Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid-19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo

08/08/202116:25(Xem: 3371)
Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid-19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo
Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid-19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo
(In the Battle Against Coronavirus, Humanity Lacks Leadership)

Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.

Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid 19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo 3

Hình 1: Một trại cúm, nơi các bệnh nhân được “điều trị bằng khí sạch” vào năm 1918. Ảnh: Getty Images

Trước thời kỳ toàn cầu hóa, các trận dịch hiểm ác đã giết chết hàng triệu người. Thế kỷ 14, chưa có phi cơ hay du thuyền, thế nhưng Cái chết Đen đã lan rộng từ Đông Á đến Tây Âu chỉ trong vòng hơn một thập kỷ. Nó đã cướp đi sinh mạng từ 75 đến 200 triệu người – hơn một phần tư dân số lục địa Á Âu. Tại Vương quốc Anh, cứ mười người thì có bốn người chết. Dịch hiểm độc này, Thành phố Florence, dịch hiểm độc này đã cướp mất mạng 50.000 đến 100.000 thường dân. 
Tháng 3 năm 1520, duy nhất chỉ có một vật chủ mang mầm bệnh đậu mùa theo con tàu Francisco de Eguía cập bến Mexico. Vào thời điểm đó, Trung Mỹ chưa có xe buýt hay xe ngựa. Thế nhưng đến mùa đông cùng năm, cơn đại dịch đậu mùa đã tàn phá toàn bộ vùng Trung Mỹ, dịch hiểm ác này ước tính đã cướp đi sinh mạng của một phần ba dân số vùng này. 
Năm 1918, một loại dịch cúm đặc biệt cực độc dễ lây bằng cách nào đó lan rộng khắp hang cùng ngõ hẻm thế giới chỉ trong vài tháng. Nó đã lây nhiễm cho nửa tỷ người – hơn một phần tư nhân loại bấy giờ. Theo ước tính, dịch cúm độc hại này đã giết 5% dân số Ấn Độ. Trên đảo Tahiti, 14% dân số thiệt mạng vì dịch cúm. Trên đảo Samoa 20%. Nhìn chung, đại dịch đã cướp mất hàng chục triệu người – và có thể lên đến hàng trăm triệu – trong vòng chưa đầy một năm. Hơn cả số người bị giết trong 4 năm Đệ nhất Thế chiến tàn khốc. 
Một thế kỷ sau năm 1918, nhân loại đã trở nên ngày càng dễ tổn thương hơn trước những cơn đại dịch do gia tăng dân số cùng với phương tiện giao thông hoàn hảo hơn. Các đại đô thị như Tokyo hay Mexico City mang các mầm bệnh săn béo bở hơn nhiều Florence thời trung cổ, và hệ thống giao thông toàn cầu ngày nay tốc độ cao hơn nhiều so với năm 1918. Một loại virus có thể từ Paris đến Tokyo và Mexico City chưa đầy 20 giờ. Vì vậy chúng ta nên chuẩn bị tâm thế sống trong một địa ngục truyền nhiễm, với hàng loạt bệnh dịch chết người nối đuôi nhau. 
Tuy nhiên, tần suất dịch bệnh cùng những tác động đã giảm đáng kể. Bất chấp những đợt bùng phát dịch bệnh khủng khiếp như các đại dịch hiểm ác như AIDS hay Ebola, trong thế kỷ 21, tỷ lệ loài người chết do các dịch bệnh nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ thời đại nào kể từ thời Đồ Đá. Đây là rào cản kiên cố nhất để bảo vệ con người khỏi mầm bệnh không phải là sự cô lập – mà là thông tin truyền thông. Nhân loại đã chiến thắng dịch bênh bởi trong cuộc chạy đua vũ trang giữa mầm bệnh và các y bác sĩ, mầm bệnh chỉ nương nhờ khả năng đột biến mù quáng rủi ro, trong khi các y bác sĩ thì dựa vào những phân tích thông tin khoa học.
 
