Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

08/08/202119:45(Xem: 19244)
Truyện Thơ: Quan Âm Thị Kính (PDF)

Quan-Am-Thi-Kinh-001

QUAN ÂM THỊ KÍNH


Truyện Thơ:
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Tranh Minh Họa:
Hương Bối


LỜI NÓI ĐẦU

Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” thấy có bản in năm 1868 mang tiêu đề là “Quán Âm Chú Giải Tân Truyện”, bằng chữ Nôm. Tất cả gồm 788 câu thơ “lục bát” và một lá thư của tiểu Kính Tâm gửi về cha mẹ được viết theo lối văn “biền ngẫu”. Bản in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911.

Nhân vật chính trong truyện là Thị Kính, một hóa thân của “Bồ Tát Quan Thế Âm”. “Bồ Tát” có nghĩa là người tu hành gần đến bậc Phật và thường có lòng từ bi cứu khổ cho khắp cả mọi chúng sinh. “Quan” là quan sát, xem xét, lắng nghe. “Thế” là thế gian, là cõi đời. “Âm” là âm thanh, là tiếng nói. “Quan Thế Âm” là lắng nghe các âm thanh, các tiếng kêu cứu của người thế gian đang bị lâm nạn, đang chìm trong biển khổ để đến cứu vớt họ.

Theo nghĩa kinh điển nhà Phật hai chữ “quan” và “quán” có đồng một nghĩa. Chính vì thế mà người ta có thể nói là “Quan Thế Âm” hay “Quán Thế Âm” cũng được. Về sau người ta gọi tắt là “Quan Âm” hay “Quán Âm”.

Tóm tắt truyện “Quan Âm Thị Kính” như sau: Có một người nam tu hành qua chín kiếp. Gần thành Phật. Cuối cùng chỉ vì một thoáng tà tâm nên bị đầu thai xuống trần thế làm con gái. Tên Thị Kính. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Được gọi là chú tiểu Kính Tâm. Trong làng có ả Thị Mầu lẳng lơ, mang thai, đổ tội cho tiểu là cha đứa trẻ. Tiểu không nhận tội, bị làng tra khảo và mọi người chê bai. Sư chùa Vân phải lãnh tiểu về. Thị Mầu sinh con đem đến bỏ cho tiểu. Tiểu nhẫn nhục nuôi trẻ. Khi tiểu qua đời mọi người mới biết tiểu là người nữ. Gia đình Thị Mầu phải lo việc tang ma.

Thị Mầu xấu hổ tự tử chết. Trong đám tang Kính Tâm có sự hiện diện của cha mẹ Kính Tâm cùng chàng Thiện Sĩ và đứa trẻ con Thị Mầu. Kính Tâm siêu thăng thành Phật Quan Âm. Cha mẹ và đứa trẻ cũng được siêu thăng. Riêng Thiện Sĩ thời làm con vẹt đứng nhờ một bên.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” đề cao các hạnh trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục cùng cực. Ngoài ra truyện còn đề cập tới hai vấn đề là chữ “hiếu” và chữ “nhân” của người xuất gia theo đạo Phật.

Tiểu Kính Tâm tuy xuất gia nhưng lòng thương nhớ cha mẹ vẫn tràn đầy. Người xuất gia không chấm dứt tình cảm với gia đình mà chỉ nâng tình cảm đó lên một bình diện rộng lớn với một mức độ thắm thiết, sâu sắc và cao cả hơn mà thôi. Quan niệm hiếu không chỉ nhắm vào mỗi việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bằng vật chất mà còn phải tìm mọi cách để độ cho cha mẹ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, vì Đạo Phật là đạo giải thoát.

Kính Tâm mặc dù bị Thị Mầu vu oan, chịu khổ sở, nhưng vẫn hết lòng nuôi con Thị Mầu chu đáo, tận tình như nuôi con đẻ của chính mình. Bởi vì Đức Phật dạy người xuất gia phải có lòng từ rộng lớn, phải thương yêu tất cả mọi chúng sinh như là người mẹ thương yêu con ruột của mình.


Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất 
gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Cả hai chữ hiếu và chữ nhân đều vẹn toàn. Tinh thần Phật Giáo đã là một ngọn hải đăng chói sáng hướng dẫn cho bà Thị Kính trong hành trình vượt qua con sông mê để vươn tới bến bờ giác ngộ, để bà Thị Kính trở thành tiểu Kính Tâm và sau đó tiểu Kính Tâm trở thành Đức Phật Quan Âm.

Truyện “Quan Âm Thị Kính” được lưu truyền trong dân gian qua các thế hệ cả hơn một thế kỷ rồi nhưng vì chất chứa nhiều từ ngữ và điển tích khó hiểu nên gây trở ngại cho người đọc. Trong cuốn “TRUYỆN THƠ QUAN ÂM THỊ KÍNH” này soạn giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã đọc lại truyện xưa, dựa vào các lời chú thích, nhất là tham khảo cuốn “Giải Thích Truyện Quán Âm Thị Kính” của Thiều Chửu, để gần như theo sát với nguyên bản mà kể lại toàn bộ câu truyện, cũng bằng thơ “lục bát”, với lời lẽ bình dị, cho người đọc dễ hiểu hơn.

DIỆU PHƯƠNG



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2016(Xem: 8186)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9684)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7310)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11326)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8302)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10222)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7668)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
06/01/2016(Xem: 7356)
Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. (Tục Ngữ)
23/12/2015(Xem: 10007)
Phước báu hay phước đức là quan niệm đặc thù của Đông Phương. Đối với Tây Phương thì chỉ có gia tài, sự nghiệp, di sản để lại cho con cháu chứ không có chuyện phước báu hay phước đức. Quan niệm “phước báu hay phước đức” đã trở thành gần như đời sống tâm linh, gắn chặt với lối suy nghĩ và cuộc sống của con người Việt Nam và Trung Hoa. Người Việt Nam ta ai cũng mong cầu phước đức, lo vun trồng phước đức và rất sợ vô phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]