Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

08/08/202119:32(Xem: 5255)
Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Philosophy and Poetry của Nguyên Siêu,
Translated by Diệu Kim & Nguyên Đức
 
Thích Như Điển

 TrietLyVaThiCa-NguyenSieu

Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.

 

Thời buổi bây giờ cầm một quyển sách trên tay mấy trăm trang như vậy, không phải là ai cũng có đủ can đảm để đọc. Bởi lẽ: “Thời gian là vàng bạc”; nhưng nếu lấy vàng để mua thì cũng không thể có được nội dung của quyển sách như thế nầy. Nếu ta không trải lòng ra để chăm chú đọc sách. Do vậy người ta thường nói rằng: “If you have some money, you can buy some books, but not Understanding” (Nếu Anh có tiền, Anh có thể mua một vài quyển sách, nhưng không thể mua sự hiểu biết). Vậy sự hiểu biết nầy từ đâu mà có? Đó là từ sách vở. Bởi vì nếu chúng ta không chịu khó đọc sách, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu về tư tưởng của người khác. Tư tưởng của một người rất quan trọng. Bởi chính họ đã đem hết tâm can, sự hiểu biết, kinh nghiệm, sự thăng trầm của cuộc sống để viết, mà chúng ta đọc được những điều này, có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu được phần nào tư tưởng của tác giả.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng, hiện đang Trụ Trì chùa Phật Đà tại San Diego, Nam California Hoa Kỳ. Ngài đã ở Hoa Kỳ trên 30 năm; hiện là Phó Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và là Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ. Người đã có công viết lại những suy tư về tuổi thơ, về cha mẹ về Thầy Tổ, về mái chùa xưa, về những kỷ niệm quê hương, nơi đó Người đã được lớn lên và trưởng thành. Mặc dầu Ngài ở ngoại quốc, số thời gian chắc là lâu hơn trong nước, nơi Ngài đã được sinh ra, nhưng đọc suốt 272 trang sách, tôi ít nhận ra được bài nào được viết ở ngoại quốc xuất sắc và đậm đà tình cảm như nhiều bài đã được viết bằng văn xuôi hay văn vần cho quê hương và tuổi thơ. Thơ cũng thế, thi thoảng lắm tôi mới thấy được vài bài Hòa Thượng viết về cảnh vật tại Mỹ Châu, nhưng tình cảm thì nơi những bài thơ nầy, cũng không sâu sắc bằng những bài thơ đã được viết về quê hương, ngay cả những bài Ca Trù.

 

Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi. Đây là sự thành công của Tác giả. Dĩ nhiên chỉ chừng ấy trang sách viết lại cuộc đời của Đức Phật, không thể đủ để diễn tả hết được lịch sử của Đức Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra cho đến khi nhập Đại Bát Niết Bàn, nhưng nếu ai không có thời gian nhiều và ngay cả những ai được sinh ra và lớn lên tại ngoại quốc, không rành tiếng Việt lắm thì cũng có thể vào trang 395 để đọc bài Appearance in the World to save Sentient Beings” của Diệu Kim & Nguyên Đức dịch sang tiếng Anh, cũng sẽ tìm được những ý vị của câu chuyện không khác gì những trang chữ Việt.

 

Những bài đầu của sách, Tác giả vừa viết văn vừa cho thơ vào để người đọc cảm nhận được nhiều điều mà Tác giả muốn gửi gắm đến với các độc giả. Dĩ nhiên khi đọc thơ thì mỗi người sẽ cảm nhận khác nhau, không ai giống ai cả. Ví dụ như ai đó sinh ra vào tiền bán thế kỷ thứ 20 thì thích thơ Đường luật hơn là thơ tự do ở hậu bán thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21. Làm thơ tự do thì dễ, vì nghĩ sao viết vậy, không cần niêm luật gì cả. Nếu là thơ Đường luật thì phải: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục, phân minh và trong 8 câu nầy bắt buộc phải gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết phải theo niêm và luật đúng như vậy, mới gọi là một bài thơ hay. Hoặc giả thơ Việt Nam thuần túy như Tác giả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong bài Thề Non Nước” mà Tác giả HT Nguyên Siêu cũng đã có trích dẫn một đoạn trong bài viết của mình. Thỉnh thoảng tôi vẫn đọc được đâu đó trong 205 đoạn thơ 4 câu từ trang 212 đến trang 257 có những bài lục bát rất hay gieo đúng vần điệu của thơ Việt Nam 6 và 8 chữ như sau:

Bài 15

Quê mình ở giữa trần gian

Mà sao chẳng thấy an nhàn gì đâu

Một mai có chuyện cơ cầu

Tấm thân như thể vàng màu chiều thu

Bài 45

Người đi giữa cuộc vô thường

Tôi về thắp một nén hương cho mình

Cầu xin trọn kiếp nhân sinh

Ân tình cho trọn đệ huynh đong đầy.