Chiến thắng trong cuộc chiến phòng chống mầm bệnh
 
Khi Cái chết Đen hoành hành vào thế kỷ 14, người ta không hề biết nguồn cơn và cách đối phó với nó. Cho đến trước kỷ nguyên hiện đại, con người thường đổ lỗi việc gây dịch bệnh cho thần linh hung dữ, những con quyrasc độc hay luồng độc khí, và thậm chí không mường tượng ra khả năng tồn tại vi khuẩn và virus. Người ta tin vào thần tiên, nhưng không tưởng tượng nổi một giọt nước thôi cũng ẩn chứa cả một chiến hạm những kẻ ăn thịt nguy hiểm chết người. Vì vậy, Cái chết Đen hay dịch Đậu mùa xảy ra, điều tốt nhất mà những bậc quyền cao chức trọng thời đó nghĩ đến được là tổ chức cầu nguyện tập thể đến các vị thần thánh khác nhau. Nó chẳng giúp được gì. Thậm chí, việc người ta tụ tập với nhau để cầu nguyện thường dễ gây ra sự lây nhiễm hàng loạt. 
 
Thế kỷ về trước, các nhà khoa học, y bác sĩ trên khắp thế giới đã tập trung đóng góp thông tin và cùng nhau nỗ lực tìm hiểu được cả cơ chế hoạt động đằng sau các bệnh dịch và cách đối phó với chúng. Thuyết tiến hóa giải thích lý do và cách thức mà các dịch bệnh mới bùng phát và cách các dịch bệnh cũ trở nên lây lan nhanh hơn. Ngành di truyền học cho phép các nhà khoa học khám phá đến cả bản “quy trình hoạt động” của mầm bệnh. Nếu người thời trung cổ không bao giờ tìm ra nguyên do của Cái chết Đen, thì các nhà khoa học chỉ mất hai tuần để phát hiện chủng virus corona mới, giải mã gen chúng và phát triển một bộ thử đáng tin cậy để phát hiện người bị nhiễm. 
 
Một khi các nhà khoa học hiểu được nguyên nhân gây ra dịch bệnh, việc chống lại chúng trở nên dễ dàng hơn nhiều. tiêm chủng, kháng sinh, cải thiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn nhiều, đã cho phép nhân loại giành được ưu thế trước những kẻ sát thủ vô hình của mình. Năm 1967, bệnh đậu mùa vẫn lây nhiễm cho 15 triệu người và giết chết 2 triệu người trong số họ. Nhưng trong thập kỷ tiếp theo, một chiến dịch tiêm phòng bệnh đậu mùa trên toàn cầu đã thành công đến mức vào năm 1979, Tổ chức y tế Thế giới tuyên bố rằng nhân loại đã chiến thắng, và bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong năm 2019, không có mổ người nào bị nhiễm bệnh hoặc tử vong do bệnh đậu mùa. 
 
Hãy bảo vệ biên giới của chúng ta
 
Lịch sử đã dạy ta những gì để đối phó với đại dịch virus corona hiện nay?

Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid 19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo 2
 
Hình 2: Một cảng khởi hành quốc tế vắng lặng tại Sân bay Quốc tế John F Kennedy tại New York ngày 07/03. Nhiều ngày sau, lo ngại trước dịch corona virus gia tăng, Tổng thống Trump tuyên bố hạn chế nhập cảnh từ châu Âu. Ảnh: Getty Images
 
Đầu tiên, lịch sử cho thấy bạn không thể bảo vệ mình bằng cách đóng cửa các biên giới hoàn toàn. Hãy nhớ rằng dịch bệnh lây lan nhanh chóng kể cả vào thời Trung Cổ, trước thời đại toàn cầu hóa. Ngay cả nếu bạn chỉ muốn giới hạn giao lưu toàn cầu ở mức như Vương quốc Anh vào năm 1348, thực ra vẫn chưa đủ. Thực sự để bảo vệ bản thân bằng cách cô lập thì quay trở lại thời Cổ không ích gì. Bạn sẽ phải quay lại hẳn thời Đồ Đá. Bạn làm được không?
 
