Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

08/08/202119:32(Xem: 5520)
Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Điểm sách: Triết Lý và Thi Ca

Philosophy and Poetry của Nguyên Siêu,
Translated by Diệu Kim & Nguyên Đức
 
Thích Như Điển

 TrietLyVaThiCa-NguyenSieu

Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.

 

Thời buổi bây giờ cầm một quyển sách trên tay mấy trăm trang như vậy, không phải là ai cũng có đủ can đảm để đọc. Bởi lẽ: “Thời gian là vàng bạc”; nhưng nếu lấy vàng để mua thì cũng không thể có được nội dung của quyển sách như thế nầy. Nếu ta không trải lòng ra để chăm chú đọc sách. Do vậy người ta thường nói rằng: “If you have some money, you can buy some books, but not Understanding” (Nếu Anh có tiền, Anh có thể mua một vài quyển sách, nhưng không thể mua sự hiểu biết). Vậy sự hiểu biết nầy từ đâu mà có? Đó là từ sách vở. Bởi vì nếu chúng ta không chịu khó đọc sách, thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu về tư tưởng của người khác. Tư tưởng của một người rất quan trọng. Bởi chính họ đã đem hết tâm can, sự hiểu biết, kinh nghiệm, sự thăng trầm của cuộc sống để viết, mà chúng ta đọc được những điều này, có nghĩa là chúng ta sẽ hiểu được phần nào tư tưởng của tác giả.

 

Tác giả là một vị Hòa Thượng, hiện đang Trụ Trì chùa Phật Đà tại San Diego, Nam California Hoa Kỳ. Ngài đã ở Hoa Kỳ trên 30 năm; hiện là Phó Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và là Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ. Người đã có công viết lại những suy tư về tuổi thơ, về cha mẹ về Thầy Tổ, về mái chùa xưa, về những kỷ niệm quê hương, nơi đó Người đã được lớn lên và trưởng thành. Mặc dầu Ngài ở ngoại quốc, số thời gian chắc là lâu hơn trong nước, nơi Ngài đã được sinh ra, nhưng đọc suốt 272 trang sách, tôi ít nhận ra được bài nào được viết ở ngoại quốc xuất sắc và đậm đà tình cảm như nhiều bài đã được viết bằng văn xuôi hay văn vần cho quê hương và tuổi thơ. Thơ cũng thế, thi thoảng lắm tôi mới thấy được vài bài Hòa Thượng viết về cảnh vật tại Mỹ Châu, nhưng tình cảm thì nơi những bài thơ nầy, cũng không sâu sắc bằng những bài thơ đã được viết về quê hương, ngay cả những bài Ca Trù.

 

Đọc suốt cả quyển sách, tôi tâm đắc nhất có thể nói là bài “Thị Hiện Độ Sanh” từ trang 123 đến trang 177. Đây là bài viết dài nhất về cuộc đời của Đức Phật, đa phần là chuyện kể ngắn gọn, không có thơ đi kèm; nhưng với tôi, là một tuyệt tác. Bởi lẽ, Võ Đình Cường đã viết về cuộc đời của Đức Phật qua tác phẩm Ánh Đạo Vàng hay như thế nào, thì phần Thị Hiện Độ Sanh nầy cũng không kém chất liệu thi vị hóa cuộc đời của Đức Phật, qua tài sử dụng văn chương và câu cú rất chuẩn mực, khiến cho người đọc cứ phải lần mở hết trang nầy đến trang khác, đọc cho đến lúc chấm hết chuyện mới thôi. Đây là sự thành công của Tác giả. Dĩ nhiên chỉ chừng ấy trang sách viết lại cuộc đời của Đức Phật, không thể đủ để diễn tả hết được lịch sử của Đức Thích Ca Mâu Ni từ khi sinh ra cho đến khi nhập Đại Bát Niết Bàn, nhưng nếu ai không có thời gian nhiều và ngay cả những ai được sinh ra và lớn lên tại ngoại quốc, không rành tiếng Việt lắm thì cũng có thể vào trang 395 để đọc bài Appearance in the World to save Sentient Beings” của Diệu Kim & Nguyên Đức dịch sang tiếng Anh, cũng sẽ tìm được những ý vị của câu chuyện không khác gì những trang chữ Việt.