Bài 104

Tuyết sơn phủ lấp đường về

Chơ vơ một mảnh hồn quê xứ người

Gập ghềnh giấc mộng đôi mươi

Mù sương khỏa lấp trận cười thâu đêm.

Bài 178

Tôi về nhặt cánh phượng hồng

Phơi trên nền gạch nhưng lòng vẫn tươi

Ôn đi để lại nụ cười

Cho hàng hậu học người người nhớ Ôn.

 

Thi thoảng trong 205 đoạn thơ cũng có vài bài Tác giả đã viết theo lối song thất lục bát cũng là lối thơ đặc biệt của Việt Nam như:

 

Bài 123

Chim ríu rít trên cành hoa bưởi

Màn nhện giăng đón gió xuân về

Lũy tre xanh mướt câu thề

Trăng Rằm sáng tỏ dân quê thanh bình

 

Bài 184

Thành phố nọ nằm yên bất động

Những con đường vắng bóng người đi

Một thời hương sắc xuân thì

Giờ ra như đã còn gì thuở xưa.

 

Nhờ đọc tác phẩm nầy của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết mà cá nhân tôi có cơ hội để hồi tưởng về quê hương, tình người và đạo pháp. Trong nầy Tác giả đã khéo léo giới thiệu về tình nghĩa Thầy trò, ngôi chùa Hải Đức, đồi Trại Thủy, những am cốc của Quý Ôn và đặc biệt là quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn cùng với sự đùm bọc nuôi dưỡng của Mẹ Cha cho đến ngày Hòa Thượng xuất gia tu học. Đâu đó chúng ta cũng bắt gặp được nhiều bài viết về thi ca trong đó có triết lý sống cũng như hành hoạt của một người xuất gia tại hải ngoại ngày nay.

 

Tôi xin trang trọng điểm qua vài dòng tư duy như vậy và nếu có duyên thì xin Quý vị tìm sách để đọc, sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau. Từ đó chúng ta sẽ trân quý sách và cảm ân Tác giả đã ươm mầm tuệ giác cho đời nầy cũng như đời sau được thấm nhuần ơn vạn pháp.

 

 

Viết xong vào lúc 17:00 ngày 5 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

 

 

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2021(Xem: 5610)
Một quán chiếu về những ánh lung linh trên bề mặt một hồ nước gợn sóng lăn tăn bởi làn gió nhẹ. Một con sông khổng lồ của si mê tin tưởng sai lầm tâm-thân là tồn tại cố hữu tuôn chảy vào hồ nước của việc hiểu sai cái "tôi" như tồn tại cố hữu. Hồ nước bị xáo động bởi những làn gió của tư tưởng phiền não chướng ngại ẩn tàng và của những hành vi thiện và bất thiện. Sự quán chiếu ánh trăng lung linh biểu tượng cho cả trình độ thô của vô thường, qua sự chết, và trình độ vi tế của vô thường, qua sự tàn hoại từng thời khắc thống trị chúng sanh. Ánh lung linh của những làn sóng minh họa tính vô thường mà chúng sanh là đối tượng, và quý vị thấy chúng sinh trong cách này. Bằng sự ẩn dụ này, quý vị có thể phát triển tuệ giác vào trong vấn đề chúng sinh bị kéo vào trong khổ đau một cách không cần thiết như thế nào bằng việc điều hướng với tính bản nhiên của chính họ; tuệ giác này, lần lượt, kích hoạt từ ái và bi mẫn.
16/02/2021(Xem: 4472)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ. Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết đã đăng trong Thư Viện Hoa Sen, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu ( thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN ). Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
14/02/2021(Xem: 5044)
Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lỏi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật. Phật tánh đã được tóm lược trong bài Nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài Tôi Học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.
14/02/2021(Xem: 4623)
Ta hãy tự thoát ra khỏi thân mình hiện tại mà trở về lúc ta mới được sanh ra. Trong phút giây đặc biệt đó ta là gì? Ta vừa được chào đời, được vỗ mông để bật tiếng khóc là phổi ta hoạt động, mọi chất nhớt trong miệng được lấy ra và không khí vào buồng phổi: ta chào đời. Thân ta lúc đó là do 5 uẩn kết tạo từ hư không, 5 uẩn do duyên mà hội tụ. Cơ cấu của thân thể ta là 7 đại đất nước gió lửa không kiến thức. Cơ thể ta mở ra 6 cổng (căn) để nhập vào từ ngoài là 6 trần để rồi tạo ra 6 thức.
14/02/2021(Xem: 5319)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4816)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9529)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 4898)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4133)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 4993)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]