Thứ hai, lịch sử đã chỉ ra rằng sự an toàn đích thực chỉ đến từ sự trao đổi thông tin khoa học đáng tin cậy và hợp tác toàn cầu. . . Hợp tác quốc tế rất cần thiết để đề ra cách thức cách ly hiệu quả. Cách ly và đóng cửa biên giới là thiết yếu để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Nhưng khi sự nghi ngờ nhau bởi các quốc gia và mỗi quốc gia cảm thấy đơn phương, các chính phủ sẽ ngần ngại tiến hành các biện pháp đó. Nếu bạn phát hiện ra 100 trường hợp nhiễm virus corona ở quốc gia mình, liệu bạn có ngay lập tức phong tỏa toàn bộ các thành phố và khu vực? Điều này phần lớn thuộc vào bạn trông chờ gì ở nước khác. Phong tỏa thành phố có thể dẫn đến sụp đổ kinh tế. Nếu bạn nghĩ rằng các quốc gia khác – khả năng cao bạn sẽ dễ sử dụng cách này. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng các quốc gia khác sẽ bỏ rơi mình, bạn hẳn sẽ do dự cho đến khi quá muộn. 
 
Điều quan trọng nhất mà người ta nên nhận ra về những cơn đại dịch như thế này là sự lây lan ở bất cứ quốc gia nào cũng sẽ đe dọa toàn bộ nhân loại. Đó là virus thì tiến hóa. Virus như corona bắt nguồn từ động vật, như dơi. Khi chúng chuyển sang người, đầu tiên chúng sẽ khó thích nghi với vật chủ. Trong khi nhân bội ở con người, đôi khi virus sẽ có đột biến. Hầu hết các đột biến là vô hại. Nhưng đôi khi đột biến này khiến virus dễ dàng lây lan  và kháng lại hệ miễn dịch con người hơn -  và chủng virus đột biến này sẽ lan nhanh chóng trong cộng đồng. Vì một người có thể mang đến hàng tỷ phần tử virus đang nhân lên liên tục, mỗi người bệnh sẽ cho bầy đàn virus hàng tỷ cơ hội mới để thích ứng với con người. Mỗi người vật chủ như một chiếc máy phát ra cho bầy đàn virus lên đến hàng tỷ - chúng chỉ cần thuận duyên để phát triển. 
 
Đây không phải là suy đoán đơn thuần. Cuốn sách “Richard Preston’s Crisis in the Red Zone” (Khủng hoảng nơi Vùng đỏ) của tiểu thuyết gia Richard Preston đã miêu tả chuỗi sự kiện chính xác như vậy ở dịch Ebola năm 2014. Dịch bệnh bắt đầu từ khi virus Ebola nhảy sang người. Những phần tử virus này khiến người bệnh cực kỳ ốm yếu, nhưng chúng vẫn quen sống ở cơ thể dơi hơn là cơ thể người.  Điều khiến Ebola từ một căn bệnh khá hiếm trở thành một đại dịch là một đột biến nhỏ trong một đoạn gưn đơn lẻ của một phần tử virus trong một người, tại đâu đó trong vùng Makona Tây Phi. Đột biến này trao cho chủng virus Ebola biến đổi – được gọi là chủng Makona – nối kết với chất vận chuyển cholesterol của tế bào người. Bây giờ, thay vì cholesterol, những chất vận chuyển này kéo Ebola vào tế bào. Chủng Makona này dễ lây nhiễm hơn gấp bốn lần. 
 
Trong khi bạn đang đọc những dòng này, một đột biến đang diễn ra ở trong một đoạn gen của một phần tử virus corona trong một người bệnh nào đó tại Tehran, thủ đô của Iran, Milano, một thành phố chính của miền bắc Ý hoặc Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Nếu điều này đang xảy ra, nó sẽ là mối đe dọa không chỉ với các quốc gia Iran, Ý hay Trung Quốc, mà cũng là với chính tính mạng bạn. Mọi người trên toàn thế giới đều có chung một mục tiêu sống còn là ngăn virus corona có được cơ hội này. Và điều đó nghĩa là chúng ta cần bảo vệ mọi người trên mọi quốc gia. 
 
