Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Nào Là Tướng Biết Và Tánh Biết ?

15/08/202111:09(Xem: 7364)
Thế Nào Là Tướng Biết Và Tánh Biết ?

Buddha-325
Thế
nào là

TƯỚNG BIẾT VÀ TÁNH BIẾT ?

-----------------

Thích Nữ Hằng Như

 

                                                 I. DẪN NHẬP

Là người hay là thú, sinh ra đời nếu bộ não bình thường thì tất cả đều có cái biết. Biết đói, biết no, biết khát, biết nóng, biết lạnh, biết thiếu, biết đủ v.v…  Tâm trí loài vật, có nhiều loài khá khôn ngoan, nhưng khôn ngoan cách nào cũng không bằng con người.

Khi còn nhỏ cái biết của con người rất hạn hẹp. Khi lớn lên cái biết dần mở rộng, nhờ học hỏi từ môi trường gia đình, học đường, xã hội. Tùy theo căn cơ mà có người thông minh học một biết mười, có người kém thông minh chậm hiểu. Nhưng dù cái biết của người thông minh hay cái biết của người kém thông minh thì đó cũng là cái biết cần thiết cho đời sống.

Trong nhà Phật, quan niệm  mỗi con người có tới hai thứ biết. Một thứ  là “biết có lời” là cái biết người ta thường xuyên xử dụng suy nghĩ hằng ngày. Đó là cái biết do học hỏi, do kinh nghiệm mà có. Những kinh nghiệm này được cất giữ trong ký ức, khi gặp cơ hội thì nó trồi lên tạo thành cái biết của quá khứ, định danh liền cho đối tượng. Cái biết trong hiện tại là cái biết của ý thức, khi đối diện với đối tượng trước mặt là nó biết phân biệt, so sánh đưa đến cảm thọ thích hay không thích, dẫn đến tưởng tượng những chuyện chưa xảy ra. Tất cả những cái biết này do bản ngã tức “cái Ta” làm chủ. Kinh Kim Cang gọi đó là cái biết của “tâm ba thời”. Tâm ba thời là tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Tóm lại, cái biết này không hoàn toàn chính xác vì nó lấy tin tức từ cái biết quá khứ để so sánh phân biệt rồi đưa đến suy luận viễn vong về đối tượng nên bị xem là cái biết của Vọng tâm, gọi là Tướng biết.

Một thứ biết khác là “biết không lời” ai cũng có. Đó là cái biết lặng lẽ, chân thật, đối tượng như thế nào biết như thế đó. Đây là cái biết của người tu tập, bước được vào dòng Thánh, là cái biết của Chân tâm, gọi là Tánh Giác.

 

                                                          II. TƯỚNG BIẾT

Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, tâm người nhìn như thế nào sẽ thấy cảnh vật như thế đó. Chẳng hạn như trong lúc tâm người đó đang chán nãn buồn rầu, nhìn cảnh giới bên ngoài thấy hoa Xuân nở rộ, gió Xuân mát mẻ, cảnh sắc hài hòa, người người vui vẻ, nhưng đối với người này thì lại thấy cảnh trời ảm đạm không vui. Như vậy cảnh vật bên ngoài bị thay đổi qua tâm trạng vui buồn của bản ngã, giống như cái nhìn của người đeo kính màu. Mang kính màu vàng thì thấy cảnh sắc màu vàng, đeo kính màu xanh thì nhìn thấy cảnh sắc chan hòa một màu xanh. Tâm trạng buồn thì thấy cảnh vui thành buồn. Tâm trạng vui thì dù cảnh buồn cũng cảm thấy vui. Cái thấy biết trôi theo tánh khí vui buồn của bản ngã nên bị xem là cái thấy biết ảo, giả dối, không trung thực.

Lại nữa, khi mắt nhìn thấy một sự vật cụ thể, thí dụ như bình hoa, thì cho thêm quan điểm cũng như sự hiểu biết của mình vào bình hoa đó. Chẳng hạn như cho rằng bình hoa này không đẹp, dáng vẻ thô kệch, đáng lẽ người chế tạo bình hoa phải làm như thế này, điều chỉnh như thế kia thì đẹp hơn v.v…  Như vậy cái thấy biết này, bị những tư tưởng hay kiến thức của người nhìn biến đổi sự vật thành ra cái khác không đúng với cái đang là của nó. Bản chất thực của nó không có tên gọi là bình hoa, cũng không đẹp không xấu, không nặng không nhẹ, nó là nó thôi! Ngược lại người nhìn, định danh cho nó một cái tên là bình hoa,  thắc mắc bình hoa nên là thế này, phải là thế kia, tưởng là thế nọ… thì tốt hơn!

