Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tường Thuật Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32-2021 Phần I

16/07/202117:39(Xem: 5019)
Tường Thuật Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32-2021 Phần I

Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32-2021
Tường Thuật
Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ 32-2021 Phần I Của Cuối Tuần
Ngày 09, 10 và 11 Tháng 07 Năm 2021

          Lúc 20g00 thứ sáu ngày 09 tháng bảy năm 2021, qua hệ thống ZOOM ID 851 1143 6161, đã diễn ra buổi Khai Mạc Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 32-2021. Một buổi Lễ Khai Mạc đi vào lịch sử và hy vọng về sau không có Lễ Khai Mạc trong hoàn cảnh như thế nữa. Vì trải qua 31 khoá tu học, từ thuở phôi thai cho đến thành hình, từ lúc nhân sự rời rạc cho đến lúc kiện toàn nhân sự, từ lúc còn non yếu cho đến lúc trưởng thành vững chắc, từ con số vài chục một trăm lên đến con số ngàn ngoài, v.v… Đặc biệt 31 năm trở lại đây, ngày Khai Mạc Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu lúc nào cũng trịnh trọng trang  nghiêm. Một ban nghi lễ gồm có chư Tăng và Phật Tử, nào là khánh chung, khay lễ, hoa đèn, bê tích lộng, đi trước hai bên cung nghinh chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni quang lâm Chánh Điện Đạo Tràng Khoá Tu Học, hoà lẫn chuông trống bát nhã trầm hùng vang rền khắp không gian, hương trầm khói toả thơm ngào ngạt, tạo thành một khung cảnh trang nghiêm linh thiêng, đã nhiếp tất cả tâm hồn những người con Phật thành kính đang hướng tâm về Phật Pháp nhiệm mầu khai mở trí tuệ. Trên chư Tăng Ni trang nghiêm pháp phục với y vàng rực rỡ hoà lẫn ánh hào quang chư Phật Bồ Tát chiếu toả mười phương, dưới hàng con Phật tại gia Bồ Tát với hậu lam y nâu và tràng lam ngũ giới thập thiện, thẳng hàng ngang dọc. Một hàng rào danh dự bởi trang phục Áo Lam Gia Đình Phật Tử Việt Nam Âu Châu… Nhưng buổi Lễ Khai Mạc Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 32-2021 này, không có những hình ảnh như trên, chỉ thấy mặt nhau qua những màn ảnh lớn nhỏ của tự thân mỗi người. Tuy vậy, thiết nghĩ rằng trong tâm mỗi người hiện diện nơi Đạo Tràng trong ZOOM đều có những cảm xúc khác nhau về buổi Khai Mạc cho Khoá Tu Học kỳ 32-2021. Ngoài chư Tăng Ni ra, thì những người con Phật tại gia hiện hữu trong ấy, có thể nói là những người con Phật thuần thành tín tâm, hâm mộ học Pháp và chân thành phụng sự Tam Bảo.

    Quang lâm đạo tràng Zoom đồng Chứng Minh ban đạo từ :
      Hoà Thượng đạo hiệu Thích Tánh Thiệt đệ nhất Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, viện chủ chùa Thiện Minh tại thành phố Lyon - Pháp quốc.

       Hoà Thượng đạo hiệu Thích Như Điển đệ nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội 
Phật Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, phương trượng Tổ Đình Viên Giác tại thành phố Hannover - Đức quốc.