Vào thập niên 1970, nhân loại đã đánh bại virus đậu mùa vì tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia đều được tiêm vaccine chống đậu mùa. Nếu chỉ một quốc gia không tiêm vaccine cho người dân mình thôi, cả nhân loại sẽ bị đe dọa, bởi nếu virus đậu mùa còn tồn tại và tiến hóa ở đâu đó, nó sẽ lại lây lan khắp mọi nơi. 
 
Trong cuộc chiến chống virus, nhân loại cần bảo vệ chặt chẽ các cửa khẩu biên giới. Nhưng không phải biên giới giữa các quốc gia, mà là biên giới giữa thế giới loài người và thế giới virus. Hành tinh này đang liên minh với vô số virus, và virus mới không ngừng tiến hóa nhờ vào đột biến gen. Làn ranh phân cách virus và con người nằm ngay trong từng cơ thể người. Nếu một “con” virus bằng cách nào đó vượt qua biên giới đó ở bất cứ đâu trên hành tinh, nhân loại sẽ lâm nguy. 
 
Hơn một thế kỷ nay, nhân loại đã củng cố phòng tuyến ở mức chưa từng thấy. Hệ thống y tế hiện đại được dựng nên như bức tường ngăn biên giới, và các y tá,bác sĩ và nhà khoa học là những người lính canh tuần tra và đánh đuổi kẻ ngoại xâm. Tuy nhiên, những đoạn dài biên giới đã bị sơ hở trầm trọng. Có hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đang thiếu dịch vụ y tế cơ bản. Điều này đe dọa đến tất cả chúng ta. Ta quen nghĩ về sức khỏe ở tầm mức quốc gia, nhưng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người Iran và Trung Quốc cũng giúp người Iran và Mỹ tránh khỏi đại dịch hiểm ác này. Chân lý đơn giản này hiển nhiên với tất cả mọi người, nhưng thật không may, nó lại xa lạ với ngay cả những con người quan trọng nhất trên  thế giới.
 
Một thế giới thiếu vắng lãnh đạo 



Cuộc Chiến trận với Đại dịch Covid 19 Nhân loại Thiếu vắng Lãnh đạo 1

Hình 3: Tổng thống Trump rời bục sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc họp báo về virus coronavirus tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington vào ngày 13/3.
Alex Brandon — AP
 
Ngày nay nhân loại phải đối mặt với khủng hoảng khôn lường bởi đại dịch virus corona, do sự thiếu sự tin cậy giữa con người với nhau. Để đánh bại cơn đại dịch, người ta phải tin vào các chuyên gia khoa học, người dân phải tin chính quyền, các quốc gia phải tin tưởng lẫn nhau. Trong vài năm qua, những chính trị gia vô trách nhiệm chung với nhân loại toàn cầu, đã cố tình làm xói mòn niềm tin vào khoa học, vào cơ quan công quyền và vào hợp tác quốc tế. Hậu quả là chúng ta đang đối mặt với cơn khủng hoảng này mà thiếu đi những bậc lãnh đạo quốc tế có thể kêu gọi, quy tụ tài trợ cho việc hợp tác ứng phó toàn cầu. 
 


Hình 4: Các nhân viên an ninh đeo khẩu trang để phòng coronavirus (COVID-19) đi bộ dọc một con đường bên ngoài Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 18/3/2020. Ảnh: Reuters
 
Làn sóng đại dịch Ebola năm 2014, siêu cường quốc Hoa Kỳ đóng vai trò đó. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ cũng đóng vai trò tương tự trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008, để ngăn chặn sự sụp đổ kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, Mỹ đã thoái vị trí lãnh đạo toàn cầu. Chính quyền Mỹ hiện tại đã cắt giảm viện trợ cho các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, và tuyên bố với thế giới rằng nước Mỹ không còn bạn bè đích thực nào nữa – chỉ có lợi ích. Khi virus corona bùng phát, Mỹ đứng ngoài cuộc, và tránh né vai trò lãnh đạo. Thậm chí nếu rốt cuộc Mỹ có cố gắng đảm nhận vai trò lãnh đạo thì niềm tin vào Chính quyền Hoa Kỳ giờ đây đã xói mòn đến độ ít quốc gia nào sẵn sàng theo sau họ. Liệu bạn có đi theo sau một lãnh đạo mà khẩu hiệu của ông ta là “Tôi là trên hết”?
 
