Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh thủ thời gian giãn cảnh vì Covid-19: Hãy tu theo Phật để chuyển họa thành Phúc

16/09/202120:53(Xem: 4502)
Tranh thủ thời gian giãn cảnh vì Covid-19: Hãy tu theo Phật để chuyển họa thành Phúc

stayhomecovid19

Tranh thủ thời gian giãn cảnh vì Covid-19

HÃY TU THEO PHẬT
Để CHUYỂN HỌA THÀNH PHÚC

Bài viết của Thầy Viên Thành
Diễn đọc: Cư sĩ Tường Dinh




Qua Covid-19, đến biến thể Delta, hoành hành khốc liệt, đã “minh bạch” nhiều vấn đề, khiến cho toàn thế giới suốt hai năm (2020-2021) phải chịu nhiều khủng hoảng về nhiều mặt và đầy hoang mang lo sợ. Các nhà khoa học cũng phải cuốn cuồng nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà lảnh đạo hàng đầu thế giới với binh hùng tướng mạnh, tiện nghi vật chất hiện đại, thực hiện nhiều biện pháp, nhưng cũng chưa có gì khả quan, hữu hiệu, để ngăn ngừa dịch bệnh, mà phải thực hiện với một “thông điệp” được lặp đi lặp lại: “Bịt miệng, thường rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới mong được an ổn.

Cách đây hơn 26 thế kỷ, sau khi chứng ngộ dưới gốc cây Bồ Đề tại Bodh Gaya, Đức Phật đã biết, nhìn thấy và hiểu tận tường sự vận hành của vũ trụ, nên bài Pháp đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển là Tứ Diệu Đế (TDĐ) (Khổ - Tập - Diệt – Đạo) đã nói rõ lên được thực tế của “trần gian” chúng ta. TDĐ chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau. Giáo lý này nêu lên nhân quả của thế gian và xuất thế gian, bao hàm đầy đủ cả hai mặt lý thuyết và thực hành. Đến giờ phút cuối cùng với Kinh Di Giáo, Đức Phật cũng muốn cho hàng đệ tử phải thông suốt và thực hành theo TDĐ. Trong đó việc “Quán chiếu nội tâm, triệt tiêu bản ngã, chuyển hóa nghiệp lực của mình” là căn bản, hành trì được như vậy, thì mới mong thoát ly sanh tử và diệt hết khổ đau.

Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật cũng đã chỉ rõ Phật tánh sẵn có trong từng người, hãy quay vào trong mà vận dụng. Nhưng con người ở “trần gian” này, quá nhiều “tham dục” luôn hướng ngoại tìm cầu, quên mất khả năng mầu nhiệm sẵn có, để mãi miết chạy tìm an lạc hạnh phúc nơi bên ngoài và thỏa mãn niềm vui qua tiện nghi vật chất hiện đại. Lấy những công trình to lớn, tầm cỡ hay những cơ sở vật chất được dựng xây lên quy mô, hoặc những thành tựu về mặt khoa học công nghệ, làm sự thành đạt hay sở đắc cho mình, để đánh mất tự thân mà phải nhiều lo toan, tính toán nhọc tâm khổ trí, luôn lăng xăng, bận rộn, chạy theo ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) và khai thác tận kiệt tài nguyên thiên nhiên cũng như sức lực con người, để cho quả địa cầu nầy phải nóng lên, môi trường ô nhiễm trầm trọng, tài nguyên cạn kiệt, thiên nhiên bị hủy hoại…sự sống bị đe dọa, cuối cùng Covid-19 và những biến thể (kẻ thù vô hình) phải ra đời, bắt mọi người khắp nơi trên toàn cầu dừng lại tất cả và phải “bịt miệng, rửa tay và ở yên một chỗ” thì mới hy vọng được an ổn phần nào!

Đức Phật thấy rõ sự “sanh, già, bệnh, chết” của cuộc đời, nên muốn xuất gia để tìm đường cứu độ, nhưng khi đòi hỏi Vua Cha giải quyết 4 điều làm sao cho:

  • Con trẻ mãi không già,
  • Con sống hoài không chết,
  • Con mạnh khỏe mãi không đau,
  • Và cho mọi người hết khổ.