        Chư tôn đức Tăng Ni gồm có :

        Hoà Thượng Thích Tâm Huệ - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục - trụ trì chùa Trúc Lâm thành phố Malmø - Thuỵ Điển.
        Thượng Toạ Thích Giác Thanh - Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tăng Sự - trụ trì chùa Quảng Hương tại thành phố Århus - Vương Quốc Đan Mạch.
        Thượng Toạ Thích Thông Trí - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên-GĐPTVN - trụ trì chùa Quảng Đức tại thành phố Toulouse - Pháp quốc và chùa Tuệ Giác tại Bỉ quốc.
        Thượng Toạ Thích Nguyên Lộc - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông Văn Hoá - trụ trì chùa Vạn Hạnh tại thành phố Nantes - Pháp quốc.
        Thượng Tọa Thích Hoằng Khai-Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu - Na Uy.
        Thượng Toạ Thích Quảng Đạo - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Từ Thiện - Xã Hội - trụ trì chùa Khánh Anh tại Evry-Courcouronnes, thủ đô Paris - Pháp quốc.
        Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp - trụ trì Tu Viện Vô Lượng Thọ.
        Thượng Toạ Thích Tịnh Phước - Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Giáo Dục - trụ trì chùa Phật Quang tại thành phố Gøteborg và tu viện Vô Lượng Quang tại thành phố Kamar - Thuỵ Điển.
        Thượng Toạ Thích Hạnh Bảo - Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Cư Sĩ - trụ trì chùa Liên Tâm tại thành phố Turuku - Phần Lan.
        Thượng Toạ Thích Pháp Trú - Phụ Tá Tổng Vụ Giáo Dục - trụ trì chùa Liễu Quán tại thủ đô Copenhagen - Vương Quốc Đan Mạch.
        Thượng Toạ Thích Như Tú - trụ trì chùa Viên Minh tại thành phố Nebikon - Thuỵ Sĩ.
        Thượng Toạ Thích Quảng Viên - trụ trì chùa Phật Quang - Pháp quốc.
        Thượng Toạ Thích Hạnh Hoà - Uỷ Viên Hoằng Pháp- trụ trì chùa Viên Âm tại thành phố Nuernberg - Đức quốc.
        Thượng Toạ Thích Viên Giác - Uỷ Viên Hoằng Pháp - trụ trì chùa Đôn Hậu tại thành phố Trondheim - Vương quốc Na Uy.
        Đại Đức Thích Hạnh Luận - chùa Viên Giác - Hannover - Đức quốc.
        Đại Đức Thích Hạnh Giới - Phó Tổng Thư Ký HĐĐH - trụ trì Trung Tâm Tu Học Viên Lạc tại thành phố Varel - Đức quốc.
        Ni Sư Thích nữ Diệu Trạm - Phụ Tá Ni Bộ Bắc Tông- trụ trì Tổ Đình Khánh Anh - Bagneux - Pháp quốc.

       Chắc chắn là còn nhiều chư tôn đức nhưng qua màn ảnh nhỏ không thể thấy hết được các vị 
Tăng Ni hiện hữu trong ZOOM.
       Có sự hiện diện của quý anh chị trong Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Âu Châu và cũng là thành viên trong ban tổ chức khoá tu học với vai trò chịu trách nhiệm kỹ thuật và trang nghiêm đạo tràng qua hệ thống ZOOM.
       Học viên với nhiều thành phần nhân sĩ trí thức, vai trò chủ yếu trong các ban trị sự Chi hội Phật Giáo tại các quốc gia địa phương và bà con Phật Tử đang an trú trên khắp thế giới, chỉ tiếc rằng múi giờ các châu lục bị chênh lệch, nếu không thì rất đông Phật Tử hiện diện.
       Qua màn ảnh nhỏ, nhận thấy chư tôn đức tăng ni với hậu vàng uy nghiêm, GĐPT với đồng phục lam hiền, quý cư sĩ thì tràng lam rất trang trọng và dường như phía trên sau lưng của mỗi người con Phật được bảo bọc bởi hình ảnh của chư Phật Bồ Tát.