Khoảng trống mà Hoa Kỳ để lại chưa khỏa lấp. Ngược lại thì đúng hơn. Tâm thế bài ngoại, biệt lập và bất tín giờ là điển hình của hệ thống quốc tế. Thiếu vắng niềm tin và sự đoàn kết toàn cầu, ta sẽ không thể chấm dứt dịch bệnh virus corona, và chúng ta có thể sẽ còn thấy nhiều dịch bệnh thế này trong tương lai. Nhưng mỗi khủng hoảng cũng là một cơ hội. Mong rằng dịch bệnh hiện nay sẽ giúp nhân loại nhận ra mối nguy cơ nghiêm trọng do sự bất hợp tác toàn cầu gây nên. 
 
Lấy một ví dụ nổi bật, dịch bệnh có thể là cơ hội vàng cho Liên minh châu Âu (EU), lấy lại sự ủng hộ đã mất từ quần chúng trong những năm gần đây. Nếu những thành viên may mắn hơn trong EU nhanh chóng và hào phóng gửi tiền, trang bị và nhân viên y tế đến giúp những thành viên bị ảnh hưởng nặng nề, điều này sẽ minh chứng cho sự xứng đáng của lý tưởng EU hơn bất cứ bài diễn thuyết nào. Nếu, ngược lại mỗi quốc gia bị để mặc trong tình thế thân ai nấy lo, thì đại dịch này sẽ có thể là tiếng chuông cảnh báo cho Liên minh. 
 
Trong thời điểm khủng hoảng này, điều quan trọng nhất là nhân loại phải tự mình phấn đấu vươn lên. Nếu trận dịch gây ra them bất hòa và bất tín giữa con người, virus sẽ thắng to. Khi con người tranh cãi – virus cứ thế mà nhân bội. Ngược lại, nếu dịch bệnh mang lại sự cộng tác toàn cầu khắn khít keo sơn hơn, đó sẽ là chiến thắng không chỉ trước virus corona, mà còn trước tất cả những mầm bệnh tương lai. 
 