 

Những bài đầu của sách, Tác giả vừa viết văn vừa cho thơ vào để người đọc cảm nhận được nhiều điều mà Tác giả muốn gửi gắm đến với các độc giả. Dĩ nhiên khi đọc thơ thì mỗi người sẽ cảm nhận khác nhau, không ai giống ai cả. Ví dụ như ai đó sinh ra vào tiền bán thế kỷ thứ 20 thì thích thơ Đường luật hơn là thơ tự do ở hậu bán thế kỷ thứ 20 và đầu thế kỷ thứ 21. Làm thơ tự do thì dễ, vì nghĩ sao viết vậy, không cần niêm luật gì cả. Nếu là thơ Đường luật thì phải: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục, phân minh và trong 8 câu nầy bắt buộc phải gồm: hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận và hai câu kết phải theo niêm và luật đúng như vậy, mới gọi là một bài thơ hay. Hoặc giả thơ Việt Nam thuần túy như Tác giả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu trong bài Thề Non Nước” mà Tác giả HT Nguyên Siêu cũng đã có trích dẫn một đoạn trong bài viết của mình. Thỉnh thoảng tôi vẫn đọc được đâu đó trong 205 đoạn thơ 4 câu từ trang 212 đến trang 257 có những bài lục bát rất hay gieo đúng vần điệu của thơ Việt Nam 6 và 8 chữ như sau:

Bài 15

Quê mình ở giữa trần gian

Mà sao chẳng thấy an nhàn gì đâu

Một mai có chuyện cơ cầu

Tấm thân như thể vàng màu chiều thu

Bài 45

Người đi giữa cuộc vô thường

Tôi về thắp một nén hương cho mình

Cầu xin trọn kiếp nhân sinh

Ân tình cho trọn đệ huynh đong đầy.

Bài 104

Tuyết sơn phủ lấp đường về

Chơ vơ một mảnh hồn quê xứ người

Gập ghềnh giấc mộng đôi mươi

Mù sương khỏa lấp trận cười thâu đêm.

Bài 178

Tôi về nhặt cánh phượng hồng

Phơi trên nền gạch nhưng lòng vẫn tươi

Ôn đi để lại nụ cười

Cho hàng hậu học người người nhớ Ôn.

 

Thi thoảng trong 205 đoạn thơ cũng có vài bài Tác giả đã viết theo lối song thất lục bát cũng là lối thơ đặc biệt của Việt Nam như:

 

Bài 123

Chim ríu rít trên cành hoa bưởi

Màn nhện giăng đón gió xuân về

Lũy tre xanh mướt câu thề

Trăng Rằm sáng tỏ dân quê thanh bình

 

Bài 184

Thành phố nọ nằm yên bất động

Những con đường vắng bóng người đi

Một thời hương sắc xuân thì

Giờ ra như đã còn gì thuở xưa.

 

Nhờ đọc tác phẩm nầy của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu viết mà cá nhân tôi có cơ hội để hồi tưởng về quê hương, tình người và đạo pháp. Trong nầy Tác giả đã khéo léo giới thiệu về tình nghĩa Thầy trò, ngôi chùa Hải Đức, đồi Trại Thủy, những am cốc của Quý Ôn và đặc biệt là quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn cùng với sự đùm bọc nuôi dưỡng của Mẹ Cha cho đến ngày Hòa Thượng xuất gia tu học. Đâu đó chúng ta cũng bắt gặp được nhiều bài viết về thi ca trong đó có triết lý sống cũng như hành hoạt của một người xuất gia tại hải ngoại ngày nay.

 

Tôi xin trang trọng điểm qua vài dòng tư duy như vậy và nếu có duyên thì xin Quý vị tìm sách để đọc, sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau. Từ đó chúng ta sẽ trân quý sách và cảm ân Tác giả đã ươm mầm tuệ giác cho đời nầy cũng như đời sau được thấm nhuần ơn vạn pháp.