       Thượng Toạ Thích Hạnh Tấn Tổng Vụ Trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp trong vai trò Trưởng Ban Tổ Chức tuyên đọc Diễn Văn Khai Mạc ngắn gọn súc tích ý nghĩa đầy đủ trong bối cảnh Covid-19 và tuyên bố Khai Mạc cho Khoá Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ 32-2021. Và sau Diễn Văn Khai Mạc là lời Đạo Từ của Hoà Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành, Ngài thăm hỏi Tăng Ni Phật Tử tại Âu Châu sau hơn một năm đại dịch Covid-19 và khuyến tấn bốn chúng tinh tấn tu học góp phần cầu nguyện cho dịch bệnh sớm tiêu trừ. Đồng thời khuyên học viên Phật Tử tinh cần học Pháp của kỳ 32 trong hiện trạng đặc biệt của toàn cầu.
      Sau lời Đạo Từ của Hoà Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch là phần hồi hướng kết thúc lễ Khai Mạc và cũng là giờ học đầu tiên của Khoá Tu Học Kỳ 32-2021. Khoá học năm nay Tổng Vụ Hoằng Pháp chia ra 5 lớp, gồm có 3 lớp một dành cho các em thiếu niên sanh trưởng và lớn lên tại Âu Châu, do vậy 3 lớp với 3 thứ ngôn ngữ khác nhau là Anh, Pháp và Đức. Lớp 2 dành cho học viên bắt đầu học Phật và lớp 3 thuộc về Phật Pháp chuyên môn qua Kinh Luận. Buổi đầu tiên lớp 3 được sự hướng của Hoà Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành với chủ đề “Trung Ấm Thân” với gần 180 máy vi tính được nối kết và sau nhiều máy có hai vị ba vị, thậm chí như chùa Khánh Anh Evry-Courcouronnes đã tổ chức tu Bát Quan Trai cho 19 cư sĩ Phật Tử về tu tập và nghe pháplớp 2 do Hoà Thượng Thích Tâm Huệ - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Giáo Dục hướng dẫn với đề tài “Tịnh Độ” được kết nối với 60 máy vi tính và càng nhiều cư sĩ hơn.

         Sáng thứ bảy, ngày 10/07/2021 từ 9giờ30 đến 11giờ00:
        Lớp 3 do Hoà Thượng Thích Tâm Huệ hướng dẫn với đề tài “Du Già Sư Địa Luận” có 135 máy vi tính kết nối nhưng con số học viên tham dự có lẽ lên đến gần 200 vị. Hoà Thượng đã xiển dương Đại Thừa và dẫn học viên đi vào sự hâm mộ pháp “Du Già Sư Địa” qua sự kiện học pháp của ngài Vô Trước với Bồ Tát Di Lặc và Hoà Thượng cũng đã giới thiệu 17 địa của luận với các vị cư sĩ.

        Lớp 2 do Thượng Toạ Thích Thông Trí - Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên và GĐPT hướng dẫn có 69 máy được kết nối với đề tài “sám hối thế nào để tội diệt phước sanh”Thượng toạ đã khéo léo khai mở tâm thức của những vị cư sĩ và hướng dẫn các vị qua những
phương pháp sám hối để tẩy trừ nghiệp báo.

        Chiều thứ bảy cùng ngày từ 16giờ00 đến 17giờ30 :
         Lớp 3 do Thượng Toạ Giác Thanh - Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Tăng Sự- trình bày về đề tài “Niềm Tin bị huỷ diệt”, khi chúng ta chỉ biết tin vào những đấng thần linh và những mong cầu của chúng ta không được thoả mãn thì chúng ta sẽ không tin nữa, vì vậy chỉ có tin nơi Pháp Phật mới là đúng. Giờ này của Thượng Toạ có 106 máy vi tính kết nối.

         Lớp 2 được sự hướng dẫn của Thượng toạ Thích Quảng Viên với 56 máy được nối kết về đề tài “Kinh Vị Tằng Hữu Pháp” thuộc Trung A Hàm. Thời pháp của thầy được trình bày qua ZOOM đồng thời trước 19 vị Phật tử đang tu Bát Quan Trai tại chùa Khánh Anh Evry- Courcouronnes - Pháp.