Vua Tịnh Phạn không thể đáp ứng được, nên Ngài đành từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, để vào rừng tầm sư học đạo, rồi suốt sáu năm khổ hạnh rừng già, rốt cuộc Ngài cũng bỏ tất cả, để đến dưới gốc cây Bồ Đề “ngồi yên một chỗ” với quyết tâm 49 ngày đêm thiền định, từ đây Ngài đã tìm ra chân lý và suốt 49 năm lội bộ khắp Ấn Độ để hóa duyên truyền bá chánh pháp cứu độ chúng sanh, để lại một gia tài giáo lý đồ sộ và vi diệu, mà theo nhà Bác học Albert Einstein viết về Phật giáo như sau: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion)... Bao gồm cả thiên nhiên vật lý và tinh thần... Phật giáo bao gồm các thứ đó... Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo”. (The religion of the future will be cosmic religion... cover both the natural and spiritual... Buddhism answers this description... if there is any) religion that would cope with the modern scientific needs, it would be Buddhism).

 

Thông điệp của Đức Phật đưa ra: “Hảy buông xả tất cả, thực hành trung đạo, “ngồi yên một chỗ”, “thiền định”, “giác ngộ, bảo vệ thiên nhiên và hóa độ chúng sanh”.

 

Đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma, khi vào Trung quốc, nghe Lương Võ Đế có tâm phụng sự Đạo Phật, mời Ngài đến vấn đạo, Vua Lương Võ Đế hỏi: "Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?" Tổ Sư Đạt Ma đáp: "Không có công đức."

Đó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hữu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử. Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như thế là đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tâm đến vấn đề tu chứng. Nên Tổ thấy cũng khó độ, bèn bỏ vào núi Tung Sơn đến Chùa Thiếu Lâm “ngồi yên một chỗ” diện bích 9 năm và truyền pháp tu thiền, thành 5 nhánh Thiền tông rất phát triển tại Trung quốc.

Sau này Tổ Bồ Đề Đạt Ma muốn độ Ngài Huệ Khả, đang tìm pháp an tâm, Ngài cũng phải truyền đi một thông điệp: Hãy “Đưa tâm đây ta an cho” với mục đích, khiến Ngài Huệ Khả phải “Ngồi yên một chỗ, quay vào bên trong” thì mới có được tâm an, từ đó chứng đạo, thành Tổ thứ hai Thiền Tông.

Sang Việt Nam chúng ta, Vua Trần Thái Tông và Vua Trần Nhân Tông đều xem “ngai vàng là đôi dép rách” muốn hướng về con đường cao đẹp, nên cho Ngài Trần Tông theo học với Tuệ Trung Thượng Sĩ, một hôm Ngài hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ về tôn chỉ, Thượng sĩ đáp: “Hãy quay về tự thân, đó là phận sự chính, chứ không tìm ở đâu khác”. Trần Nhân Tông bừng tỉnh ngộ, bèn xốc áo, thờ làm Thầy. Sau này Ngài thành Tổ thứ nhất của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử và truyền pháp thiền của người Việt Nam. Ngài cũng truyền đi một thông điệp: “hãy ngồi yên một chỗ” mà “soi sáng lại chính mình” để thấy “…trong nhà có Phật, thôi tìm kiếm…”.

Suy nghiệm lại, suốt từ Phật đến chư Tổ, cũng đều dạy chúng ta, “hãy ở yên một chỗ” thì mới có được an ổn mà tấn tu, đạt thành chánh quả, hầu mới cứu độ chúng sanh được hiệu quả.

Loài người “Tìm gì giữa chốn trần gian,…dạ thưa tìm chút bình an đủ rồi”. Nhưng do “hướng ngoại tìm cầu” quan trọng ở những “tiện nghi vật chất” qua sự tiến bộ nhanh tột đỉnh của khoa học và các ngành công nghệ. Tìm bình an đâu chưa thấy, chỉ thấy bão lũ, sóng thần, động đất, cháy rừng…xảy ra liên tục, càng tìm kiếm, càng nhiều bất an và có nguy cơ bị hủy diệt sớm. Chừng đó cũng chưa thỏa mãn, muốn khám phá và chinh phục hỏa tinh, vũ trụ…rồi nghiên cứu và xử dụng “vi sinh học” để có thể gây chiến tranh “sinh học”, hầu thống lĩnh thế giới, mà Covid-19 là một điển hình cụ thể.