 

 

Viết xong vào lúc 17:00 ngày 5 tháng 8 năm 2021 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

 

 

 

 

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 7380)
Một thưở đó, mây hỏi cùng cỏ lá gió chướng mùa, đời vắng lạc về đâu bàn tay mỏng, soi mòn tâm mưa nắng thu réo nguồn, lá cỏ có bâng khuâng? lối chiều nghiêng, khép lại bóng ưu phiền sờn tà áo, bụi đời trên vai cỏ có gì đâu, mảnh trăng vô lượng kiếp một giọt trăng, em- hơi thở vô cùng
19/10/2010(Xem: 8345)
Khi xe chúng tôi đến nơi, đồng hồ chỉ đúng 12 giờ khuya. Phòng ốc dành cho 300 giường đã không còn chỗ trống. Ban Tổ Chức đành trưng dụng phòng họp, phòng học - một cho phái nữ, một cho phái nam - với các tấm nệm lót dưới đất cho chúng tôi ngủ tạm. Giải quyết một lúc cho phái đoàn Thụy Sĩ 30 người - chưa kể các nước khác - đâu phải dễ. Vả lại đi chùa thì phải chấp nhận "ăn chay nằm đất". Nằm "đất" còn phải chịu, lựa là nằm "nệm", nên chúng tôi vui vẻ nhận lời, không than van gì cả. Mà than van nỗi gì được khi đã hiểu giáo lý (dù chút chút) của đạo Phật. Mọi sự phải do "duyên" mà có. Và "duyên" này khởi từ "nhân" chiều nay.
19/10/2010(Xem: 6206)
Chúng ta đã tìm Phật và tìm Pháp, nay phải đi tìm Tăng cho đủ Tam Bảo, nói cho đủ là Tăng già, phiên âm chữ Phạn Sangha có nghĩa là một đoàn thể sống chung với nhau ít nhất là bốn người, bỏ nhà đi tu, giữ đủ giới luật của Phật đặt ra, với tôn chỉ tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha, nhằm mục đích giải thoát cho mình và cho tất cả chúng sinh.
19/10/2010(Xem: 6246)
Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác.
19/10/2010(Xem: 6691)
Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.
19/10/2010(Xem: 11265)
10 Hiện Tượng Bí Ẩn Trong Lịch Sử Chưa Thể Lý Giải 10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi. Nếu tính cả chuyến bay M370 của Malaysia thì đây được coi là hiện tượng thứ 11.
19/10/2010(Xem: 9706)
Y phục được xem là một trong bốn vật dụng thiết yếu đối với tu sĩ Phật giáo. Là vật dụng thiết yếu vì y phục giúp che kín thân thể, giúp cơ thể tránh khỏi sự xâm hại của "nóng, lạnh và ruồi muỗi," chứ không phải vì một mục đích nào khác. Nói cách khác, người xuất gia (cũng như mọi người) không thể không dùng đến y áo, chứ không dùng y áo làm thước đo cho một giá trị nào đó. Điều này hẳn nhiên không hoàn toàn đúng về sau, nhưng ít nhất nó được phản ánh trong giai đoạn đầu tiên.
18/10/2010(Xem: 10056)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
18/10/2010(Xem: 9113)
Sự tàn phá do ảnh hưởng bởi lòng thù hận dễ nhận thấy, rõ ràng và tức thời, như là một niệm sân hận có mặt, lớn mạnh, tư nhiên chi phối hoàn toàn bạn và phá hũy sự an lạc cónơi bạn.
18/10/2010(Xem: 8008)
Phật pháp dù cao siêu vi diệu nhưng liệu có ích lợi gì cho tuyệt đại đa số người đời vốn bị nhiều ràng buộc và chịu nhiều hệ lụy trong thế gian? Người thực hành theo giáo pháp của Phật có nhất thiết phải ẩn dật, ly gia cát ái? Thực ra, đạo Phật không tách rời thế gian, luôn gắn liền với cuộc đời, quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]