        Tối thứ bảy từ 20giờ00 đến 21giờ30 :
        Có lẽ nhiều vị xong công việc gia đình và quán xá hơn nên có 170 máy vi tính kết nối vào giờ giảng lớp 3 của Thượng toạ Thích Hoằng Khai - Tổng Thư Ký của Ban Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu - với đề tài về “Y Báo - Chánh Báo”. Và Thượng Toạ đã giới thiệu bài viết của ÔN Già Lam Đại Lão Hoà Thượng Thích Trí Thủ với thính chúng.

        Lớp 2 của Thượng Toạ Thích Thông Trí60 máy vi tính nối kết. Thượng Toạ đã phân tích thiệt hơn, đúng pháp và phi pháp của việc “Xuất gia và thọ giới ngắn hạn” qua dẫn chứng từ luật tạng và các hành xứ của Phật Giáo Đại Thừa.

        Sáng chủ nhật, ngày 11/07/2021 từ 9giờ30 đến 11giờ00 :
        Có lẽ do tình trạng ngủ dậy trễ, nên số học viên nối máy của lớp 3 chỉ đến 124 học viênHướng dẫn lớp này là Thượng Toạ Thích Pháp Trú - Phụ Tá Tổng Vụ Giáo Dục- với đề tài Tam Giải Thoát Môn” nói về tinh thần hành đạo Đại Thừa của chư Đại Bồ Tát cấp Đẳng Giác là những Bồ Tát đã thấu suốt Ngã Pháp đều Không, thì mới xuyên qua ba cánh cửa giải thoát đó là; Không Môn, Vô Tướng Môn, Vô Tác (vô nguyện) Môn,… nhưng rất tiếc thời gian quá ngắn, khiến cho có vị học viên than riêng “thầy còn chưa đi sâu hơn về vô tác được nữa !!!”.

        72 máy đã nối kết với lớp 2 do Thượng Toạ Thích Hoằng Khai giảng về “Kinh Thuỷ Tịnh Phạm Chí” trong kinh Trung A Hàm. Thượng Toạ đã so sánh hai nền tảng Đại Thừa và Tiểu Thừa cũng như phân tích ý nghĩa chính của kinh về tâm uế trược. Thời gian cũng không đủ nên Thượng Toạ quyết định sẽ trình bày sâu hơn trong giờ sau vào chiều chủ nhật tuần tới.

        Chiều chủ nhật, ngày 11/07/2021 16giờ00 đến 17giờ30 :
        Thật bất ngờ khi có 158 máy đã nối kết với phòng Zoom lớp 3 để nghe Thượng Toạ Thích Hạnh Hoà - trụ trì chùa Viên Âm - giảng về đề tài “Diệt Tội”. Với đề tài ngắn gọn nhưng thầy đã đưa học viên vào biển trí của Tổ Huệ Năng qua phẩm thứ 6 của Pháp Bảo Đàn Kinh làm bao học viên hiểu ra rằng “bổn lai vô nhất vật, hà xứ tội tòng sanh”.

        Lớp 2 được Thượng Toạ Thích Giác Thanh hướng dẫn đề tài “Biết Rồi Đừng Thêm” có 50 máy nối kết. Học viên đã được Thượng Toạ khích lệ tâm tri túc với nhiều dẫn chứng gần với đời sống hiện thực nhưng mang đầy trí tuệ Phật pháp.