Thấy biết các pháp qua xúc cảm buồn vui hay kiến thức sẵn có chỉ là cái thấy biết một cách tương đối. Bởi vì thực chất pháp tự nó là nó. Tên gọi hay hình dáng,  màu sắc, nặng nhẹ, đẹp xấu… là do người đời đặt cho. Những gì người đời đặt cho hay gán ghép vào cho hiện tượng vật chất, thì đó chỉ là quy ước do con người chế định. Đã là pháp chế định thì mỗi nơi mỗi quan niệm khác nhau. Cái nhìn, cái thấy biết này thay đổi tùy nơi, tùy vùng và tùy người. Người tu thiền định thì gọi cái thấy biết này, là cái thấy “biết có lời” tức biết qua học hỏi, suy nghĩ của người thế gian. Nó sẽ thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh, nên trong nhà Phật xếp nó là cái biết thuộc tục đế.

Khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thấy biết liền, gọi là: nhãn thức, nhỉ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Cái thấy biết ngay tức khắc này là cái lóe sáng biết đầu tiên khi giác quan tiếp xúc đối tượng, là cái thấy biết của Tánh giác gọi là Tánh biết (giác tri). Nhưng Tánh biết nhanh chóng bị ý niệm, khái niệm, quan niệm, tư tưởng, kiến thức của bản ngã che lấp trở thành cái biết của thọ tưởng trong kinh gọi là Tưởng tri và cái biết của ý thức trong kinh gọi là Thức tri. Cả Tưởng Tri và Thức Tri gọi chung là Tướng Biết.

 

III. TÁNH BIẾT

Người có tu tập khi tiếp xúc đối tượng, họ nhìn thẳng vào cái đang là của đối tượng, chứ không soi mói tưởng tượng, định danh, đo lường gì về đối tượng đó cả. Cái thấy biết này không có ý căn, ý thức hay trí năng xen vào cho nên không có tên gọi, không có so sánh, phân biệt, khen chê, thương ghét, không áp đặt một ý niệm,  một khái niệm hay tưởng tượng gì lên đối tượng đó. Có đối tượng là sự vật cụ thể trước giác quan hay không có đối tượng trước giác quan thì Tánh biết vẫn biết.    

Tánh biết (bodhi) là cái biết lặng lẽ, tức khắc không qua suy nghĩ, là cái biết bẩm sinh, không lời. Khi buông bản ngã xuống, nghĩa là khi Tưởng tri và Thức tri yên lặng, tâm định tĩnh không còn dao động, thì ngay khi đó Tánh biết xuất hiện.    

Lưu ý, Tánh biết là cái biết trong sáng khách quan, khi giác quan tiếp xúc với đối tượng, chứ không phải là giác ngộ. Nhưng Tánh biết chính là nền tảng của trí tuệ, đưa tới giác ngộ. Trong kinh thường mô tả hành giả tu tập đúng pháp sẽ chuyển Thức thành Trí (nãna), tức chuyển cái biết của tâm phàm phu sang cái biết của tâm bậc thánh.  Trí hay tri có nhiều cấp bậc như Tưởng tri, Thức tri, Thắng tri, Tuệ tri và Liễu tri. Liễu tri là sự thấy biết của chư Phật và các vị đã giác ngộ.

Tìm hiểu thêm về Tánh biết, chúng ta cùng đọc lại đoạn kinh ngắn, đức Phật giảng cho ông Bàhiya trong bài “Kinh Bàhiya” do cố Hòa Thượng Minh Châu chuyển dịch từ tiếng Pãli sang tiếng Việt. Chúng ta chú ý đến chỗ thấy biết của các Tánh thấy, nghe, xúc chạm và nhận thức như sau: “Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri”. Như vậy, này Bàhiya, ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiya, ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ”. (hết trích)

Trong lời kinh này, chúng ta thấy đức Phật dạy ông Bàhiya bài học liên hệ đến “Tánh biết” qua mắt thấy, tai nghe, thân xúc chạm và nhận thức (thức tri). Khi mắt thấy đối tượng, biết ngay tức khắc, mà trong đầu hoàn toàn im lặng, không có cái “Ta” nhảy ra phân biệt so sánh. Khi nghe âm thanh, chỉ biết nghe, không suy luận về nội dung âm thanh nghe. Khi xúc chạm (thọ, tưởng) chỉ có tánh xúc chạm không có diễn dịch gì trong đó. Trong cái thức tri sẽ chỉ là cái thức tri. Nghĩa là khi nhận thức điều gì về đối tượng, giữ nguyên trạng thái nhận thức không thêm bớt gì vào nội dung của nhận thức đó.