Để đối phó với Covid-19, các Vaccine ra đời. Khi có Vaccine khống chế Covid-19 thì biến thể Delta, Lambda, Kappa, rồi Delta plus, MU…sẽ còn khốc liệt hơn nhiều, điển hình là Do Thái (Israel) đa số đã chích hết liều 2, đang chích liều 3 tiến đến liều thứ 4, nhưng bây giờ dịch bệnh càng bùng phát thảm khốc. Đi tìm bình an, với tất cả sự tiến bộ của khoa học, nhưng cũng không ngăn ngừa được dịch bệnh, không có được chút bình an, tất cả đều do tìm ở bên ngoài, quên đi “bình an” hay “hạnh phúc” là ở bên trong, từ nơi tinh thần. Nên chỉ cần “ở yên một chỗ, thiền định và giữ tâm an tịnh” thì mới mong an ổn được phần nào. 

Theo thuyết duyên khởi của Đạo Phật:“Do cái này có mặt, cái kia có mặt, Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt, Do cái này sinh, cái kia sinh, Do cái này diệt, cái kia diệt”cho nên việc dùng bạo lực, nguyên tử, vật chất hay khoa học, để tiêu diệt lẫn nhau, thì không bao giờ được, chỉ kéo dài thêm oán hận, mà phải theo tinh thần như Đức Phật có dạy trong Kinh Pháp Cú rằng: "Đem thù đến trả thù, mình người đều đau khổ, tình thương xóa hận thù, an lạc tận ngàn thu".

Qua Covid-19 đã minh bạch nhiều vấn đề, bao nhiêu sự chết chóc hàng loạt một cách thê lương, khủng khiếp, chết mà người thân không dám lại gần và không được nhìn thấy mặt, cả một thời gian dài, không biết xác hay cốt nằm ở đâu, chết nhiều đến nỗi thiêu không kịp, phải quấn nilong bỏ vào đông lạnh… Cho nên nhìn theo góc độ tâm linh và thực trạng khốc liệt trong cuộc sống hiện nay, chỉ có Phước Đức mới hy vọng che chở được, nên mỗi chúng ta hãy thực hành theo lời Phật đã dạy: “Người nào muốn thoát khỏi thân bệnh, không bị tai nạn, và cầu mong cho gia nình được đầm ấm, yên vui, con cái hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, sống trong tình nghĩa yêu thương mặn nồng, tràn nầy hạnh phúc thì hãy sống trong MƯỜI ĐIỀU LÀNH”. Đến những nơi lan nhã, tránh xa những nơi ồn náo, giữ tâm an tịnh, qua việc đưa tâm về với thân trong hành trì các pháp tu, trở lại với chính mình: tụng kinh, trì chú, thiền định, theo dõi hơi thở, quán chiếu nội tâm, tạo nhiều phước thiện… Từ đó có được “tâm an tịnh, quốc độ sẽ tịnh theo” đặc biệt không gieo oan trái với ai, thì sẽ không bị đòi nợ, từ đây tự con người sẽ phát ra trường năng lượng tích cực và có thể tránh được điều xấu, những khó khăn hay bệnh tật, hầu có phước báu và điều kiện tu tập hướng thượng, đó mới chính là lo cho tự thân và phụng sự nhân sinh một cách đúng nghĩa.

Qua Covid-19 đã giúp cho nhiều người thấy rõ được sự vô thường của cuộc sống và nỗi khổ đau của cuộc đời, tất cả đều bỏ lại trần gian, không mang theo được gì cả, cái “hòm” bây giờ cũng không có được, một tiếng khóc tiễn đưa cũng lạnh tanh. Nhiều năm đầu tư công sức, trí tuệ và tài sàn lo xây dựng nên, chỉ một trận thiên tai, hay Covid hoành hành là mất đi tất cả, thì còn ham muốn gì nữa, mà không lo SÁM HỐI và TU HÀNH ?

