn vật đều là kết quả của sự kết hợp giữa Nhân và Duyên, không có tính nhất định. Vì vậy, mọi người phải chăm chỉ làm việc và hợp tác với tâm lý đúng đắn để cải biến môi trường xung quanh các bạn; cho dù thị trường đang đối mặt với bao thử thách, hoặc kiến thiết thành công sự nghiệp, ngay cả đối với cuộc sống hạnh phúc, đạo Phật chủ yếu luôn dạy rằng, tri túc thường lạc, thường chiến thắng dục vọng, không thể để hạnh phúc nhất thời lừa dối các bạn.

Thân người hiếm có, Phật pháp khó gặp, nếu có duyên gặp Phật pháp thì nên tinh tấn tu tâm dưỡng tính, phát minh chân tâm, Phật tính nơi chính mình, nhận ra chân lý cuộc sống, làm cho cuộc sống cảm thấy thanh thản hồn nhiên, an lạc hạnh phúc và thoát khỏi luân hồi khổ.

*Chánh mệnh: Chánh mệnh là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. Người thực hành đúng Chánh mệnh sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác, không làm cho người và vật phải đau khổ vì nghề nghiệp của mình. Người thực hành Chánh mệnh sống một cuộc đời có ý nghĩa lợi mình, lợi người, xứng với bát cơm mình ăn, manh áo mình mặc chứ không ăn không ngồi rồi, sống bám vào người khác.

Người thực hành Chánh mệnh sống đúng Chính pháp, không mê tín dị đoan, và biết thân tứ đại vốn vô thường, nên lấy tịnh giới làm thể, lấy trí tuệ làm mạng, bỏ niệm vọng cầu, an vui với chính pháp.

Tác giả: Phan Tông Quang

Biên dịch: Thích Vân Phong

(Nguồn: 潘宗光教授網)

 



***
facebook
youtube




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 7275)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6866)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8129)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7823)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14675)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8564)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7782)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6952)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33381)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11526)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]