Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 1 - Câu 01 đến câu 19

19/08/202119:00(Xem: 3916)
Bài 1 - Câu 01 đến câu 19

225 Câu trích dẫn giáo huấn

của Đức Đạt-lai Lạt-ma

His-Holiness-Dalai-Lama-111

Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

       Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề:

 

1- Tình thương yêu

2- Tiền bạc

3- Hạnh phúc

4- Lòng tốt

5- Sự đổi thay

6- Sự giận dữ và xung đột

7- Lòng từ bi

8- Các thể dạng tâm thần

9- Nhân loại

10- Sự u mê

11- Thế giới nội tâm

12- Hòa bình

13- Sự liên hệ giữa con người.

14- Tôn giáo

15- Trí tuệ

16- Tự biến cải chính mình

17- Khổ đau

18- Tâm linh

19- Sự sống

20- Bạo lực

21- Các câu trích dẫn khác của Đức Đạt-lai Lạt-ma

 

 

Bài 1

 

Câu 1 đến câu 19

***

 

1) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tình thương yêu

 

Câu 1

Người ta có thể không cần đến tôn giáo,

nhưng không thể thiếu tình thương và lòng từ bi.

 

Câu 2

 

Hãy tặng những người mà mình yêu quý đôi cánh để bay bổng,

cội rễ để trở về nguồn,

và lý trí để dừng lại.

 

Câu 3

 

Nuôi dưỡng các cảm tính thương yêu không những sẽ làm gia tăng sức mạnh cho cơ thể,

mà cả sự thăng bằng cho xúc cảm.

 

Câu 4

 

Chỉ có thể làm tắt được ngọn lửa của hận thù bằng tình thương yêu,

và nếu ngọn lửa không tắt thì đấy có nghĩa là tình thương yêu chưa đủ mạnh.

 

Câu 5

 

Bạn không nên quên là sự giao du tốt đẹp nhất

là sự giao trong đó tình thương yêu mà người này dành cho người kia

vượt cao hơn nhu cầu mà bạn chờ đợi nơi người kia.

 

Câu 6

 

Thật hết sức chủ yếu phải dành cho sự đổi thay một vị trí quan trọng

trong sự giao du với kẻ khác.

Đó là sự chuyển tiếp thay cho những khúc quanh cần thiết,

giúp cho tình thương đích thật trưởng thành và nẩy nở.

 

Câu 7

 

Nếu muốn giúp mình biết yêu thương một người nào đó,

thì điều hết sức quan trọng là phải biết tự đặt mình vào vị trí của kẻ ấy

để suy nghĩ về cách mà mình sẽ phải làm thay cho kẻ ấy.

 

Câu 8

Bạn sẽ có thể tạo cho mình một cung cách hành xử đúng đắn với các kẻ khác,

bằng sự khả ái, tình thương yêu và sự kính trọng,

dựa vào sự ý thức sâu xa về tính cách nhất thể giữa tất cả mọi con người.

.

 

Câu 9

 

Thiếu tình thương chúng ta không thể sống còn.

Con người là những chúng sinh sống tập thể.  

Cảm thấy mình được quan tâm bởi kẻ khác,

chính là căn bản của cuộc sống tập thể trong xã hội.

 

 (trích trong quyển Le Petit livre de la sagesse du Dalai -Lama / Quyển sách nhỏ về trí tuệ của Đức Đạt-lai Lạt-ma, tr. 60, tác giả Bernard Baudouin, nxb Presses du Chatelet, 2002 sách gồm chung 365 câu trích dẫn).

 

Câu 10

 

Với các kinh nghiệm hạn hẹp của cá nhân tôi,

tôi khám phá ra một điều là sự trong sáng nội tâm ở cấp bậc cao nhất của nó,

phát sinh từ sự tỏa rộng của tình thương yêu và lòng từ bi.

Nếu càng quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác ,

thì các cảm tính an vui bên trong chính mình cũng sẽ càng trở nên sâu đậm hơn.

 

Câu 11

 

Chúng ta hãy suy nghĩ xem tình thương mến tự nhiên,

giữ một vai trò quan trọng đến mức độ nào

trong cuộc sống của chúng ta từ khi mới lọt lòng.

Thiếu tình thương đó chúng ta nào có còn sống đến ngày nay.

Hãy nhìn lại xem mình sẽ cảm thấy an vui đến mức độ nào,

khi được bao bọc bởi tình thương của những kẻ chung quanh.

và cả những lúc mà mình bộc lộ tình thương của mình đối với kẻ khác.