Đất nước Bhutan nhờ ảnh hưởng và tu tập theo Phật giáo, thường hồi hướng công đức, làm điều thiện và cách sống hài hóa, bảo vệ thiên nhiên, cũng như vô cùng chan hòa giữa người với người, cho nên sẽ nhận được nhiều điều tốt. https://cafeland.vn/doanh-nhan/doanh-nhan/ghe-tham-dat-nuoc-duoc-menh-danh-hanh-phuc-nhat-the-gioi-nhan-ngay-quoc-te-hanh-phuc-25050.html

Bộ tộc Kogi tại Nam Mỹ với quan niệm sống hòa hợp với tự nhiên, con người trên trái đất mới trở nên khỏe mạnh và hạnh phúc, đặc biệt phải nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ hành tinh, bảo vệ chính cuộc sống con người chúng ta, thì mới hy vọng kiểm soát và khống chế được dịch bệnh. https://dulichvietnam.com.vn/kham-pha-bo-toc-kogi-tu-xung-la-anh-ca-cua-loai-nguoi.html

Trong toàn bộ giáo lý của Đạo Phật, không ngoài mục đích chỉ bày cho chúng sanh ‘Ngộ nhập Phật tri kiến” và thấy rõ được cuộc đời là “khổ, vô thường cũng như vô ngã” để mà lo TU hầu thoát ly sinh tử, mới mong chấm dứt vô thường và hết khổ.

Con người chúng ta, tạo hóa đã cơ cấu mọi bộ phận, với một hệ thống tự nhiên, mầu nhiệm và hoàn chỉnh nhất, để sinh tồn và phát triển, chúng ta có trách nhiệm phải bảo toàn và phát huy. Cho nên Covid-19 là HỌA cũng là một thách thức với nền khoa học hiện đại, nhưng cũng đã trả lại cho bầu khí quyển trong sạch, bắt con người sống chậm lại, là cơ hội để cho mọi người “Ở yên một chỗ” quay vào bên trong, phát huy khả năng sẵn có, hầu tự bảo vệ bản thân, cũng là bảo vệ cộng đồng tức là CHUYỂN HỌA, xây dựng tình thân, sống biết sẻ chia, đó là hạnh nguyện và cũng là công phu của những người Tu theo Phật, để được THÀNH PHÚC tức là thoát ly sanh tử hết khổ đau. Covid-19 đã hiển bày, luôn nhắc nhở phải thường “bịt miệng”, vậy chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không lo “tịnh khẩu” hầu chuyển hóa nghiệp lực và tinh tấn TU THEO PHẬT?

Chùa Pháp Hoa SA, ngày 11/9/2021
Thích Viên Thành
(Đánh dấu 20 năm sự kiện khủng bố 11/9 và ghi nhận sự hoành hành khốc liệt của Covid-19 trên toàn cầu, để cảm niệm, một lòng cầu nguyện và có sự quán chiếu mà sách tấn nhau tinh tấn tu tập, hầu thoát khỏi bạo lực và dịch bệnh
.