Sau cùng, Phật dạy nếu ông Bàhiya thành tựu được bốn trạng thái này thì ông không là chỗ ấy, ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa.  Tại sao thế? Đó là nếu ông Bàhiya hành trì đúng lời dạy của đức Phật thì ông được giải thoát. Đã giải thoát rồi thì không còn hiện hữu ở đời nào nữa!

 

                   III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ “TÁNH BIẾT” HIỂN LỘ?

Có nhiều cách tu tập để Tánh biết hay Tánh giác hiển lộ. Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một vài pháp mà thiền sinh thường được hướng dẫn tu tập như sau:

1) Hộ trì các căn: Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, không nắm giữ tướng chung, tướng riêng của sáu trần, giữ cái “biết không lời”, kéo dài cái lóe sáng biết đầu tiên. Biết không lời là biết mà không thầm thì trong não, tức không để tư duy của quá khứ, phân biệt của hiện tại, suy luận về tương lai… áp đặt lên đối tượng.  Biết không lời là cái biết của Chân tâm, như trong bài kinh “Nhất Dạ Hiền Giả : Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng.  Quá khứ đã đoạn tận. Tương lai lại chưa đến. Chỉ có pháp hiện tại. Tuệ quán chính ở đây. Không động không rung chuyển. Biết vậy nên tu tập….”(hết trích).  

Thấy biết tức khắc đối tượng, trong tâm hoàn toàn yên lặng, không dao động. Trong lộ trình hành trì tu tập thì giai đoạn tâm dừng niệm này gọi là trạng thái Chỉ (Samatha), là trạng thái biết không lời. Cái biết này chính là Tánh biết. Nếu tâm yên lặng vững chắc thì đạt Định (Samãdhi). Trạng thái Samãdhi là chỗ mà trong kinh Nhất Dạ Hiền Giả mô tả trạng thái tâm không động không rung chuyển.

2) Pháp không dán nhãn, hay định danh đối tượng: Pháp này cũng là pháp nhằm thu thúc lục căn, không để tâm quá khứ hay hiện tại xen vào cái thấy biết trong sáng. Khi giác quan tiếp xúc đối tượng đã từng biết, hay đã từng nghe nói qua, ngay khi đó “tưởng”tự động gợi lên hình ảnh đã biết. Theo thói quen tâm nhanh chóng bị dính mắc với đối tượng. Gặp trường hợp này, hành giả áp dụng ngay phương pháp Phật dạy trong bài kinh “Song tầm”, dừng ngay không gọi tên đối tượng, cũng không gán cho đối tượng là người như thế này thế kia, vì đó là hình thức dán nhãn đối tượng sẽ khiến hằng loạt những ý tưởng xấu hay tốt sinh khởi tạo thành “ý nghiệp”. Dừng niệm bằng cách nói thầm nhừa nhựa kéo dài hai từ “Không.. nói ….. Không nói….”. (*) Từ “không nói” này giống như mệnh lệnh, nó ra lệnh bộ não tắt ngay sự suy nghĩ.

So với bài kinh Song Tầm thì mệnh lệnh “không nói” được xem như là “tầm thiện” ngăn chận “tầm bất thiện” là những suy nghĩ lung tung về đối tượng.  Khi buông từ “không nói” , an trú ngay trong “trạng thái không nói”, lúc đó Tánh biết tự khắc xuất hiện.

Giải thích thì dong dài nhưng tiến trình tâm diễn biến trong sát-na thời gian, như vừa thấy đối tượng thì trong tâm đã khởi lên ý thích hay không thích liền.

3)  Chánh niệm tỉnh giác: Có hai cấp bậc:

-- Lúc đầu là chánh niệm cảnh giác: Cảnh giác tức còn canh chừng cái biết, mà cái gì canh chừng? Khi giác quan tiếp xúc đối tượng, Trí năng luôn nhớ (niệm) canh chừng (cảnh giác) không để cho cái biết dính với trần cảnh.  Vì có  “ngã” canh chừng nên cái biết này vẫn còn là cái “biết có lời”. Từ từ chuyển cái “biết có lời” sang “biết không lời”, đi đến chánh niệm tỉnh giác.