Nguyên tác: Thiền giả Yuval Noah Harari 
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: The Time)
 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2019(Xem: 7069)
Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ". Lẽ ra câu nói trên đây chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm phu như chúng ta nữa đó . Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .
26/09/2019(Xem: 14879)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
12/09/2019(Xem: 6710)
HT Thích Nhất Hạnh trong phần đầu của TRÁI TIM CỦA BỤT có dạy : " Mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ mọi hạt giống, có những hạt giống trung thành và cũng có những hạt giống phản bội . Những hạt giống này phải được tu tập, tưới tẩm cho những cái ác không còn môi trường phát triển thì ta mới có sự chuyển hoá và giúp ích cho mọi người " Và nếu như Ngài đã dạy cách nghe một bài pháp thoại là Hãy khoan dùng Trí năng phân biệt của mình để nghe mà phải để cho mặt đất Tâm của mình mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần thì phải chăng thưởng thức âm nhạc cũng vậy ( tuy nhiên bản nhạc bắt buộc nằm đúng trong hướng đi của mình đã chọn chứ không phải bất cứ loại âm nhạc nào )
07/09/2019(Xem: 5950)
Không biết vận mệnh tôi luôn phải sống trong cảnh mà người ta gọi là " một kiểng hai quê " không ? Dù tôi không muốn thế nhưng từ bốn năm nay từ khi con trai cả tôi do nhu cầu nghề nghiệp phải sống luôn tại Sydney và mua được một ngôi nhà có đất thật rộng để cất thêm cho tôi một gian nhà nhỏ mà tôi xem đó như một nơi đi về trốn mùa đông thật lạnh của Melbourne hay là nơi trú ẩn cuối cùng trong những ngày tuổi già tàn tạ chờ vào nhà dưỡng lão thì nhiều người bạn nửa như trách khéo nửa như khuyên bảo rằng ...chính tôi đã tự tạo cho mình thêm mối ràng buộc vì phải đi đi về về mỗi năm ba bốn lần ...
03/09/2019(Xem: 6823)
Ngày cuối tuần tôi thường rất thư giản vì không phải tuân vào kỷ luật của riêng mình ( phải thi hành đúng chương trình đã thiết lập ) giở lại chồng CD cũ, vô tình được nghe lại bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy thật hay " Một bàn tay " do Duy Quang hát ( người con cả của Ông cũng đã qua đời trước Ông ) rồi lại nghe tiếp Duy Khánh với " Những bàn chân " lòng tôi chợt chùng xuống và thương cảm cho thân phận con người ....và chợt nhận ra đôi khi mình thật ích kỷ để ban tặng một lời khen , một lời cám ơn đến những người đã mang nghệ thuật âm nhạc giúp ta thư giản... giải trí quên hết đi những bận rộn ưu tư của cuộc đời ....
01/09/2019(Xem: 6819)
Tôi cảm ơn những người tổ chức tạo cơ hội để nói chuyện và chia sẻ với mọi người, đặc biệt với giới trẻ. Tôi cũng cảm ơn chính tôi, đặc biệt là thân thể tôi. Một vài ngày qua, tôi có vấn đề với cuống họng của tôi, vì thế tôi phải uống thuốc, nhưng rủi ro thay tôi uống quá liều và nó trở nên trầm trọng. Tôi đã ngủ mười tiếng đồng hồ vào buổi tối và tôi cảm thấy rất khỏe khoắn hôm nay.
30/08/2019(Xem: 7399)
Gần đây không hiểu sao tôi lại rất thích thú khi đọc được trên trang mạng những đề tài như LÃO GIẢ AN CHI ( Già có được an không ? ) . Có lẽ đã đến lúc không còn mơ mộng viễn vông rằng không ai có thể đi ngược lại với dòng chảy của thời gian và đến một lúc nào đó chúng ta cần phải ý thức được về vị thế của mình khi về già nếu như chưa có được " một chút tài sản thế gian lẫn tài sản tâm linh" nghĩa là vào lúc về hưu rồi phải làm sao có được nơi trú ẩn thuận tiện , không nợ nần và còn có thêm một chút vật chất phòng khi giao tế và hành thiện tu bồi phước và có cơ hội tu tập những đạo lý hầu làm tư lương khi trở về một nơi nào đó ...sau khi xả bỏ thân phàm phu này . Vì chỉ có Huệ ta mới có thể làm Phước được, nhưng nếu để Huệ mãi còn non kém mà không chịu tu tập thêm thì sẽ một ngày nào đó , ta xài hết Phước rồi thì vẫn mãi ở trong sinh tử luân hồi ....
23/08/2019(Xem: 7350)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối.
23/08/2019(Xem: 6062)
Huyền thoại thường nghe: tu thiền dễ bệnh khùng khùng điên điên. Sự thực: y khoa Hoa Kỳ từ nhiều thập niên đưa ra các cuộc nghiên cứu chứng tỏ lợi ích của thiền tập. Sự thực nữa: trong hàng chục triệu người khùng khùng điên điên trên khắp thế giới, đại đa số không biết gì về Phật giáo. Thêm sự thực nữa: Phật giáo gần với khoa học hơn bao giờ hết, trong khi hầu hết các tôn giáo khác đều hoang tưởng với các tín lý vô căn cứ… và hoang tưởng là một dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt.
22/08/2019(Xem: 10599)
Vứt 1 cục PIN bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m đất trong 50 năm Những vật dụng hoạt động bằng pin chắc hẳn gia đình nào cũng có như điện thoại, remote điều khiển, đồng hồ... Vậy có ai biết được tác hại khi vứt PIN không đúng chỗ sẽ có tai hại ra sao? Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây để biết PIN là gì và có tác động gì đến môi trường, con người khi bị vứt bừa bãi nhé!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]