facebook-1
***
youtube

 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2018(Xem: 9175)
Audrey Hepburn; nữ tài tử Hollywood nổi danh ở thập niên 1950s, có vẻ đẹp thánh thiện với chiếc cổ thiên nga đã làm cho bao chàng trai mới lớn thời ấy từng ươm mơ dệt mộng. Tình cờ tấm ảnh của nàng đã xuất hiện trên mạng không khỏi làm nhiều người hâm mộ xúc động trước sự tàn phá của thời gian.
31/03/2018(Xem: 6964)
Sống để gặt những gì mình đã gieo và gieo tiếp việc thiện, tích cực tu tập để tiến hóa, có những tái sinh ngày càng tốt hơn, cuối cùng đạt quả vị giải thoát, đi đến chấm dứt sinh tử luân hồi. Đạo Phật tóm gọn trong mấy chữ nhân quả, thiện ác mà thôi. + Chúng ta có tái sinh, có kiếp trước và kiếp sau không? Có rất nhiều câu chuyện trên khắp thế giới về những người chết đi sống lại kể về linh hồn, những người nhớ về kiếp trước của mình như những vị Lạt Ma Tây Tạng, nhà ngoại cảm giao tiếp với linh hồn để tìm được rất nhiều ngôi mộ, v.v Con người được sinh ra từ những nghiệp tốt và xấu mà mình đã gieo từ vô số kiếp. Trong đời này ta buộc phải nhận quả. Để giảm thiệt hại từ những quả xấu và tăng cường quả tốt thì cần phải làm lành lánh dữ việc xấu dù nhỏ cũng không nên làm còn việc thiện dù nhỏ mấy cũng cố gắng làm. Phật nói số người được tái sinh làm người hoặc chư Thiên (thần thánh) nhiều như 2 cái sừng trên đầu con bò, còn số người sinh vào cõi khổ (rơi vào địa ngục, hóa thành
16/03/2018(Xem: 12575)
Video pháp thoai: Kinh Pháp Cú Phẩm Già 01 HT Thích Minh Hiếu giảng 11-03-2018
08/03/2018(Xem: 7833)
Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn. Tôi nghĩ , như một dấu hiệu của tôn trọng, tôi sẽ đứng để nói chuyện. Cách ấy, tôi cũng có thể thấy thêm những khuôn mặt. Tôi thường diễn tả tất cả chúng ta như những anh chị em. Chúng tađều là những con người giống nhau ở trình độ nền tảng. Chúng ta giống nhau từ tinh thần, cảm xúc, đến thân thể. Ở trình độ vật lý, có những khác biệt nhỏ, như độ lớn của lổ mũi. Lổ mũi của tôi được xem như là một cái mũi lớn. Tôi không nghĩ nó là một cái mũi lớn. Cho nên đó là điều quan trọng. Chúng ta phải nhận ra mỗi người khác như một con người – không có gì khác nhau. Rồi thì, ở trình độ thứ hai – vâng, có những khác biệt về tín ngưỡng, khác biệt về màu da, khác biệt về quốc gia. Tôi nghĩ, ngày nay vấn nạn mà chúng ta đang đối diện là chúng ta nhấn mạnh quá nhiều về tầm quan trọng ở trình độ thứ hai, quên lãng rằng ở trình độ thứ nhất thì chúng ta là những con người giống nhau.
07/03/2018(Xem: 8129)
Lại ngày 8 tháng ba. Mấy ngày nay đã thấy những email, những lời chúc đầy hoa trên mạng để chúc mừng ngày này. Trước 75, hình như ngày này chẳng ai biết tới. Những ngày tháng ba những năm ấy hoặc Lễ Hội tưởng niệm Hai Bà Trưng (6 tháng hai âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), có ai để ý ngày 8 tháng 3. Thời ấy, đa số phụ nữ trong nam ở nhà lo cho con cái, nếu có đi làm hay ra buôn bán thì trong gia đình vẫn người chồng là trụ cột.
03/03/2018(Xem: 18409)
Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.
28/02/2018(Xem: 8446)
Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ mình kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người không được bao nhiêu mà nghĩ mình làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn. Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô hình nhưng lại mượn cái hữu hình để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đình, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hãnh tiến, tự tin, tự mãn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người bình thường thì chỉ gây khó chịu, hoặc làm trò cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; còn như cố gắng giành lấy trách nhiệm lãnh đạo tập thể nữa thì mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một
28/02/2018(Xem: 11997)
Why is Buddhism so diverse ? Andrew Williams, I think we can all agree that the reason for the many diverse traditions and paths within Buddhism is that all sentient beings, in one way or another, are different, both mentally and physically, and therefore each individuals needs are also different. The Buddha explained that we sentient beings all have different and limited levels of understanding of this or that, and even if we focus on the very same thing, we will perceive it according to our own perspective. From our own limited viewpoint. We tend to perceive things and others based on our own preconceived ideas and past experiences. It's as if we judge the whole ocean based on the small part of the ocean that we may think we know. The whole sky based on a few clouds.
28/02/2018(Xem: 10391)
Bản Chất của Giáo Dục Đạo Đức Xã Hội_Bạch Mã
20/02/2018(Xem: 10016)
Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. Sau đây là chuyện cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]