Ngược lại, mình sẽ cảm thấy đớn đau như thế nào

mỗi khi sự giận dữ và hận thù tràn ngập mình.

 

2) Các câu trích dẫn của Đức Đạt-lai Lạt-ma về tiền bạc

 

Câu 12

 

 Người ta không thể nào sống mà không có tiền,

thế nhưng không phải vì vậy mà đặt đồng tiền lên trên tất cả.

 

Câu 13

Quả khó cho tôi hiểu được con người.

Suốt đời tiêu hao sức khỏe để kiếm đồng tiền,

sau đó thì lại phải dùng đồng tiền để phục hồi sức khỏe.

 

Câu 14

 

Chúng ta cố tìm mọi cách mang lại cho mình an bình và hạnh phúc

bằng đồng tiền và quyền lực,

thế nhưng tất cả các thứ ấy chỉ là những gì thuộc bên ngoài chúng ta.

Trong khi đó sự an bình đích thật và sự trong sáng

chỉ có thể phát sinh từ bên trong chính mình.

 

(sự an bình và trong sáng trong nội tâm không thể mua được bằng đồng tiền)

 

Câu 15

 

Cuộc khủng hoảng [kinh tế] bất ngờ ngày nay

phải chăng là một bài học giúp chúng ta hiểu rằng nên bắt đầy suy nghĩ

về các giá trị khác hơn của con người,

không nên chỉ biết nhìn vào đồng tiền.

 

Câu 16

 

Khi bạn giúp đỡ một nguời nào đó,

thì không nên chỉ biết tìm cách giải quyết các vấn đề cấp bách của họ.

Chẳng hạn như đem tiền biếu họ,

mà còn phải tạo cho họ các phương tiện giúp họ giải quyết các khó khăn của họ.

 

Câu 17

 

Chúng ta không cần phải có thật nhiều tiền,

cũng không cần phải đạt được thật nhiều thành công và danh vọng,

Chúng ta cũng không cần phải có một thân thể hoàn hảo

hay một người bạn đường lý tưởng.

Ngay trong lúc này chúng ta đã có sẵn một tâm thức,

và tâm thức tự một mình nó cũng đủ để thay thế cho tất cả những gì

mà chúng ta nghĩ rằng phải cần đến để mang lại cho mình hạnh phúc.

 

Câu 18

 

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất đối với người Tây phương

là họ phung phí sức khỏe để kiếm tiền,

và sau đó thì dùng đồng tiền kiếm được để phục hồi sức khỏe cho mình.

Cố gắng lo cho tương lai, họ quên mất là phải sống trong hiện tại,

Chính vì thế nên họ không sống trong hiện tại, và cũng chẳng sống trong tương lai.

Họ sống như không bao giờ phải chết,

và chết như chưa bao giờ được sống.

 

Câu 19

 

Người ta hoàn toàn sai lầm khi cho rằng hạnh phúc

là cách chiếm giữ những gì tốt đẹp nhất

bất chấp những sự thiệt thòi gây ra cho kẻ khác.

Thiếu lòng vị tha sẽ tạo ra mọi sự nghi kỵ và xáo trộn gia đình,

đưa đến tình trạng cô đơn.

Khi nào hiểu được sự bám víu và chiếm giữ của cải vật chất

sẽ làm gia tăng lòng ích kỷ của mình,

thì khi đó chúng ta tất sẽ phải hiểu rằng không nên hướng ra bên ngoài quá đáng.

 

(trích trong quyển Mon autobiographie spirituelle / Tự thuật về cuộc đời tu tập của tôi, nxb Poche, 2010).

 

Bures-Sur-Yvette, 17.08.21

Hoang phong chuyển ngữ

 

(còn tiếp)