 -- Chánh niệm tỉnh giác: Là cái tự biết không lời về đối tượng ngay trong “thực tại” tức “bây giờ và ở đây”. Đó là cái biết “đang là” không nội dung trên thân, thọ, tâm, pháp của chính mình. Biết không nội dung là biết mà trong tâm không diễn đạt gì cả, tức tâm hoàn toàn không dao động. Đó chính là Tánh biết.

- Thực tập pháp Như Thật (yathà bhùta): Bước đầu khi giác quan tiếp xúc đối tượng. Đối tượng như thế nào, thầm lặng thấy biết y như thế đó, tức thấy biết cái “đang là” của đối tượng, tâm hoàn toàn yên lặng. Ngay lúc đó, Tánh biết liền xuất hiện.

 

IV. TẠM KẾT

Trên đường tu tập tâm linh đi đến giải thoát giác ngộ, Tánh biết chính là nền tảng cần phải có. Nói như thế không phải xem thường Tướng biết. Tướng biết rất cần thiết cho sự sống của con người. Nhờ có nó mà con người phát minh ra được nhiều thứ nâng cao đời sống vật chất của nhân loại. Cái biết này phải học hỏi, kinh nghiệm mới có, nhưng nó hữu hạn vô thường lại gây nhiều lo âu, phiền não cho con người.

 Trái lại Tánh biết là cái biết bẩm sinh ai cũng có nên nó vô thường vô hạn. Nếu chọn con đường tu tập hướng về tâm linh thì hành giả cần buông bỏ rất nhiều thứ thuộc về Tướng biết như cái biết của tâm quá khứ, hiện tại, tương lai, buông bỏ các tâm sở thuộc “hành” như tham, sân, si, kiết sử, tùy miên v.v….

Về vấn đề tu tập, Tánh biết cũng có nhiều cấp bậc. Từ cái biết không lời, đến Thầm nhận biết, Tỉnh thức biết, Nhận thức biết. An trú được trong trạng thái Nhận thức biết không lời, tức Nhận thức trống rỗng, hành giả an trú trong “định bất động” là tầng định thứ tư trong Thiền Phật giáo. Trong trạng thái tâm thuần tịnh, nhu nhuyến, định tĩnh, ngoài lý luận, dễ sai khiến này, tiềm năng giác ngộ kiến giải những điều mà hành giả muốn biết, không qua suy nghĩ, suy luận…  gọi là trí huệ tâm linh (Bát nhã), như trường hợp đức Phật chứng ngộ ba minh, biết rõ nhiều đời trong quá khứ của mình, nhận ra nhân quả nghiệp báo của chúng sanh và biết rõ lậu hoặc là nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sanh tử. Muốn thành tựu trí này, Tánh biết đóng vai trò quan trọng vì nó chính là nền tảng đưa đến giác ngộ. Thường xuyên thực tập sống trong Tánh biết hay Chánh niệm, xem như chúng ta đang làm sống lại Chân Tâm của mình vậy!

                                         THÍCH N HẰNG NHƯ

          Thiền thất Chân Tâm

           (August 13, 2021)

(*) Pháp Không Nói” do cố HT Thích Thông Triệt truyền dạy.