        Còn về phần các lớp 1 sở dĩ không trình bày chi tiết, vì thật ra các em mặc dù học qua ba ngôn ngữ Anh, Pháp và Đức khác nhau, nhưng chung quy cũng là một đề tài đó là “Đối mặt và giải quyết khó khăn - làm thế nào mà chúng ta có thể tự vượt qua trong những giai đoạn ngặt nghèo”. Các vị giảng sư gồm Thượng Toạ Thích Viên Giác, Thượng Toạ Thích Quảng Viên, Đại Đức Thích Hạnh Giới, Đại Đức Thích Huệ Ngộ, Đại Đức Thích Huệ Nghi, Đại Đức Thích Hạnh Bổn, Đại Đức Thích Nguyên Phẩm và Sư Cô Thích nữ Chân Đàn (đúng ra còn có Đại Đức Thích Thông Trì nữa, nhưng vào giờ chót thầy đã bị bệnh đưa vào cấp cứu, nên giờ của Thầy đã được các vị khác thay thế). Trong cuối tuần vừa qua, các phần như sau đã được trình bày theo thứ tự qua những chủ đề :“Khổ và Vô thường”, “Sự thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc và niềm hưng phấn”, “Thể dục và Ẩm thực”, “Bằng hữu” và “Xác định giá trị tự thân, niềm tự tin” và các vị giảng sư của 3 lớp 1 đã cố gắng vận dụng ngôn ngữ, từ vựng dễ hiểu nhất, để dẫn các em học viên nhìn ra từng khía cạnh của các đề tài như trên. Từng chút một học viên thăm dò từ lý thuyết đến thực hành những khía cạnh trên và thảo luận về những điều được các giảng sư trình bày. Rất tiếc là trong 15 tháng hơn của đại dịch các em trẻ đã phải tham dự trường lớp qua mạng, nên sự nhiệt tình với việc học pháp Online bị dập tắt rất nhiều. Lớp tiếng Anh ít tham dự viên nhất, chỉ có khoảng 15 máy vi tính nối kết trong khi lớp tiếng Pháp có đến 36 máy nối kết vào lúc cao điểm nhất.

        Danh sách tính tới 19:30 giờ ngày thứ Hai, 12.07.2021, thì số học viên ghi danh cho đến 
hiện tại là 490 vị, trong đó 203 vị ghi danh cho lớp 3, 140 vị ghi danh cho lớp 2 113 vị cho lớp 1, ngoài ra là những vị tu sĩ ghi danh để dự những đề tài mà mình muốn nghe thêm. Các học viên ghi danh từ 21 quốc gia khác nhau, trong đó em trẻ nhất chỉ có 12 tuổi sống ở Đứcvị lớn tuổi nhất 93 sống ở Pháp.

        Những sự kiện như trên đã diễn ra trong 3 ngày đầu tiên của Khoá Tu Học Phật Pháp 
Âu Châu Kỳ 32-2021. Và chúng ta còn sự hứa hẹn của 3 ngày của cuối tuần kế tiếp là ngày 16, 17 và 18 tháng 07 năm 2021.

Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn tường thuật
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
        Học Pháp cần đi đôi với thực hành, vì vậy mong rằng quý vị học viên hay thiện nam tín nữ muốn khởi niệm cúng dường giảng sư để tích tụ công đức cho bản thân trên con đường học và tu Phật.
         Mọi sự cúng dường xin gởi về ngân hàng sau đây :

          Phiếu Cúng Dường Giảng Sư Khóa Tu Học trên Online
          Phật tử : ............................................................................................................................................................................
          Địa chỉ : ............................................................................................................................................................................
                              - Xin phát tâm cúng dường Giảng Sư : ..................

SOCIETE GENERALE
Association Bouddique KHANH ANHCompte N. 00037286099.
- IBAN : FR76 3000 3015 7900 0372 8609995. - BIC-ADRESSE SWIFT : SOGEFRPP.
        Xin chân thành ghi nhận công đức và cầu nguyện Tam Bảo gia hộ đạo hữu cùng bửu quyến thân tâm thường an lạc và sở cầu như nguyện.
Xin liên lạc về: Chùa Khánh Anh 8 Rue François Mauriac 91000 Evry-Courcouronnes France. Tél: +33.7.70.07.33.99. Mail: [email protected]



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2021(Xem: 7662)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4800)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6239)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5374)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12235)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5445)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
15/05/2021(Xem: 5017)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5171)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4522)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4199)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]