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2013(Xem: 13506)
Chẳng là một tối nọ tình cờ tôi xem được đoạn phim Nghịch Duyên của hãng phim Mã Lai, tả một câu truyện có thật xảy ra tại Trung Quốc từ thời xa xưa nào đó. Nhân vật chính chỉ có hai người là Chàng và Nàng, hay anh Chồng và chị Vợ, họ lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Vợ chồng sống khá hạnh phúc với nghề bán rau cải tươi ngoài chợ. Cho đến một hôm chị Vợ nghe được một bài Pháp của một vị Hòa Thượng giảng về công năng của câu Niệm Phật sẽ được vãng sanh.
19/09/2013(Xem: 9118)
Hôm nay đạo tràng chùa Linh Thứu hân hoan đón chào phái đoàn Phật tử từ các nơi trên thế giới, đổ dồn về dự buổi Huân Tu Phật Thất do Thầy Hạnh Tấn hướng dẫn. Này nhé! Thầy Tâm Ngoạn một du Tăng đến từ Nam Cali xứ Cờ Hoa, Thầy Hạnh Tấn của chúng ta như các bạn đã biết,
18/09/2013(Xem: 11204)
Các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tìm cách ứng dụng sự thực tập chánh niệm và thiền định vào hoạt động của mình để có được hạnh phúc và sự phát triển bền vững. (Được chuyển ngữ từ bài viết “Google seeks out wisdom of Zen Master Thich Nhat Hanh” của tác giả Jo Confino đăng trên tờ The Guardian ngày 5/9/2013).
17/09/2013(Xem: 24486)
Trong khuôn khổ của chương trình Giáo dục thường xuyên thuộc ngành y (Continuing Medical Education) của Viện đại học Harvard. Được tổ chức bởi Trường đại học Y khoa Harvard (Harvard Medical School) mà đứng đầu là các Giáo sư danh tiếng như: Christopher Germer, Judy Reiner Platt và Ronald D. Siegel vào các ngày 11 và 12 tháng Chín 2013 tại thính đường lớn của Boston Park Plaza Hotel, với một ban Giảng huấn hùng hậu gồm 14 vị Giáo sư đứng đầu là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, sau đó mới tới các vị Giáo sư danh giá như: Lilian Cheung, Alice Domar, Elissa Ely, Christopher Germer, Devon E. Hinton, Judith V. Jordan, Jon Kabat-Zinn, David Leisner, Judy Reiner Platt, Susan M. Pollak, Ronal Siegal, David A. Sieberweig và Barent Walsh.
17/09/2013(Xem: 8998)
Vầng trăng ai xẻ làm tư. Nửa in Bút Nữ, nửa soi gầm giường. Ai bảo Hoa Lan không biết làm thơ ? Không, cô nàng ngoài tài viết văn quyến rũ độc giả đưa vào mê hồn trận với những mối tình A Còng và Nghịch Duyên, cũng biết xuất khẩu thành thơ đấy. Nhưng thơ của nàng thì ôi thôi chẳng ai chịu nổi cả vì chỉ toàn đi chôm thơ của người khác rồi cải biên, tân trang lại cho đúng vần đúng điệu và cuối cùng nhận là thơ của mình.
17/09/2013(Xem: 9280)
Cuối cùng ngày mong đợi cũng đến: Hành hương Tích Lan 02.07.2011 - 14.07.2011. Từ Thụy Sĩ xa xôi, một mình lẻ loi như cánh chim lạc đàn, tôi tìm về tổ ấm nhập đàn cùng thầy, bạn, những người quen và những người chưa quen ở Đức. Một chuyến đi xa, hành hương đến một nước xa lạ chưa hề nghĩ có ngày đặt chân tới, tôi háo hức như đứa trẻ sắp được mặc áo mới, hay cô dâu sắp về nhà chồng. Chuyến bay cất cánh từ phi trường Frankfurt Đức quốc lúc 22.40 thuận lợi cho tôi đủ nhân duyên để tham dự chuyến hành hương này.
16/09/2013(Xem: 7699)
Vấn đề tôi nói hôm nay là một chữ XẢ. Quí vị biết ngược với xả là gì không? Là cố chấp, nắm chặt. Cố là chặt, chấp là nắm; cố chấp là nắm chặt. Khác với nắm chặt là buông bỏ.
16/09/2013(Xem: 8744)
Hồ Bodensee tiếp giáp ba nước Áo, Đức, Thụy Sĩ vẫn còn đó, nhà Thi Thi ( Thi Thi Hồng Ngọc ) vẫn còn kia, trái đất tròn vẫn luôn tròn không méo, cho nên, chúng tôi hẹn gặp lại nhau không khó.Chỉ khó chăng tại lòng người “đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông „.Vâng, đúng vậy, tôi đã lừng khừng nửa muốn nửa không, ngán ngẫm khi nghĩ phải lủi thủi kéo valy một mình dù đoạn đường không dài, chỉ hai tiếng xe lửa từ nhà tôi qua Thi Thi rồi đến tu viện Viên Đức.
13/09/2013(Xem: 13411)
Mỉm cười không mệt, giận hờn mới mệt Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]