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2020(Xem: 7069)
Colombo (News 1st); Cư sĩ Gotabaya Rajapaksa, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka nhấn mạnh rằng, cần phải nâng cao một thế hệ được định hướng về mặt Đạo đức, và Đạo đức được hướng dẫn bởi Tôn giáo của họ, đồng thời với sự phát triển thể chất trong nước. Tổng thống Gotabaya Rajapaksa nhấn mạnh, Sri Lanka là một quốc gia giàu Đạo đức và phẩm hạnh do lòng tôn kính cao độ đối với Chính pháp Phật đà và sự đồng đạo của các tôn giáo khác được thực hành tại Sri Lanka.
27/09/2020(Xem: 6396)
Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên... App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để... được phù hộ. Với mức nạp 20 ngàn đồng, "thí chủ" sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play.
27/09/2020(Xem: 4585)
Vào tuần trước, phát biểu tại buổi gặp gỡ với chư tôn tịnh đức Tăng già giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Moon Jae-in đã thỉnh cầu sự hỗ trợ tiếp tục của cộng đồng Phật giáo tại Hàn Quốc, trong nỗ lực mở ra lộ trình đối thoại và trao đổi hơn nữa với Triều Tiên nhằm thúc đẩy con đường hướng tới hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và sự thống nhất cuối cùng.
27/09/2020(Xem: 6799)
Thời gian vừa qua, thật hết sức ngạc nhiên khi tôi tình cờ xem được trên dòng Facebook những bức ảnh lưu niệm của bạn bè, đạo hữu khoe cho thấy họ đã ở rất gần bên Kim Các Tự, một danh lam nổi tiếng ở Kyoto, Nhật Bản. Thoạt đầu, cứ tưởng là mọi người được phước duyên xuất ngoại ngao du qua tận xứ sở hoa anh đào, được “tận mục sở thị” ngôi chùa “Gác Vàng” được dát vàng, còn mình thì cứ quanh quẩn với chùa chiền tự viện trong tỉnh, trong nước…
26/09/2020(Xem: 6491)
Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok hoan nghênh tuyên bố của 63 Nghị sĩ thuộc Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) kêu gọi các chính phủ điều tra các báo cáo về lao động cưỡng bức và đàn áp sắc tộc tại Trung Quốc, đồng thời xử phạt những người chịu trách nhiệm về các hoạt động tồi tệ này.
24/09/2020(Xem: 8820)
Thông thường hàng năm vào những ngày chớm thu cũng là lúc những người con Phật từ khắp muôn phương tìm về xứ Ấn hành hương các thánh tích Phật giáo, nhưng năm nay cho đến thời điểm này Thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng vẫn vắng hoe, thế mới biết tầm ảnh hưởng của trận dịch không hề nhỏ, sự cộng nghiệp của thế gian đã lan dần đến bên cội Bồ Đề đức Phật.
23/09/2020(Xem: 7308)
Vượt qua được đoạn dốc núi vừa dài vừa gập ghềnh lên mô xuống hụp với lởm chởm đá cục đá hòn, đất bụi sạn sỏi để lên đến được khuôn viên của chùa, đứng ngay dưới chiếc cổng mang dáng dấp kiến trúc Torii ở các đền chùa Nhật Bản, hít thở thật sâu và đều không khí trong lành của núi rừng cây cỏ mà phóng tầm mắt về hướng đông ngắm cảnh trời xanh biển rộng, thấy rõ những hòn đảo nhỏ ngoài vịnh nối nhau như bức bình phong che chắn cho thành phố Nha Trang hiền hòa, ta mới cảm nhận được sự sảng khoái an vui như vừa từ cảnh giới u minh hầm hố bước qua thiên đường tịnh lạc.
23/09/2020(Xem: 7830)
Người chồng ở Ấn Độ ‘đã mổ bụng người vợ đang mang bầu để kiểm tra em bé có phải là con trai hay không’ Một ông bố năm con bị cáo buộc dùng liềm mổ bụng người vợ đang mang thai của mình vì anh ta tuyệt vọng không biết đứa bé có phải là con trai hay không. Người đàn ông Ấn Độ 43 tuổi, được biết đến với cái tên Pannalal, đã mổ bụng của vợ mình là Anita Devi vào tối thứ Bảy tại nhà của họ ở quận Baduan của Uttar Pradesh, theo báo “The Times of India” đưa tin. Theo nguồn tin được biết một linh mục đã nói với người đàn ông rằng vợ anh ta đang mang thai con gái, đứa con gái thứ sáu liên tiếp của hai vợ chồng. Gia đình của Devi nói với cảnh sát rằng Pannalal đã tấn công vợ để muốn "biết giới tính" của đứa bé. Theo tờ báo “The Mirror” đưa tin, Devi, 35 tuổi, đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ.
23/09/2020(Xem: 4925)
Một cách tổng quát, sự sinh hoạt của con người được thúc đẩy bởi ba thứ bản năng: sinh tồn, sợ chết và truyền giống. Bản năng sinh tồn là bản năng mạnh nhất, gây ra các tác động sớm nhất. Một đứa hài nhi khi mới lọt lòng đã biết tìm vú mẹ, đói thì khóc. Lớn lên bản năng sinh tồn tạo ra các xung năng và thúc đẩy ích kỷ, tham lam, thèm khát, tranh giành miếng ăn, của cải, đưa đến hận thu, xung đột và cả chiến tranh.
19/09/2020(Xem: 11230)
Ngũ uẩn vô ngã là tập tài liệu giáo khoa do Hòa thượng Thích Thiện Siêu, phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Trương ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởương Học viện
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]